Sở Du lịch Thừa Thiên Huế quảng bá du dịch bằng video ngắn trên TikTok 13 tác phẩm đạt giải cuộc thi video ngắn "Thanh niên với văn hóa giao thông” |
Vừa giải trí vừa mua sắm trở thành xu hướng
Theo báo cáo được TikTok thực hiện về hành vi mua sắm của người dùng tại Việt Nam trong mùa Lễ hội 2023, có đến 69% người dùng ưu tiên xem video dạng ngắn để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, 84% người dùng bị thuyết phục để mua sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.
Một phân tích khác của TikTok trong giai đoạn tháng 9/2022 - tháng 12/2022 cũng cho thấy, so với những người bán hàng trên TikTok Shop không sử dụng quảng cáo trên TikTok thì cộng đồng bán hàng trên TikTok Shop có sử dụng quảng cáo đạt tổng doanh số (GMV) trung bình cao hơn 112%.
Ngoài ra, tính giải trí trên TikTok sẽ thúc đẩy các hoạt động khám phá sản phẩm. Thói quen khám phá sản phẩm thông qua truyền miệng kết hợp với tính cộng đồng, giải trí và thương mại sẽ tạo ra một hành trình liền mạch từ giai đoạn tìm hiểu về sản phẩm cho đến mua hàng và hơn thế nữa, khi mà một nội dung trên nền tảng có thể nhanh chóng lan truyền và tác động đến nhu cầu trên toàn cầu.
Cả TikTok Shop và Shopee đều thu hút khách hàng thông qua các hoạt động livestream bán hàng vào dịp cuối năm. |
Theo nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG), 81% người dùng TikTok tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, nội dung video đã ảnh hưởng đến việc mua sắm gần đây của họ.
Cụ thể, hashtag ##TikTokMadeMeBuyIt, xuất hiện trong thời kỳ đại dịch và tạo nên hiện tượng văn hóa mạnh mẽ, đã giới thiệu cách thức mới để người dùng khám phá sản phẩm trên nền tảng này.
Với hơn 60 tỷ lượt xem, hashtag#TikTokMadeMeBuyIt cho thấy tiềm năng lớn để các thương hiệu khai thác nhu cầu trải nghiệm của người tiêu dùng. Đơn cử, Maybelline Việt Nam đã sử dụng hashtag #TikTokMadeMeBuyIt và đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng lên đến 790% cho dòng sản phẩm Superstay.
Trong báo cáo "When entertainment meets effectiveness" (tạm dịch: Khi giải trí trở thành một công cụ hiệu quả - gợi ý tối đa hóa tác động) được WARC và TikTok công bố gần đây, bà Sapna Nemani, Giám đốc Sản phẩm và Giải pháp, Publicis Groupe khẳng định, thói quen mua sắm đang khởi sắc với Shoppertainment: "Shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí là khởi điểm cho cách thức người dùng khám phá các thương hiệu và thực hiện quyết định mua hàng. Thật khó để kiếm được giải pháp toàn phễu tương tự như vậy".
Dẫn chứng thêm nghiên cứu của Colormatics, người dùng ngày càng ưa chuộng video hơn văn bản khi tìm hiểu về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. 72% người dùng cho biết họ thích xem video trong khi chỉ 28% ưa chuộng đọc văn bản để tìm hiểu thông tin.
Người dùng sử dụng thiết bị di động cho biết, họ thích xem hình ảnh chạy trong 30 giây hơn là cuộn qua cuộn lại một bài đăng nào đó. Điều này có thể giải thích bởi sự tiện lợi và hấp dẫn của định dạng video. Video giúp phần chuyển tiếp giữa các nội dung trở nên mềm mại, liền mạch và hấp dẫn hơn so với đọc văn bản.
Và đặc biệt, các chuyên ra nhấn mạnh, với sự phát triển của công nghệ di động, việc sử dụng video trên điện thoại di động trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
Một xu hướng lớn cũng được Nielsen chỉ ra là Shoppertainment, tức giải trí kết hợp mua sắm, điển hình là phát trực tiếp (livestream) trên sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Hình thức này nở rộ thời gian qua, thu hút người dùng bởi khả năng dễ tương tác với bên bán, xem sản phẩm chi tiết và có nhiều phiên mang tính giải trí cao. 64% người được hỏi nói đã mua hàng “vô thức” khi xem livestream.
Năm 2023 cũng được ghi nhận là năm khởi sắc vượt bậc của cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trên nền tảng mua sắm trực tuyến, trong đó có TikTok. Chỉ tính riêng trên TikTok Shop có hơn 2,8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) Việt Nam đang hoạt động trên nền tảng này.
Các doanh nghiệp tham gia sáng tạo nội dung, quảng cáo, bán hàng, mang đến những nội dung giải trí và thương mại hấp dẫn, cùng đa dạng lựa chọn sản phẩm chất lượng, uy tín cho người dùng.
Theo YouNet ECI ghi nhận thời trang và phụ kiện là nhóm sản phẩm được mua nhiều nhất trên các sàn vào tháng 11/2023. |
Ở các sàn thương mại khác, theo báo cáo phân tích về thương mại điện tử Việt Nam do Công ty Dữ liệu YouNet ECI cập nhật đến cuối tháng 12/2023 cho thấy Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki cũng đang chiếm lĩnh thị trường này. Giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11 của 4 sàn trên đạt 31.195 tỷ đồng và doanh thu tháng 11/2023 tăng 9,3% so với tháng 10.
Trong đó, TikTok Shop và Shopee đều thu hút khách hàng thông qua các hoạt động livestream bán hàng vào dịp cuối năm. Theo YouNet ECI ghi nhận thời trang và phụ kiện là nhóm sản phẩm được mua nhiều nhất trên các sàn vào tháng 11/2023, doanh thu 8.104 tỷ đồng, gần gấp đôi nhóm ngành xếp thứ hai là làm đẹp (4.617 tỷ đồng).
Kết quả này phần nào nhờ thời trang, phụ kiện và làm đẹp đang hưởng lợi lớn từ hình thức bán hàng qua livestream nhờ sự tăng trưởng của TikTok Shop cùng những đầu tư mạnh dạn gần đây của Shopee cho Shopee Live, theo YouNet ECI.
Đáng chú ý, Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023 trên Tiktok do Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức đạt thành công ngoài mong đợi khi hashtag #onlinefriday thu hút hơn 1 tỷ lượt tương tác, tạo ra tổng số 50.013 đơn hàng thành công chỉ trong 60 giờ mua sắm trực tuyến.
Các nền tảng chạy đua sản xuất video ngắn hút người dùng
Các chuyên gia marketing nhận định, video dạng ngắn sẽ tạo ra nhiều doanh thu quảng cáo hơn bất kỳ nền tảng nào khác vào năm 2024.
Sau thành công của TikTok, các nền tảng mạng xã hội lớn mà điển hình là YouTube và Facebook đã lao vào phát triển ứng dụng phát và chia sẻ video ngắn.
Tuy nhiên, định nghĩa video ngắn trên các nền tảng đang có sự khác nhau, trên Facebook có thể dài từ 60 giây đến 3 phút, trên YouTube ngắn có thể dài từ 15 đến 60 giây, trong khi TikTok, video ngắn có thể kéo dài từ 15 giây đến 10 phút.
Chẳng hạn, video trên Instagram, video TikTok và podcast trực tuyến do người dùng thực hiện đều đang thu hút rất nhiều người xem. Mọi người có xu hướng tin tưởng những người dùng khác chia sẻ thông tin hơn các nhà quảng cáo, tiếp thị chuyên nghiệp.
Để có thể giữ chân được người xem, các nên tảng như YouTube đã ra mắt dịch vụ video dạng ngắn đầu tiên. Tính năng Shorts của mạng chia sẻ video có sẵn cho bất kỳ ai muốn tạo video ngắn, hấp dẫn chỉ bằng điện thoại di động của họ. Thời lượng video Shorts của YouTube đã tăng từ 15 giây lên 60 giây tại thời điểm viết bài này.
Các nền tảng chạy đua, giữ chân người xem cũng như tăng doanh thu bán hàng từ video ngắn |
Một nền tảng khác cũng tương tự, đó là Facebook, người dùng có thể chia sẻ liên kết tới video của bạn bè đã quay hoặc đăng trực tiếp như một câu chuyện có độ dài 60 giây và nó sẽ bị mất sau 24 giờ đăng.
LinkedIn, không chịu thua kém, đã tung ra Stories. Hình ảnh, chuyển động và âm thanh có thể thu hút sự chú ý đến các bài đăng trên Câu chuyện trên LinkedIn của bạn. Theo PGS.TS Lê Trọng Vĩnh (Đại học Khoa học Tự nhiên): Tính năng mới của LinkedIn có thể so sánh với Instagram Stories nhưng với giọng điệu chuyên nghiệp hơn.
Nền tảng đa quốc gia Instagram cũng kết nối với những người theo dõi bạn thật dễ dàng với Instagram Stories. Các video nhiều clip dài 15 giây có thể được ghi và chỉnh sửa bằng ứng dụng này. Âm thanh và hiệu ứng cũng có thể được thêm vào để làm cho câu chuyện của bạn trông hấp dẫn và thu hút sự chú ý. Instagram Reels mang đến cho mọi người một cách để thể hiện họ là ai, quảng bá doanh nghiệp của họ hoặc chỉ để giải trí. Các câu chuyện có thể được tìm thấy trên hồ sơ người dùng và được chia sẻ trên các tab Nguồn cấp dữ liệu Instagram,
Snapchat Spotlight là một tính năng mới trên Snapchat giúp hiển thị các video và hình ảnh phổ biến nhất của người dùng. Nó hoạt động giống như cách trang “Dành cho bạn” của TikTok cung cấp lựa chọn video ngẫu nhiên. Trước khi được xuất bản, các ảnh chụp nhanh được đưa vào quy trình kiểm tra dựa trên thuật toán trong Spotlight. Các ảnh chụp nhanh được khán giả toàn cầu của ứng dụng chấp nhận sau đó sẽ được cung cấp cho công chúng.