Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
22/05/2024 06:30
Bài 2: ''Cây sáng kiến'' ở Vietsovpetro

22/05/2024 06:30

Đầu quân về Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro 5 năm, đến nay kỹ sư trẻ Nguyễn Quốc Cường (28 tuổi) đã có "bộ sưu tập” đồ sộ sáng kiến được ứng dụng vào công việc.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

Đầu quân về Liên doanh Vietsovpetro 5 năm, đến nay kỹ sư trẻ Nguyễn Quốc Cường (28 tuổi) đã có “bộ sưu tập” đồ sộ sáng kiến được ứng dụng vào công việc thực tế, làm lợi tiền tỷ cho đơn vị.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

Được nghe nhiều, đọc nhiều về những người lao động, những người thợ trên những giàn khoan dầu khí, tuổi thơ của Nguyễn Quốc Cường luôn ước ao có một ngày được "nối nghiệp" cha, đến với giàn khoan trên biển.

"Mỗi giếng dầu như một nhịp đập trái tim. Những cái tên: Bạch Hổ, Đại Hùng, Thiên Ưng, Sư Tử Đen, Hải Thạch - Mộc Tinh, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Lan Tây - Lan Đỏ… hiện hữu thiêng liêng trên biển Đông qua lời kể của cha - một kỹ sư dầu khí đã gieo trong tôi một tình yêu đặc biệt", Cường nói.

Thực hiện mong ước của mình, năm 2019, sau khi tốt nghiệp khoa Tự động hoá, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Cường đã nộp hồ sơ và trúng tuyển ở vị trí kỹ sư Tự động hóa, Xí nghiệp Khai thác các công trình Khí, Liên doanh Vietsovpetro (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

Nhớ như in chuyến bay đầu tiên ra giàn nén khí mỏ Rồng - Đồi Mồi, Cường bảo: "Trên trực thăng, ngắm nhìn giàn từ trên cao đang sừng sững giữa biển khơi, mới thấy con đường chinh phục thiên nhiên của người Việt mình vĩ đại biết chừng nào. Đó cũng là động lực giúp tôi thêm yêu nghề, thêm tự hào về cha".

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

"Vạn sự khởi đầu nan", những bỡ ngỡ khi lần đầu được tiếp xúc, "thực chiến" với những máy móc, thiết bị hiện đại của ngành khai thác khí; phải vừa học, vừa làm, vừa vượt qua những bài kiểm tra nhưng tất cả những khó khăn đó dường như chẳng thấm thía gì khi chàng kỹ sư trẻ được thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Trong câu chuyện với phóng viên, Cường say sưa kể về đặc thù công việc. Ở thời điểm 30 năm trước, toàn bộ lượng khí đồng hành (khí hòa lẫn trong dầu ở điều kiện nhiệt độ áp suất dưới vỉa được tách ra khi khai thác lên - PV) bị đốt bỏ hoàn toàn vì khi đó chưa có điều kiện thu gom, xử lý và vận chuyển vào bờ sử dụng.

Tháng 11/2010, công trình giàn nén khí mỏ Rồng - Đồi Mồi (DGCP) được đưa vào vận hành. Công trình được thiết kế xây dựng gồm 2 tổ hợp máy nén khí cao áp với công suất nén là 960.000 m3 khí/ngày đêm. Công trình đi vào hoạt động, mỗi ngày sẽ đưa vào bờ một lượng khí có giá trị khoảng 155.000 USD (tương đương 56,5 triệu USD/năm) mà thời điểm trước đó phải đốt bỏ.

"Dòng khí được đưa về bờ đã góp phần đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia nói chung, vùng Đông Nam Bộ nói riêng", kỹ sư trẻ nói đầy tự hào.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

Các công trình giàn khoan trong hệ sinh thái dầu khí được ví von là "rồng thép trên biển Đông", hoạt động 24/24 giờ trong ngày, với sự tập trung cao độ, rất căng thẳng. Trên giàn GNR có 4 kỹ sư tự động hóa, chia ca kíp làm việc suốt ngày đêm.

Ở đây, mọi hoạt động đều được thực hiện theo một quy trình chuẩn chỉnh, không chi tiết thừa thiếu, cũng không bỏ qua bất cứ một bước an toàn nào. Các kỹ sư vận hành phải đảm bảo máy chạy liên tục vì giàn nén khí Rồng hiện đang là đầu mối, là nút tập kết của rất nhiều nguồn khí từ các giàn trong mỏ Rồng.

Nếu như có sự cố phải dừng máy thì toàn bộ các nguồn khí từ các giàn trong mỏ Rồng phải đốt bỏ toàn bộ, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, khi dừng máy thì áp suất khí gaslift giảm dẫn đến không đủ áp suất để khai thác dầu, từ đó sản lượng dầu cũng giảm theo, gây ảnh hưởng đến kinh tế.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro
Kỹ sư Nguyễn Quốc Cường

Nguyễn Quốc Cường cho biết, có những ngày liên tục, trong vai trò bảo trì, mặc đồ bảo hộ ngột ngạt, rồi đu dây lên những vị trí trên cao, hoặc cheo leo giữa muôn trùng sóng nước để kiểm tra từng vị trí. Dù đối mặt với đủ thứ nguy hiểm nhưng bản thân không có thời gian để lo sợ, phải dành tất cả sự tập trung cho công việc. Bởi, không ai biết được rằng một giàn khoan đã hoạt động dài ngày trên biển, liệu tình trạng thiết bị có đảm bảo hoạt động tốt, hay có đường dây điện nào bị hở hay không…

"Chúng tôi phải liên tục kiểm tra và xử lý một lượng lớn thông tin, số liệu; tất cả phải chính xác tuyệt đối để đảm bảo máy vận hành được an toàn. Chỉ một sai sót, một sự cố nhỏ không chỉ làm ảnh hưởng tới sản xuất, gây thiệt hại lớn cho kinh tế đất nước mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng cán bộ, công nhân trên giàn", Cường nói.

Làm việc trong điều kiện tiếng ồn mạnh và phải cảnh giác cao độ, nhịp sinh học của người mỗi đều bị đảo lộn theo ca làm việc, không có cây xanh cùng những điều kiện tương tự trong đất liền… Những hôm có sự cố phải trực đêm khi trời giông bão “thực sự là ác mộng” khi vừa lo xảy ra sự cố kỹ thuật, vừa có cảm giác sợ hãi bởi cảm giác cô đơn, trơ trọi giữa biển khơi.

Cùng với đó, nhiệt độ trên mặt giàn những hôm trời nắng có thể vượt quá 40 độ C, cộng với những cơn gió biển khô rát, buộc người trên giàn phải có sức chịu đựng phi thường mới có thể trụ vững để làm việc.

"Những ngày đầu, khi hết ca, tôi mệt đến mức không nuốt nổi cơm, về đến phòng là nằm thiếp đi", Cường nhớ lại.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

Làm việc trên giàn nén khí, Cường tâm sự không chỉ trưởng thành về chuyên môn mà còn có sự trưởng thành rất lớn của bản thân trong cách sống, cách làm việc nhờ học hỏi, noi theo những tấm gương của lãnh đạo, đàn anh đi trước, những bạn bè đồng nghiệp. Chính niềm đam mê và môi trường đào tạo tốt, sự dìu dắt tận tình đã "chắp cánh" để anh có những bước trưởng thành nhanh chóng.

Được giao nhiệm vụ vận hành các thiết bị tự động hoá trên giàn, báo cáo và xử lý lỗi của thiết bị trong quyền hạn cho phép, phân tích nguyên nhân, kịp thời xử lý lỗi thiết bị để đảm bảo vận hành liên tục… đó có vẻ là công việc rất thường nhật của bất cứ một kỹ sư tự động hóa nào. Nhưng không chỉ hoàn thành tốt công việc được giao, bằng ý thức trách nhiệm, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, kỹ sư 9X đã đóng góp nhiều sáng kiến, giải pháp đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành của giàn, tránh thất thoát, lãng phí.

Chỉ trong 2 năm 2022 - 2023, Cường đã có 6 sáng kiến được áp dụng trên toàn hệ thống giàn của Xí nghiệp khai thác khí.

Một trong những sáng kiến tâm đắc mà Cường cùng với nhóm tác giả thực hiện là "Gia công chế tạo giá đỡ và vận chuyển an toàn trục Rotor cho BCP".

Từ "thai nghén", sau nhiều lần trăn trở, với sự tâm huyết, quyết tâm cùng sự động viên, khích lệ của ban lãnh đạo công ty, sáng kiến từ trong thiết kế và tài liệu đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, có giá trị làm lợi tương đương 49.000 USD.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

Giàn nén khí mỏ Rồng lắp đặt hai tổ máy nén khí cao áp GTC-A/B dẫn động bằng turbine khí. Công suất danh nghĩa mỗi tổ máy là 550.000 m3/ngày đêm. Áp suất tại đầu vào máy nén là 5-6 bar, áp suất tại đầu ra máy nén là 110 bar để nén khí và sử dụng làm gaslift tại mỏ Rồng và Nam Rồng - Đồi Mồi.

Trong những năm gần đây, các cảm biến đo nhiệt độ của các ổ bi trên 2 máy nén cao áp GTC-A và GTC-B thường xuyên bị lỗi, gây dừng máy. Máy nén cấp 2 của 2 tổ máy nén cao áp GTC-A/B chỉ có duy nhất 1 cảm biến đo nhiệt độ ổ bi ở vị trí Outboard Thrust Bearing. Khi cảm biến này bị lỗi bên trong máy thì gây dừng tổ máy nén.

Để tăng khả năng giám sát nhiệt độ cho ổ bi vị trí Outboard Thrust Bearing, bảo vệ hoạt động an toàn cho máy cũng như hạn chế việc gây dừng máy khi có 1 sensor đo nhiêt độ bị lỗi, sáng kiến "Nâng cao độ đảm bảo an toàn và giám sát cho các máy nén cao áp GTC bằng cách lắp thêm sensor đo nhiệt độ cho ổ bi outboard thrust bearing" đã ra đời.

Sáng kiến giúp nhiệt độ ổ bi Outboard Thrust Bearing của máy nén cấp 2 luôn được theo dõi và giám sát cùng lúc bởi 2 sensor nhiệt độ, giúp khắc phục được rủi ro dừng máy GTC-A/B ngoài mong muốn khi một trong hai sensor bị lỗi, nâng cao độ hoạt động tin cậy của thiết bị. Việc áp dụng sáng kiến giúp tiết kiệm 3.472 USD.

Bài 2: ''Cây sáng kiến'' ở Vietsovpetro

"Tất cả sáng tạo của tôi và nhóm tác giả đều xuất phát từ quá trình làm việc, khi gặp những điểm còn gây cản trở, khó khăn thì bản thân luôn thôi thúc phải nghĩ ra ý tưởng để cải tiến quy trình, công cụ làm việc. Việc đưa ra các cải tiến sáng kiến không chỉ giúp công việc diễn ra suôn sẻ mà còn hạn chế được các rủi ro cho việc vận hành thiết bị và quá trình kiểm soát chất lượng.

Tất cả các công trình cải tiến sáng kiến dù nhỏ hay lớn đều có ý nghĩa và đáng quý đối với tôi vì nó nảy sinh trong quá trình lao động bằng tâm huyết và năng lực sáng tạo của bản thân", Cường cho biết.

Nửa thập kỷ làm bạn với biển, làm việc trên giàn với nhiều khó khăn và hiểm nguy không lường trước, nhưng đổi lại, Cường nhận thấy bản thân có được rất nhiều niềm vui trong công việc.

Niềm vui khi khắc phục được sự cố, bảo vệ mọi người được an toàn, giữ cho hoạt động sản xuất liên tục không bị gián đoạn; những đêm không ngủ để hoàn thành tất cả các công việc và khởi động lại giàn trước tiến độ; những giây phút nhìn thấy sản lượng khí tăng lên đáng kể… Đó là những niềm hạnh phúc khó kể hết bằng lời mà không phải ai cũng có được.

"Không những vậy, tôi được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp với một tập thể đoàn kết và gắn bó, tất cả mọi người đều hết mình vì tập thể, vì công ty; được sự tin tưởng và quan tâm của lãnh đạo, luôn được lãnh đạo tôn trọng và lắng nghe khi đưa ra những ý tưởng và sáng kiến; được sự ủng hộ và giúp đỡ từ tất cả các phòng ban… Tất cả đã cho tôi có thêm nhiều động lực để làm việc lâu dài trên công trình khai thác khí trên biển và thêm nhiệt huyết cống hiến", Cường hồ hởi nói.

“Cây sáng kiến” ở Vietsovpetro

  • Nội dung: Nguyên Thảo - Nguyễn Cường - Hoàng Hải
  • Trình bày: Nguyên Thảo
Bài 2: ''Cây sáng kiến'' ở Vietsovpetro
(Click ảnh để xem loạt bài)

Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Ngày 21/9/2024 tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức khởi công tái thiết toàn bộ khu dân cư thôn Kho Vàng.
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam.
Petrovietnam: khơi thông động lực, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực

Petrovietnam: khơi thông động lực, đạt kết quả sản xuất, kinh doanh tích cực

Tập đoàn Dầu khí VN (Petrovietnam) đã nỗ lực tìm kiếm động lực và giải pháp mới, liên tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh khả quan trong 8 tháng đầu 2024.

Xem thêm

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với Hải quân Việt Nam và biên phòng, các âu tàu, làng chài như vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Trong hành trình ra Trường Sa lần này, tôi may mắn được nói chuyện với Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Khánh, ông đã kể câu chuyện của mình khi làm nhiệm vụ trên biển.
|< < 1 2 3 4 > >|