Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 10:43
Nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam:

Yếu tố quyết định ở sự nỗ lực của doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã khẳng định điều này tại buổi ra mắt thương hiệu gạo của một doanh nghiệp tỉnh Long An tại Hà Nội hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Xây dựng thương hiệu để nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam

Đại diện Bộ Công Thương, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đều đã đánh giá rất cao những nỗ lực, quyết tâm của Công ty Kim Sáng (Long An) trong việc ra mắt thương hiệu gạo “Lan Ny rice”. Điều này vừa giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, vừa giúp khẳng định vị thế và giá trị hạt gạo Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - cho biết, để xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và thương hiệu gạo Việt Nam nói riêng, chủ trương của Chính phủ là khuyến khích từng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho riêng mình từ đó góp phần vào việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Những nỗ lực của Công ty Kim Sáng trong việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm gạo riêng từ đó đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu hàng hóa Việt Nam rất đáng khích lệ và cũng là kinh nghiệm chung cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Lý do Công ty Kim Sáng quyết tâm xây dựng thương hiệu gạo cho mình là bởi doanh nghiệp này đã từng xuất khẩu gạo đi hàng chục thị trường ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông, ASEAN…. Tuy nhiên, ông Phan Công Bình - Chủ tịch HĐTV công ty - chia sẻ, ông thấy rất chạnh lòng vì gạo Việt Nam giá trị gia tăng thấp. Đứng tốp đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu gạo, nhưng hiện Việt Nam chỉ đứng ở tốp 5 từ dưới lên xét về giá trị gia tăng. Vốn là một kỹ sư nông nghiệp gắn với cây lúa, không bằng lòng bởi hạt gạo của mình còn bị thua thiệt so với bạn bè trên thương trường quốc tế, ông Bình và lãnh đạo Công ty Kim Sáng đã hoạch định chiến lược kinh doanh đột phá vào xây dựng thương hiệu.

Một trong những sản phẩm gạo Kim Sáng tập trung tâm và lực để xây dựng thương hiệu là đó là gạo “Lan Ny rice”. Cách làm của Kim Sáng là tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp... . Để có thương hiệu “Lan Ny rice”, Công ty Kim Sáng đã đầu tư từ khâu sản xuất nguyên liệu theo tiêu chuẩn GlobalGAP (đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn lực nông nghiệp, làm giàu cho nông dân, bảo vệ môi trường) đến khâu chế biến tuân thủ theo tiêu chuẩn HACCP (quản lý an toàn thực phẩm...). Kim Sáng đã khai thác mô hình liên kết 4 nhà (doanh nghiệp - nông dân - Nhà nước - nhà khoa học) tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn, tuyển chọn các bộ giống lúa tốt, đầu tư cho nông dân (giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Đồng thời, đầu tư công nghệ hiện đại cho khâu chế biến theo quy trình khép kín từ xay xát… đến bao bì sản phẩm. Nhờ quản lý chất lượng từ đồng ruộng đến nhà máy, gạo “Lan Ny rice” của Kim Sáng đảm bảo được tất cả các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và đã bắt đầu gặt hái được những thành công rất khả quan.

Được biết, ngay sau khi sản phẩm gạo “Lan Ny rice” ra mắt ở TP. Hồ Chí Minh hồi tháng 10/2015, đã có 5 đối tác nước ngoài đặt hàng của Kim Sáng để đưa sản phẩm này sang thị trường Đức, Hà Lan, Mêhicô, Úc…. Khối lượng sản phẩm “Lan Ny rice” khách hàng đặt mua chưa lớn so với khối lượng các loại gạo Kim Sáng đang xuất khẩu, song về giá trị và vị thế đã tăng lên so với sản phẩm gạo khác. Ngay tại lễ ra mắt và giới thiệu “Lan Ny rice” ở thị trường Hà Nội ngày 28/11 vừa qua, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu cả nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đi các nước, đã ký kết hợp tác với Công ty Kim Sáng để xuất khẩu “Lan Ny rice”.

Không chỉ đầu tư chiều sâu cho khâu sản xuất và chế biến, Kim Sáng còn đầu tư cho khâu marketing rất hiệu quả. Tại Hội chợ thương mại quốc tế về gạo ở Singapore tháng 11/2015, với sự hỗ trợ của Tham tán Thương mại Việt Nam, Kim Sáng đã đưa cả container “Lan Ny rice” sang tham dự. Kim Sáng thực hiện quảng bá sản phẩm bằng cách nấu cơm gạo “Lan Ny rice” ngay tại hội chợ. Kết quả thu được rất khả quan, cả container “Lan Ny rice” đã đã bán hết ngay ở hội chợ.

Nhận xét về công tác xây dựng thương hiệu của Công ty Kim Sáng, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia - Đỗ Thắng Hải cho rằng, Kim Sáng đã đầu tư thương hiệu “Lan Ny rice” rất bài bản, công phu, chuyên nghiệp từ khâu sản xuất đến chế biến và marketing. Đây là một cách làm rất đáng tin cậy có thể phát huy tốt được vai trò của nhà sản xuất, nhà kinh doanh trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

“Chính phủ đã chỉ đạo Hội đồng Thương hiệu quốc gia xây dựng thương hiệu cho từng mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo. Vai trò của Nhà nước là quan trọng trong việc hoạch định chính sách, nhưng vai trò nòng cốt, yếu tố quyết định thành công chính là từ sự nỗ lực của các doanh nghiệp” Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Đưa thương hiệu dừa sáp Trà Vinh vươn xa

Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử