Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Uy tín, vị thế "kép", tương hỗ giữa lực lượng Quản lý thị trường với ngành Công Thương

“Quản lý thị trường khẳng định được uy tín, vị thế của mình thì sẽ khẳng định được uy tín, vị thế của ngành Công Thương tốt hơn và ngược lại" - đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến sáng 21/01/2022.

Lực lượng QLTT: Chủ động đổi mới trong khó khăn

Năm 2021 tiếp tục là một năm khá bận rộn với lực lượng QLTT khi vừa góp phần xây dựng thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, đây cũng là năm QLTT đã nỗ lực hết mình, đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát; áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực thi công vụ…

Uy tín, vị thế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện Cục QLTT các địa phương và một số cơ quan liên quan tham dự Hội nghị

Ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT – nhận định, đây là 1 năm đầy khó khăn đối với lực lượng, tuy nhiên, với những nỗ lực, trong năm 2021, lực lượng đã ghi nhiều ấu ấn trong các nhiệm vụ cả chuyên môn và nhiệm vụ mang yếu tố chính trị.

Báo cáo của Tổng cục QLTT cũng cho biết, năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng lực lượng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, nhiều vụ việc lớn, phức tạp đã được lực lượng QLTT và lực lượng Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm.

Điển hình như vụ tấn công, triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Dior tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng; vụ tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh; vụ việc 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng để điều tra…

Tính chung cả năm 2021, lực lượng QLTT cả nước phát hiện xử lý 41.375 vụ vi phạm; ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong cao điểm dịch bệnh.

Qua số tiền xử phạt vi phạm hành chính cho thấy rõ các hành vi/lĩnh vực vi phạm luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường”- báo cáo của Tổng cục QLTT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần khẳng định vị thế, để nâng cao uy tín của ngành
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Ngoài ra, lực lượng cũng ngăn chặn thành công nhiều vụ kinh doanh, vận chuyển các mặt hàng phòng chống dịch như thuốc chữa Covid, khẩu trang, nước sát khuẩn, máy thở oxy… không đảm bảo chất lượng. Đây là những nỗ lực không nhỏ của toàn lực lượng QLTT trong điều kiện Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, năm 2021, lực lượng cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng lực lượng QLTT chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong bối cảnh mới. Đến nay, 100% công chức QLTT được trang bị máy tính; 100% máy tính của các đơn vị kết nối Internet đường truyền tốc độ cao, 100% cơ quan thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý văn bản đi, văn bản đến trên phần mềm eDMS và kết nối liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia… Đặc biệt, việc triển khai Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS sẽ làm thay đổi căn bản công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính.

Uy tín, vị thế
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT - phát biểu

Cũng trong năm 2021, Tổng cục QLTT đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở chuyên ngành đào tạo đầu tiên về lĩnh vực QLTT cho 50 sinh viên. Đó là nỗ lực rấy lớn của lãnh đạo 2 bên sau 3 năm nghiên cứu, lên giáo trình và kế hoạch giảng dạy. Đây cũng là lần đầu tiên sau 64 năm hình thành và phát triển, lực lượng có một trường Đại học đào tạo chính quy, bài bản và chuyên sâu.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong 2021 đó là việc Tổng cục QLTT được cấp phép thành lập Tạp chí QLTT (bản in và bản điện tử). Đây cũng là lần đầu tiên sau 64 năm, lực lượng có một cơ quan báo chí chính thống để tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương và lực lượng QLTT.

Mặt khác, 2021 cũng là năm đầu tiên sau 3 năm chuyển đổi mô hình ngành dọc, Tổng cục khai trương Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, lực lượng QLTT cũng ghi dấu ấn trong các nhiệm vụ mang yếu tố chính trị, như tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác hỗ trợ lưu thông và tiêu thụ nông sản mùa vụ cho bà con nông dân.

Cần sự tích cực thực sự để xứng đáng lực lượng chủ công

Tại Hội nghị, đại diện thành viên Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương (Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế…) và Cục QLTT tại địa phương: Lạng Sơn, Thanh Hoá, Gia Lai, Tiền Giang, Khánh Hoà… đã tham luận về một số tồn tại, hạn chế của lực lượng QLTT, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi công vụ tại các địa phương; từ đó, thảo luận về nguyên nhân, hướng khắc phục trong thời gian tới.

Theo đó, các ý kiến của thành viên Ban chỉ đạo 389 Bộ đã đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Tổng cục với các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các vụ việc liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, thương mại điện tử, thị trường trong nước… đều được phối hợp xử lý.

Đánh giá cao lực lượng QLTT trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, mặc dù năm 2021 với đợt giãn cách dài ngày tại các địa phương, hạn chế tác nghiệp, nghiệp vụ, song lực lượng QLTT vẫn nỗ lực đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh và kiểm tra, kiểm soát thị trường và là 1 trong những lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần khẳng định vị thế, để nâng cao uy tín của ngành
Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá cao những kết quả đạt được của Tổng Cục QLTT trong năm 2021

Đặc biệt, lực lượng QLTT cũng bước đầu chính quy, hiện đại, đã bắt đầu triển khai mạnh ấn chỉ điện tử và thay đổi trang phục. Việc thay đổi trang phục chính là thay đổi cả bộ mặt của Tổng cục. Lãnh đạo Bộ rất kỳ vọng từ sự thay đổi trang phục này, với mong muốn hình ảnh của QLTT trong con mắt người dân, Chính phủ sẽ đẹp hơn”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh và cho rằng, để tiến tới con đường chính quy, hiện đại đòi hỏi cán bộ, công chức QLTT cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Bởi hiện nay, số vụ vi phạm vẫn còn nhỏ so với số vụ cần xử lý. Nếu “xộc” vào bất kỳ cửa hàng nào hay gõ hàng “fake 1,2” trên sàn thương mại điện tử mà vẫn còn hàng fake, thì đây chính thách thức rất lớn đối với QLTT.

Đề cập đến “nỗi đau” của toàn lực lượng QLTT khi đã có người bị kỷ luật, thậm chí có người bị khởi tố, tạm giam, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, cần loại biên những đối tượng coi nhờn pháp luật. Muốn thay đổi hình ảnh của lực lượng QLTT không được phép xảy ra các vi phạm trên. Điều này, lực lượng QLTT cần có những buổi sinh hoạt chính trị từ cơ quan Tổng cục đến Cục địa phương, đẩy mạnh đoàn kết nội bộ...

“Tất cả vụ việc, đơn đề cập phải kiểm tra, nếu đúng sự việc là phải xử lý. Cần làm mạnh hơn vấn đề này để giữ gìn đoàn kết lực lượng”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng yêu cầu Tổng cục QLTT cần chủ động hơn trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm tổ chức, cán bộ. Đối với nhiệm vụ chuyên môn, cần tiếp tục cụ thể hóa bằng các quy chế phối hợp với các lực lượng như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, công an, kể cả cảnh sát giao thông…. để các lực lượng QLTT tác nghiệp dễ dàng.

“Năm 2022 kỷ niệm 65 năm thành lập lực lượng QLTT, điều này đòi hỏi lực lượng cần có sự tích cực thực sự, để xứng đáng lực lượng chủ công và những kỳ vọng của Bộ Công Thương”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

Uy tín, vị thế

Bộ trưởng giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho lực lượng QLTT

Nhắc lại những kết quả nổi bật của QLTT năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tinh thần cán bộ làm việc đã có chuyển biến, tích cực hơn. Việc khen thưởng, động viên đã kịp thời, tương đối khách quan. Năm 2021, Tổng cục tiếp tục tấn công, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lớn, phức tạp; phối hợp khá tốt với các lực lượng chức năng xử lý các vụ việc có dấu hiệu phạm tội… “Những chiến công của lực lượng QLTT đã góp phần bảo đảm các hoạt động thương mại diễn ra bình thường, ngay cả trong bối cảnh giãn cách do đại dịch, lực lượng đóng góp vai trò khá rõ trong tiêu thụ nông sản tới vụ, thương mại điện tử bước đầu khá lành mạnh, hiệu quả” - Bộ trưởng biểu dương.

Song, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của lực lượng trong năm qua. Thứ nhất, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ về nghiệp vụ, tư tưởng, phẩm chất và đạo đức công vụ cho cán bộ công chức và người lao động chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc xử lý sai phạm ở một số nơi chưa nghiêm túc. Hai là, công tác đấu tranh, phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả chưa cao (số vụ việc được phát hiện so với số vi phạm còn rất nhỏ). Công tác kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ của ngành còn hạn chế. Ba là, còn nhiều vấn đề, vụ việc tồn đọng phức tạp nhưng chưa được giải quyết. Nguyên nhân của những tồn tại đó, theo Bộ trưởng, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, quan trọng là việc quán triệt các chủ trương, nguyên tắc, quy định chưa nghiêm túc, sâu sắc. Kiểm tra, giám sát, chế tài xử lý chưa hiệu quả, vẫn còn nể nang, né tránh. Tính nêu gương của lãnh đạo, người đứng đầu một số nơi chưa rõ. Ngoài ra, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ chưa tốt. Tổ chức bộ máy ở nhiều nơi chưa hoàn thiện.

Từ những tồn tại của QLTT, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, bối cảnh năm 2022 và những năm tới sẽ ngày càng nhiều FTA thực thi, nên các hoạt động thương mại, giao thương sẽ diễn ra ngày càng sôi động, phức tạp. Tình trạng buôn lậu hàng giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi. Thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, nên QLTT phải tham mưu để có quy định, chế tài xử lý khi có tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bộ trưởng chỉ đạo, năm 2022, lực lượng QLTT kiện toàn, sắp xếp bộ máy ở các Cục QLTT địa phương. “Không làm ạt nhưng sẽ làm thí điểm ở một số đơn vị để xem việc chuyển động có tốt lên không, qua đó chấn chỉnh đội ngũ cán bộ” - Bộ trưởng yêu cầu.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giao 5 nhiệm vụ đối với lực lượng QLTT trong năm 2022. Một là, thường xuyên phổ biến, quán triệt thật sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước) và Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp); quán triệt và thực hiện nghiêm: Chỉ thị 04 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (về tiếp tục chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương, đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong công tác quản lý cán bộ công chức) và Chỉ thị 13 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (về tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng QLTT).

Hai là, tập trung nắm bắt thực tiễn tình hình, rà soát các quy định hiện có để tiếp tục tham mưu cho cấp có thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để bảo đảm cho công tác QLTT thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trước mắt, tập trung tổng kết 5 năm thi hành pháp lệnh QLTT; đánh giá kết quả hoạt động sau 5 năm thực hiện mô hình Tổng cục QLTT… để tham mưu cho Bộ và Chính phủ có những chủ trương, chính sách phù hợp.

Ba là, chú trọng giáo dục về đạo đức và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đạo đức cán bộ; tăng cường thanh tra, kiểm tra (thường xuyên và đột xuất) hoạt động của cán bộ, nhất là đội ngũ trực tiếp xử lý nghiệp vụ và tiếp xúc thường xuyên với người dân và doanh nghiệp. Xốc lại kỷ cương, nguyên tắc trong chỉ đạo, điều hành, ý thức chấp hành trong toàn lực lượng, đặc biệt xử lý nghiêm các sai phạm để răn đe. “Phải sốc lại kỷ cương nghiệp vụ của ngành. Việc xử lý sai phạm không có vùng cấm. Làm nghiêm thì mới có lực lượng hùng mạnh, có được niềm tin của nhân dân” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, phát huy vai trò người đứng đầu đơn vị trong thực thi công vụ. “Người đứng đầu trong từng đơn vị phải là người chịu trách nhiệm toàn diện trong đơn vị mình. Phân cấp quyền phải gắn với trách nhiệm”. Bộ trưởng cũng lưu ý, lực lượng QLTT cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ của toàn lực lượng… để nâng cao hiệu suất công tác.

Bốn là, phối hợp thật tốt với các lực lượng khác đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra niêm yết giá, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong thời gian lễ, tết, dịch bệnh…

Năm là, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về hoạt động của ngành (nhất là việc cung cấp thông tin cho báo chí), qua đó tăng cường cơ chế giám sát, tiếp nhận phản biện xã hội đối với hoạt động của ngành… để tiếp tục hoàn thiện và hoàn thiện hơn chức năng nhiệm vụ của mình.

“QLTT mà khẳng định được uy tín, vị thế của mình thì sẽ khẳng định được uy tín, vị thế của ngành Công Thương tốt hơn và ngược lại. Thuốc đắng sẽ chữa được bệnh. Chúng ta cần nỗ lực để làm tốt hơn trong năm mới”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Thay mặt hơn 6.400 cán bộ, công chức lực lượng QLTT, ông Trần Hữu Linh khẳng định, Tổng cục sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An và các ý kiến của đại diện các đơn vị thuộc Bộ. Tổng cục trưởng cam kết, sẽ đổi mới, cải tiến, rút kinh nghiệm để đưa lực lượng ngày càng trưởng thành.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Áp thuế VAT 5% với phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Áp thuế VAT 5% với phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị giữ áp thuế VAT 5% với phân bón như dự thảo Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Kỳ họp 49 Ủy ban KTTW: Kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Đắklắk

Kỳ họp 49 Ủy ban KTTW: Kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Đắklắk

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật ông Bùi Văn Cường (nguyên Tổng Thư ký Quốc hội) và kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương chiều 29/10, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần chủ động đổi mới, làm tốt công tác tuyên giáo.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Ngày 29/10, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Phó Tổng thống thường trực, Bộ trưởng Dầu mỏ Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodriguez Gomez.

Tin cùng chuyên mục

Bà Hà Thị Nga là tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Bà Hà Thị Nga là tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

Bà Hà Thị Nga được điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Riyadh, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Riyadh, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Riyadh, bắt đầu chuyến công tác, tham dự các hoạt động tại Saudi Arabia.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Tổng thống thường trực Venezuela

Ngày 29/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Tổng thống thường trực Venezuela - bà Delcy Rodriguez Gomez đã tiến hành hội đàm chính thức.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp

Trước mô hình kinh doanh đa cấp vẫn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tăng cường công tác quản lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện 6 ưu tiên triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện 6 ưu tiên triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE

Để triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE, Thủ tướng đề nghị tăng cường 6 ưu tiên hợp tác; xác định hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột.
Kỳ họp thứ 8: Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Kỳ họp thứ 8: Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn 3 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 bao gồm: Lĩnh vực ngân hàng; y tế; thông tin và truyền thông.
Tập đoàn Mubadala muốn hợp tác với Tập đoàn Dầu khí, hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng

Tập đoàn Mubadala muốn hợp tác với Tập đoàn Dầu khí, hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng

Tập đoàn Mubadala của UAE muốn đẩy mạnh hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng truyền thống, năng lượng tái tạo.
Bộ Công an và Bộ Nội vụ UAE mở rộng hợp tác bảo đảm an ninh trong đầu tư, thương mại

Bộ Công an và Bộ Nội vụ UAE mở rộng hợp tác bảo đảm an ninh trong đầu tư, thương mại

Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ UAE thống nhất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phòng chống ma túy, an ninh, an toàn trong hoạt động đầu tư, thương mại...
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt tập thể cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt tập thể cán bộ Văn phòng Chủ tịch nước

Chiều 29/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 29/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ.
Quỹ đầu tư 830 tỷ USD của UAE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Quỹ đầu tư 830 tỷ USD của UAE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Quỹ Đầu tư quốc gia Abu Dhabi nhất trí sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UAE xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UAE xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn của UAE hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam.
Đánh thuế 5% có làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường?

Đánh thuế 5% có làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường?

Có ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành vì lo ngại khi đánh thuế 5% sẽ làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường.
Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1

Trong bối cảnh phải đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết và cấp bách.
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Chiều 28/10, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE CEPA đã được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp UAE đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp UAE đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng mới

Trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - UAE.
Đề nghị tuổi nghỉ hưu của cấp tướng trong quân đội là 62 tuổi

Đề nghị tuổi nghỉ hưu của cấp tướng trong quân đội là 62 tuổi

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nâng độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên để tương thích với Bộ Luật Lao động, trong đó tuổi nghỉ hưu cấp tướng là 62 tuổi.
Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Ngày 28/10, tại Abu Dhabi, trong hội đàm hẹp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

Đây là phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Luật Sĩ quan tại phiên họp toàn thể tại hội trường Kỳ họp thứ tám của Quốc hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động