Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Bên cạnh thị trường suy giảm, việc không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường khiến xuất khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ gặp khó.
Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Canada. Theo số liệu từ Tổng Cục hải quan, 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 900 triệu USD mặt hàng này vào thị trường nước sở tại.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo trong đó có mặt hàng dệt may vào địa bàn sẽ ngày một khó.

Bên cạnh nguyên nhân từ thị trường suy giảm, thách thức nữa đến từ góc độ cạnh tranh. Hàng hóa của Việt Nam đã và đang mất dần các lợi thế thuế quan do Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP mang lại bởi Canada đã và đang đẩy mạnh ký kết các hiệp định thương mại tự do với một loạt các đối tác Nam Mỹ và trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Canada-ASEAN…) Đây đều là những nước có cơ cấu mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam.

Ngành may mặc đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh đó, Canada cũng kêu gọi các doanh nghiệp hướng về khối kinh tế Nam Mỹ và hướng về các nước đồng minh (nearshoring/friendshoring) để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và đáng tin cậy. Xu hướng này đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu một số lĩnh vực chế biến, chế tạo mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có dệt may. Trong năm 2023, qua theo dõi số liệu sở tại, Canada đặc biệt đẩy mạnh nhập khẩu từ Ecuador, Argentina, Chile và Mexico. Ngoại trừ Argentina, cả Ecuador, Chile và Mexico đều có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada. Trong khối ASEAN, Canada cũng tăng cường nhập khẩu từ Philippines, Malaysia và Indonesia (dự kiến sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Canada vào cuối năm 2024).

Ngoài việc mất lợi thế về thuế quan, chi phí logistics nội địa tại Canada cao khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước láng giềng Nam Mỹ của Canada.

Việt Nam còn gặp bất lợi lớn khi không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan (GSP) tăng cường vào cuối năm 2024. Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường.

Đây là bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi các đối thủ dệt may cạnh tranh lớn của chúng ta như Bangladesh, Campuchia, Pakistan… sẽ tiếp tục hưởng GSP mà không phải chịu các ràng buộc về xã hội và môi trường; đồng thời được hưởng quy định về xuất xứ dệt may đơn giản hơn.

Thách thức nữa đến từ chính khả năng của doanh nghiệp trong nước đáp ứng với những tiêu chuẩn xuất khẩu mới, đặc biệt là các vấn đề về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bao bì, thuế chuyển dịch carbon xuyên biên giới.

Bằng các quy định mới liên quan đến việc ghi nhãn và quy định về vấn đề bao bì nhựa/hàm lượng tái chế, Canada đã bắt đầu sử dụng các rào cản kỹ thuật và môi trường để làm “nản lòng” các nhà nhập khẩu, chưa kể đến xu hướng kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng Canada với danh nghĩa giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng.

Mặc dù nhiều thách thức đã được chỉ ra cho xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, tuy nhiên ngành dệt may của Việt Nam có lợi thế lớn là cả 2 cùng là thành viên của CPTTP. Đồng nghĩa, sản phẩm dệt may của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ hiệp định này khi xuất khẩu vào Canada.

Theo Đại sứ Canada tại Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường sở tại, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về hiệp định hơn nữa, để đảm bảo tất cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều tận dụng được những lợi ích mà CPTPP mang lại.

CPTPP mở cửa cho sự gia nhập của các nền kinh tế có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của hiệp định, tuân thủ các cam kết thương mại hiện có, đạt được sự đồng thuận của các thành viên CPTPP. Vì vậy, cần hợp lý hoá các quy trình thương mại, tăng cường các dịch vụ hậu cần logistics và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Về tăng khả năng khai thác ưu đãi từ CPTPP, nhằm tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Canada, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Canada đều mong muốn có thể đàm phán hiệp định thương mại song phương, hoặc hiệp định thương mại ASEAN - Canada để hạn chế công đoạn sản xuất. Quy tắc xuất xứ trong CPTPP là quy tắc 3 công đoạn và từ sợi trở đi, nhưng cả hai phía đều mong muốn chỉ cần 2 công đoạn, nghĩa là từ vải trở đi.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng nhập khẩu

Nghề Chủ Chốt: Thấy gì từ câu chuyện khởi nghiệp của các Affiliate Creator trên TikTok Shop

Nghề Chủ Chốt: Thấy gì từ câu chuyện khởi nghiệp của các Affiliate Creator trên TikTok Shop

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn là xu hướng tất yếu

Ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn là xu hướng tất yếu

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

TikTok Shop:

TikTok Shop: 'Điểm dừng' giúp các nhà sáng tạo nội dung thỏa sức sáng tạo, khai phá tiềm năng

Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh

Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh

Livestream - Xu hướng hay sự bùng nổ của sự phát triển thương mại?

Livestream - Xu hướng hay sự bùng nổ của sự phát triển thương mại?

Phạm Thoại đồng hành và định hướng nghề nghiệp cho các creator trẻ

Phạm Thoại đồng hành và định hướng nghề nghiệp cho các creator trẻ

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Xem thêm