Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Yêu trường để biết yêu con chữ

P.V

P.V

Những em học sinh người La Hủ sạch sẽ, tự tin, vui vẻ… có lẽ chính là phần thưởng ý nghĩa nhất đối với các thầy, cô giáo ở trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ. Sau một thời gian dài cố gắng giúp các em yêu con chữ, chuyên cần tới lớp, những “hạt giống” hôm nào, nay đã bắt đầu “nở hoa”…
Yêu trường để biết yêu con chữ
Sinh hoạt ngoài trời của các em học sinh người La Hủ

Ðể “trường là nhà”

18 giờ - giờ ăn tối của các em trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ (xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Lai Châu), trong phòng ăn, những mâm cơm với trứng rán, lạc rang, canh rau cải đã được bày sẵn, những âu cơm nóng hổi vừa kịp bưng ra. Ngoài sân, các học sinh lần lượt xếp hàng, rửa tay rồi trật tự đi vào phòng ăn. Bữa cơm diễn ra nhanh chóng, nền nếp. Thức ăn trên mâm vừa hết, cũng là lúc mỗi em một việc, em cất ghế, em bê mâm bát ra ngoài bể nước rửa. Tất cả mọi hành động đều diễn ra rất thuần thục, gọn gàng… Nhìn các em, không ai nghĩ rằng tất cả các em đều là con em đồng bào La Hủ - dân tộc rất ít người, vừa ổn canh, ổn cư được vài năm nay.

Theo thầy Trương Văn Đông - Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ, thực hiện việc đưa học sinh về trung tâm học tập và ở bán trú, năm học 2016 - 2017, trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ có 190 học sinh, trong đó 100% các em đều là con em của đồng bào La Hủ. Vốn sinh ra và lớn lên ở các bản làng vùng sâu, vùng xa; sử dụng ngôn ngữ truyền miệng là chủ yếu nên các em đa phần là mù chữ, mù cả tiếng phổ thông. Đây chính là hạn chế khiến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành riêng cho đồng bào La Hủ không phát huy được hiệu quả như mong đợi. Đến nay, nhiều làng bản người La Hủ vẫn phải sống nhờ gạo cứu đói của Nhà nước, nhiều con em đồng bào La Hủ lên nương thay vì đến trường, con chữ vẫn là cái gì đó rất xa lạ…

Trước thực tế này, khi được tăng cường từ phòng giáo dục về làm Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ, thầy Trương Văn Đông đã nuôi ước mơ thay đổi suy nghĩ của phụ huynh, con em của đồng bào La Hủ, để các em yêu ngôi trường, ham thích việc học tập, từ đó nhận ra giá trị, ý nghĩa của việc học tập chuyên cần.

Học tập - con đường đi tới tương lai tươi sáng

Từ suy nghĩ trên, thầy Đông đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo phổ cập; phối hợp các trưởng bản, các tổ chức đoàn thể trong xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp, đi học chuyên cần.

Yêu trường để biết yêu con chữ
Thầy Ðông ân cần nhắc nhở học sinh trước khi vào bữa ăn tối

Từ ngày thầy Đông về làm hiệu trưởng, 15 giáo viên, 3 cán bộ của Trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ làm việc hết công suất. Từ việc đến tận nhà, tìm hiểu hoàn cảnh, thăm hỏi gia đình học sinh, tuyên truyền vận động học sinh ra lớp; đến việc rèn nền nếp học tập cho học sinh. Đầu buổi học, giáo viên phát quần áo đồng phục cho học sinh, vào cuối buổi học sẽ thu lại để giữ gìn quần áo học sinh luôn sạch sẽ. Cùng với đó, các em còn được thầy cô hướng dẫn gội đầu bằng dầu gội, ngâm vỏ gối, chăn màn bằng xà phòng sạch sẽ… “Tôi cho rằng, giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Khi các em đã ý thức và cảm nhận được sự sạch sẽ, thơm tho, các em sẽ dần dần thay đổi theo hướng tích cực” - thầy Đông tin tưởng.

Nhờ việc tổ chức cho học sinh ngủ trưa tại trường; nuôi dưỡng học sinh 4 bữa/ngày đảm bảo chất dinh dưỡng, cho học sinh được tham gia các sinh hoạt tập thể…, số học sinh theo học chuyên cần ở trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ đã tăng lên trông thấy.

Nhìn các em vui tươi, tự tin là vậy, nhưng thầy Đông vẫn không giấu được những âu lo. Bởi lẽ, ngoài giờ lên lớp, ra khỏi cửa lớp là các em nói tiếng của dân tộc mình; ngày nghỉ về nhà, các em có thể nghỉ luôn mà không tiếp tục theo học. Tâm lý nhút nhát, mặc cảm vẫn là rào cản vô hình khiến những em bé người La Hủ có thể bỏ trường lớp bất cứ lúc nào.

Chính vì vậy, để học sinh ở các bản gặp khó khăn trong công tác huy động học sinh ra lớp, như bản Hà Xi, Pha Bu, Ứ Ma, Nhú Ma…, nhà trường đã thuê nhân viên phục vụ là người có uy tín ở các bản này. “Những nhân viên này được nhà trường nuôi cơm, trả lương. Họ sẽ ăn, ở cùng học sinh để các em cảm thấy an toàn, yên tâm ở lại trường, đi học chuyên cần” – thầy Đông cho hay.

Đến trường Phổ thông dân tộc bán trú số 1 Pa Ủ vào tiết sinh hoạt giữa giờ, nhìn các em vui tươi, tự tin sinh hoạt tập thể mới thấy, việc tạo cho các em môi trường học tập thân thiện, gần gũi và tích cực là hết sức quan trọng. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng trong việc hình thành ý thức và kiến thức cho con em đồng bào dân tộc La Hủ vốn chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn.

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tin cùng chuyên mục

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động