Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
15/11/2024 11:59
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

15/11/2024 11:59

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy - Chủ nông trại Moons Coffee Farm (số 1418 Trường Chinh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) sẽ là nhân vật tiếp theo chia sẻ cho bạn đọc Vuasanca về hành trình bén duyên với cà phê. Sau hơn 7 năm gắn bó với cà phê sạch trồng theo hướng bền vững, dù đã đạt được những thành công nhất định song chị vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm giá trị hạt cà phê Gia Lai.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Đứng giữa 3 lựa chọn

Gắn bó với cây cà phê từ nhỏ nên có lẽ, cà phê là một phần cuộc sống của chị Thuỷ. Thế nhưng mãi đến năm 2017, chị Thuỷ mới bắt đầu bước chân vào hành trình gắn bó với cây cà phê.

Chị Thuỷ cho biết, trước khi về lại tỉnh Gia Lai, chị từng sống ở TP. Đà Nẵng 6 năm và ở Đà Lạt 3 năm. Quá trình sinh sống và làm việc trong ngành cà phê ở Đà Lạt đã giúp chị đúc kết được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, để dẫn tới quyết định về gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra, chị Thuỷ đã từng phải đứng trước 3 lựa chọn.

Theo chị Thuỷ, thời điểm đó, ngành cà phê ở Đà Lạt đang khá phát triển nên chị có nhen nhóm suy nghĩ ở lại công ty để tiếp tục gắn bó. Lựa chọn thứ hai là sẽ vào TP. Hồ Chí Minh để làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia hoặc một công ty lớn để có thể học về quản trị và điều hành chuyên nghiệp. Và lựa chọn thứ ba chính là việc trở về Gia Lai và khởi nghiệp. Đứng giữa ba lựa chọn đó, chị Thuỷ đã chọn... trở về.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

“Ngoài việc thấy Gia Lai là mảnh đất có nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển ngành cà phê thì mình cảm thấy cá nhân mình cũng rất thích hợp để trở về. Mình thích ở gần tự nhiên, sống trong một nông trại, gần cây cối, vật nuôi. Cuộc sống như vậy khiến mình cảm thấy nhẹ nhàng và bình yên. Và sau quá trình sinh sống và làm việc ở nhiều nơi thì mình cảm thấy đây là cơ hội để bản thân có thể làm điều gì đó tại quê nhà. Gia Lai chính là quê hương của mình và biết đâu được, mình có thể đóng góp được điều gì đó cho sự phát triển chung của ngành nông. Tất cả động lực đó đã khiến mình quyết định ở lại nơi đây” - chị Thuỷ tâm sự.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Sau khi về lại Gia Lai, chị Thuỷ đã dành 8 tháng để sống và làm các công việc trong vườn cà phê của gia đình như một người nông dân thực thụ. Trong quá trình này, chị Thuỷ đã có nhiều trăn trở trước thực trạng trồng và canh tác cà phê của người nông dân. Điển hình như việc người nông dân thời điểm đó không chú trọng về chất lượng cà phê mà chỉ canh tác đơn thuần để có sản phẩm bán cho các nhà máy và không được quyền quyết định giá bán của cà phê. Nếu về lâu dài thì kiểu canh tác này sẽ không bền vững và tạo cho người nông dân rất nhiều bất lợi. Trước trăn trở này, chị mới đặt ra cho mình câu hỏi là bản thân cần làm gì để giúp người dân nâng tầm giá trị hạt cà phê Gia Lai và giúp người dân cải thiện thu nhập trong tương lai.

Chị Thuỷ bắt đầu suy nghĩ về phương thức canh tác nông nghiệp và ấn định việc sản phẩm sản xuất ra phải là cà phê chất lượng cao. Để cụ thể hoá từng mục đích, chị bắt đầu ứng dụng những kỹ thuật sản xuất cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản của Đà Lạt vào việc thay đổi kỹ thuật thu hái, kỹ thuật sơ chế và xử lý sau sơ chế.

Tuy nhiên, con đường dài hạn hơn lại là câu chuyện đáng để chị Thuỷ để tâm. Xác định nông nghiệp bền vững là một trong những xu hướng của tương lai, đảm bảo việc tạo ra sinh kế, vừa có thể hạn chế được các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên nên chị Thuỷ đã dấn thân vào con đường làm nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cho phép bản thân thất bại

Chị Thuỷ nói rằng, trong quá trình bắt đầu khởi sự một điều gì đó thì không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Song, cái quan trọng nhất là bản thân phải biết mình muốn làm gì. Quyết định làm nông nghiệp bền vững không phải là mong muốn nhất thời mà trước lúc đưa ra quyết định đó, chị Thuỷ đã dành một khoảng thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu xem hướng đi của mình có phù hợp với thị trường xã hội hay việc nó có đem lại lợi ích cho nông dân hay không.

Chưa kể, thời điểm đó, chị không được sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè khi chọn làm nông nghiệp bền vững. Mọi người xung quanh cho rằng việc phụ nữ lựa chọn ngành nông nghiệp thì không phải là thế mạnh, ai cũng khuyên ngăn chị chọn một công việc nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ, chị vẫn chọn thực hiện đam mê của riêng mình.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

“Mình cho rằng vấn đề lớn nhất trong cái việc kiên trì theo đuổi một thứ gì đó chính là việc bản thân muốn làm gì và không ngại thất bại. Kể cả việc bạn gặp thất bại thì nhờ đó, bạn cũng đã học được những bài học để tương lai sẽ biết cách cải tiến công việc, cải thiện được những điểm yếu của bản thân và thay đổi quá trình làm việc để đạt được hiệu quả hơn. Quan trọng hơn cả, mình thấy bản thân có đam mê với những gì mình đang làm. Mình yêu cà phê, mình quý trọng việc đang làm bởi nhờ đó có thể đóng góp thêm một chút công sức cho những người xung quanh, cho ngành nông nghiệp địa phương nên đã kiên trì công việc này tới tận bây giờ” - chị Thuỷ bộc bạch.

Năm 2019, nông trại Moons Coffee Farm do chị Thuỷ sáng lập đi vào hoạt động. Ngoài chị Thuỷ, nông trại còn có sự tham gia hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các tình nguyện viên. Theo chị Thuỷ, ngành cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản hiện đang phổ biến hơn rất nhiều. Để tạo ra được sản phẩm cà phê mang tính địa phương thì người làm ra nó phải thực sự bỏ công nghiên cứu, tìm hiểu. Người trồng phải quan tâm tới các yếu tố như: Thổ nhưỡng, đất đai, độ cao, vùng trồng, văn hóa canh tác và các đặc điểm riêng của địa phương.

Sau 5 năm đi vào canh tác, hiện các sản phẩm chính của nông trại Moons Coffee Farm là cà phê nhân xanh, chưa qua rang xay. Các sản phẩm sau khi đạt yêu cầu sẽ được bán trực tiếp cho các nhà rang xay hoặc bán cho các quán cà phê, cá nhân uống, làm quà tặng.

Khát vọng

nâng tầm hạt cà phê

Theo chị Thuỷ, nền văn hoá cà phê ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng đang phát triển khá mạnh mẽ và rõ nét. Song, đã và đang có sự dịch chuyển tuỳ thuộc vào xu hướng tiêu dùng và sự phát triển của thị trường. Các quán cà phê là một môi trường khá tốt để các bạn trẻ có thể rèn luyện kỹ năng làm dịch vụ pha chế, tiếp đón khách hàng và trải nghiệm những hoạt động khác. Khi nền văn hóa cà phê vốn dĩ đã có và đang phát triển theo xu hướng rất tích cực, các bạn trẻ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành cà phê.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phêCô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Để lan toả cũng như nâng tầm, quảng bá về cà phê của địa phương, chị Thuỷ đã sáng lập dự án “Tình nguyện viên trao đổi giá trị”. Hơn 2 năm qua, nông trại Moon’s Coffee Farm của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy đón khá nhiều tình nguyện viên quốc tế đến trải nghiệm cách làm nông nghiệp. Các bạn trẻ đến từ các nước Đức, Pháp, Israel được lưu trú, làm việc và sinh hoạt như một người nông dân tại nông trại.

Cùng với đó, năm 2023, chị Thuỷ đã mở tiệm cà phê mang tên "Bây giờ và Ở đây" (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Đây là nơi người dân, du khách khi ghé tới sẽ được tiếp cận, thưởng thức những ly cà phê chất lượng cao. Từ những trải nghiệm đó, mọi người sẽ quan tâm hơn tới quá trình sản xuất, sơ chế và những giá trị thặng dư của thức uống mà họ đang dùng.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phêCô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Bên cạnh việc sản xuất và phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, chị Thuỷ đang vận hành một câu lạc bộ tiếng Anh sinh hoạt mỗi sáng chủ nhật hằng tuần, một câu lạc bộ học tiếng Trung và một số dự án hướng về cộng đồng. “Mình đang tập trung cho việc khởi xướng một dự án hoạt động cộng đồng hướng về người yếu thế. Đó là tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cho các em bé tại Làng trẻ em SOS tại nông trại để tạo cho các em cơ hội được vui chơi, trải nghiệm. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các dự án phi lợi nhuận trong hệ sinh thái nông nghiệp mà mình đang làm để hướng tới việc nâng tầm giá trị hạt cà phê Gia Lai” - chị Thuỷ chia sẻ.

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Thực hiện: Hiền Mai

Bài và ảnh: Hiền Mai

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Các lực lượng chức năng đang tích cực và khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Ông Thích Minh Tuệ đề nghị người dân không quay chụp, đưa thông tin ông lên mạng xã hội

Ông Thích Minh Tuệ đề nghị người dân không quay chụp, đưa thông tin ông lên mạng xã hội

Ông Thích Minh Tuệ đề nghị mọi người không quay phim, chụp ảnh và đưa hình ảnh của ông lên mạng xã hội vì ảnh hưởng tới quá trình tu học.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.

Xem thêm

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
|< < 1 2 3 4 > >|