Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:33

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục nâng cấp hạ tầng lưới điện

Để đạt mục tiêu 100% hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia vào năm 2025, Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng lưới điện.

Cách đây hơn 10 năm, hầu hết hộ dân các xã nông thôn của huyện Châu Đức và huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chưa được sử dụng điện, mọi sinh hoạt đều khó khăn. Trong tưới tiêu cho nông nghiệp, các gia đình phải làm thủ công, mất nhiều thời gian, công sức và nhân lực.

Nhân viên điện lực Côn Đảo kiểm tra bảo trì đường dây định kỳ tại khu vực bến Đầm (ảnh Hồng Phúc, báo Bà Rịa Vũng Tàu)

Đến nay, 99,9% hộ dân 2 huyện này đã được sử dụng điện lưới, 100% xã nông thôn mới đạt Tiêu chí số 4 về điện trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ khi có điện, người dân cũng được thụ hưởng những tiện ích hiện đại hơn. Điện không chỉ để thắp sáng, người dân nông thôn còn phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững.

Còn tại huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 - 2020, 12 xã được đầu tư 165,2km đường dây trung thế; 309,8km đường dây hạ thế và các trạm biến áp. Nhờ vậy, các xã nông thôn mới của huyện Xuyên Mộc đều đạt tiêu chí phủ rộng lưới điện đến gần 99,9% hộ dân.

Chương trình điện khí hóa nông thôn được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện và đây cũng là Tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 47/47 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn mới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt trên 99,9%.

Tình hình cung cấp điện hàng năm được bảo đảm ổn định, cung ứng đủ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, không xảy ra tình trạng quá tải, thiếu điện. Chất lượng cấp điện ngày càng ổn định, người dân cũng được hưởng giá điện ưu đãi theo quy định.

Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ năm 2022 đến nay, công ty đã hoàn thành 15 công trình, với hơn 85,4km đường dây điện trung thế, 112,5km đường dây điện hạ thế và 4,1 MVA trạm biến áp phân phối, trị giá hơn 170 tỷ đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở khu vực nông thôn.

Đầu tư lưới điện nông thôn là một trong những chủ trương mà ngành điện rất quan tâm trong thời gian qua. Năm 2023, dự kiến công ty sẽ đầu tư nguồn vốn 730 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng lưới điện, đảm bảo các tiêu chí điện nông thôn của tỉnh hoàn thành kịp tiến độ.

Có thể thấy, việc đầu tư hạ tầng điện nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách đặc biệt được tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Sau 30 năm lưới điện phủ kín toàn địa bàn, từ thành thị đến nông thôn. Có điện lưới quốc gia, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Mặc dù chương trình điện khí hóa nông thôn đã hoàn thành nhưng hiện nay, các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, triển khai các dự án, công trình điện nhằm nâng cao chất lượng nguồn điện.

Ngoài những công trình điện nông thôn đã được đầu tư, ngành điện cũng dành kinh phí để tiếp tục triển khai các dự án điện tại các vùng lõm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; tiếp tục đưa điện đến các xã, thôn và hộ dân chưa có điện, cùng với đó sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cung cấp và đảm bảo chất lượng điện phục vụ chuyển đổi, phát triển các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp.

Theo đánh giá của ngành Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu, việc ưu tiên chú trọng hạ tầng cấp điện nông thôn đã góp phần hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh cũng không còn trường hợp hộ dân nông thôn phải mua điện qua trung gian các tổ điện xã nên người dân được hưởng giá điện như khu vực thành phố, theo khung giá quy định của Chính phủ.

Thời gian tới, Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục rà soát và tiếp tục triển khai thực hiện Tiêu chí số 4 về điện trong chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, nhất là các địa phương đang thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Việc đầu tư, cải tạo hệ thống điện khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn giúp các hộ dân ở vùng sâu đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống, sớm hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Lưới điện truyền tải

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại