Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương

Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh Vĩnh Long thực hiện đề án 'Cơ cấu lại ngành Công Thương' với kinh phí hơn 12.600 tỷ đồng.
Vĩnh Long: Bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế 2,7 triệu đồng Vĩnh Long: Tạm hoãn xuất cảnh 7 người đại diện doanh nghiệp vì nợ thuế Vĩnh Long và Niigata (Nhật Bản) ký biên bản ghi nhớ hợp tác ở nhiều lĩnh vực

Tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại dịch vụ trong GRDP

Trong Quyết định 1178/QĐ – UBND của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành "Đề án Cơ cấu lại ngành Công Thương đến năm 2030", nêu rõ mục tiêu việc cơ cấu lại ngành Công Thương nhằm thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng và giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn liền với chuyển biến mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương năng động, hiệu quả và thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững.

Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương
Tỉnh Vĩnh Long về thực hiện "Đề án Cơ cấu lại ngành Công Thương đến năm 2030" (Ảnh: Báo Vĩnh Long)

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại dịch vụ trong Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Vĩnh Long: Khu vực nông nghiệp - thủy sản (khoảng 26%); công nghiệp - xây dựng (khoảng 25%); dịch vụ (khoảng 45%).

Cụ thể, mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 11,6%/năm. Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 870 triệu USD.

Giai đoạn 2026 – 2030, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%/năm. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt khoảng 22,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng bình quân đạt 11 - 12%/năm. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 đạt 1 – 1,2 tỷ USD.

Đồng thời, đề án của UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đưa các mục tiêu đột phá như ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh; cơ cấu ngành nghề hướng về công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao.

UBND tỉnh Vĩnh Long chú trọng phát triển các mô hình kinh tế tiêu dùng mới như kinh tế đêm, kinh tế du lịch, kinh tế xanh,… Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tập trung đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao…

Cơ cấu lại các lĩnh vực trong ngành Công Thương

Theo đề án của UBND tỉnh Vĩnh Long còn đề ra nhiệm vụ cụ thể của ngành Công Thương như công nghiệp thương mại, năng lượng, xuất nhập khẩu, phát triển logistics, liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể, đối với công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản và thực phẩm cần hoàn thiện mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nâng cao chất lượng và ổn định nguồn nguyên liệu để tập trung xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu doanh nghiệp và tăng cường phát triển đa dạng hoá các sản phẩm chế biến.

Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, thiết bị, liên doanh nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp, tham gia chuỗi cung ứng sản xuất…

Ngành công ngiệp hỗ trợ sẽ từng bước được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nhằm khai thác năng lực xuất hiện có, đồng thời thu hút, mời gọi các nhà đầu tư mới về sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Trên tiềm năng thế mạnh và định hướng phát triển ngành công nghiệp địa phương, Vĩnh Long sẽ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực: Linh kiện phụ tùng, dệt may – da dày, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp cao, ngành chế biến thực phẩm, nông sản thuỷ sản.

Vĩnh Long: Cần hơn 12.600 tỷ đồng để thực hiện đề án cơ cấu lại ngành Công Thương
Công ty sản xuất bộ dây điện dùng cho xe ô tô thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được khuyến khích đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long (Ảnh: Thảo Ly/ Báo Vĩnh Long)

Đối với ngành công nghiệp hoá dược, thức ăn chăn nuôi, tỉnh Vĩnh Long sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hoá chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ…

Xác định ngành dệt may, da giày cao cấp xuất khẩu là ngành công nghiệp xuất khẩu của tỉnh, tạo cơ việc làm cho người lao đông, phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Đồng thời, triển khai thực hiện 5 khu công nghiệp theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Khu công nghiệp Đông Bình, Gilimex Vĩnh Long (Bình Tân), An Định,… ưu tiên mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 3.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách giải pháp nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Cùng với đó, tạo quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư, đẩy nhanh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Ưu tiên thu hút và phát triển các ngành có công nghệ hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường. Qua đó, thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Về năng lượng, tỉnh Vĩnh Long sẽ khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải, sinh khối đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo.

Tỉnh Vĩnh Long cũng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng mạnh vào chế biến sâu, chất lượng cao vào các sản phẩm công nghệ cao. Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường, phát thải khi carbon thấp.

Tăng cường khả năng kết nối hàng hóa trong tỉnh và trong vùng, đến các cảng hàng hóa, các trung tâm logistic, các trung tâm kinh tế thông qua việc hình thành hệ thống hạ tầng cơ sở thương mại, các trung tâm logistics tại các địa phương theo quy hoạch.

Để triển khai thực hiện thực hiện các nội dụng chương trình, kế hoạch đề án “Cơ cấu lại ngành Công Thương” của tỉnh Vĩnh Long, kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2024 – 2030 là 12.632 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 40 tỷ đồng, vốn địa phương 107 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp là 12.485 tỷ đồng.

Sỹ Đồng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Vĩnh Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 của TP. Cần Thơ ước tính đạt 11.208,35 tỷ đồng, tăng 13,57% so với cùng kỳ năm trước.
Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Tính đến ngày 28/8/2024, TP. Cần Thơ đã giải ngân được 3.810,29 tỷ đồng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đạt 43,13% so với kế hoạch năm.
Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Một số nhà đầu tư từ Quảng Tây (Trung Quốc) đang đặt vấn đề đầu tư vào điện rác, nhôm và năng lượng tại Thái Nguyên.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Với sự linh hoạt và tư duy đột phá, đến nay Hải Phòng có sự thay đổi mạnh mẽ trong đầu tư hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tiếp đà tăng trưởng.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

8 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, nhất là sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Thông tin từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của thành phố ước đạt 158.948 tấn, tăng 15,13% so với cùng kỳ.
Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch Điều hành tăng trưởng các chỉ tiêu ngành Công Thương trong những tháng cuối năm 2024.
Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Thanh Hóa thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Với giá lúa có xu hướng liên tục nhích trong những tuần qua, nông dân Cần Thơ phấn khởi với niềm tin một vụ thu đông thắng lợi.
Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đón khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đảm bảo an toàn lành mạnh.
Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Trong ngày 2/9, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng hơn 123 tỷ đồng, tăng 16,56% so cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách mang tính nhân văn, thiết thực với thực tiễn, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

Mùa thu năm nay, an toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu ấn 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ chọn là nơi lập ATK .
Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Trải qua nhiều khó khăn, chị Phạm Thị Giang đã kiên trì, vượt khó, từng bước đưa các sản phẩm làm từ hoa hồi Lạng Sơn đến vươn ra thế giới.
Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, vệ sinh thực phẩm, môi trường, hình ảnh du lịch Vũng Tàu.
Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

35 mỏ trên sông Hồng và sông Đà bị dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi và cơ quan công an vào cuộc kiểm tra.
Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Khu công nghiệp Bình Hòa Nam 1 tại huyện Huệ Đức được HĐND tỉnh Long An thông qua với quy hoạch sẽ là khu công nghiệp sạch, tổng hợp đa ngành.
Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Trước nhu cầu tiêu thụ bánh Trung thu tăng cao, lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.
Thái Nguyên xác định không gian phát triển công nghiệp

Thái Nguyên xác định không gian phát triển công nghiệp

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Quyết định số 2031/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công nghiệp tỉnh đến năm 2030.
Hải Phòng: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án cầu đường

Hải Phòng: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án cầu đường

Những dự án cầu đường đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đà cho Hải Phòng vươn lên trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Xúc tiến đầu tư vi mạch bán dẫn Đà Nẵng

Xúc tiến đầu tư vi mạch bán dẫn Đà Nẵng

Đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm vi mạch bán dẫn lớn của Việt Nam, phát triển đồng bộ hệ sinh thái vi mạch bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động