Ấn Độ đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng
Theo ông Modi, khoản đầu tư lớn nói trên nằm trong tổng số hơn 132 tỷ USD được công bố trong ngân sách tạm thời 2024 cho cơ sở hạ tầng.
“Những chương trình cải cách của Chính phủ đang dẫn đến chiều hướng gia tăng sản lượng khí đốt tự nhiên trong nước như một phần của mục tiêu rộng lớn hơn là nâng cao tỷ trọng nhiên liệu trong giỏ năng lượng lên mức 15% vào năm 2030, từ mức 6,3% hiện nay”, Thủ tướng Modi nói trong lễ khai mạc Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ (IEW) 2024 tại bang Goa, miền Tây Ấn Độ.
Ông Modi nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội thế giới của Ấn Độ đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng vọt.
Ấn Độ đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng |
“Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng, dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) lớn thứ 3 thế giới và là nhà nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ 4 cũng như là thị trường ô tô lớn thứ 4”, ông Modi nói.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nhận định, ngành năng lượng đang phải đối mặt với những thách thức về tính sẵn có, khả năng chi trả và tính bền vững.
Hiện tại, thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, nguồn năng lượng sẵn có là một trong số đó. Theo ông Puri, những sáng kiến toàn cầu khác của Ấn Độ, như Liên minh Năng lượng mặt trời quốc tế và Liên minh Nhiên liệu sinh học toàn cầu, cũng mang lại thành công cho quốc gia Nam Á.
Phương Tây thắt chặt trừng phạt với dầu Nga
Bộ Tài chính Nhật Bản mới đây đã chủ động thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga. Theo đó, các biện pháp mới sẽ nhắm vào người tiêu dùng chứ không phải nhà cung cấp. Từ cuối tháng 2/2024, G7 dự kiến sẽ thắt chặt quy định về tuân thủ trần giá đối với những nhà nhập khẩu nguyên liệu thô của Nga.
Hiện tại, đại diện của G7, EU và Australia được cho là đã đồng ý thắt chặt các quy định. Nhóm quốc gia trên đã đưa ra mức giá trần đối với dầu của Nga cung cấp bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng.
Trong khi đó, Nga tuyên bố bán thành công gần như toàn bộ lượng dầu của đất nước cao hơn mức trần 60 USD mỗi thùng mà phương Tây áp đặt.
“Ngay cả những quốc gia không thân thiện cũng nhận thấy rằng cái gọi là mức giá trần đã không có tác dụng. Hơn 99% lượng dầu được giao dịch cao hơn mức trần 60 USD/thùng”, ông Vladimir Furgalsky, quan chức Bộ Năng lượng Nga cho biết.
Động thái áp trần giá buộc Nga ban đầu phải cắt giảm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu do gặp khó khăn trong việc tìm đủ tàu để vận chuyển toàn bộ sản lượng dầu của đất nước. Tuy nhiên, Nga sau đó tìm cách giao hầu hết dầu xuất khẩu cho các chủ tàu buôn trong nước hoặc các nước không phải phương Tây.