Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
23/05/2024 08:00
Bài 3: Vươn ra biển lớn

23/05/2024 08:00

Những ngọn lửa bừng sáng ngoài biển khơi cũng chính là lòng nhiệt huyết, là sự cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam trên những công trình dầu khí...

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Bài 3: Vươn ra biển lớn
Dự án Gallaf Batch 3

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Tôi gặp Hồ Chí Cường - Giám sát kỹ thuật điều khiển, Công ty PTSC M&C lần đầu tiên tại Lễ tuyên dương "Người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần thứ XIV" năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương).

Cường là 1 trong 54 người thợ giỏi toàn quốc được tuyên dương. Qua giới thiệu thành tích của Ban tổ chức và những câu chuyện về chàng thanh niên người dân tộc Nùng, tôi lại càng thêm cảm phục người thợ trẻ sáng tạo, nhiệt huyết với nghề.

Ngay từ khi còn là sinh viên, Hồ Chí Cường đã thể hiện niềm đam mê mãnh liệt với ngành Dầu khí. Luôn tích cực tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và đạt được nhiều giải thưởng cao.

Năm 2019, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với tấm bằng xuất sắc, Cường đã đầu quân về PTSC M&C.

Cường kể rằng, khi nhận việc tại đơn vị, anh còn quá trẻ (22 tuổi - PV), chỉ có kiến thức từ nhà trường, vì thế không khỏi lo lắng và có chút áp lực. Tuy nhiên mọi sự lo lắng đã tan nhanh khi được các chú, các anh hết lòng giúp đỡ, chỉ dạy tận tình. Giờ đây, Cường không những nắm vững kiến thức mà còn giỏi chuyên môn. Những công trình xây dựng giàn khoan trở thành nhà, thành trường, tôi luyện chàng thư sinh năm nào thành “Người thợ trẻ giỏi”.

Điều đó càng được khẳng định qua những thành tích ấn tượng: Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2024; Thanh niên dân tộc tiêu biểu, xuất sắc năm 2023; Giải Nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VII năm 2022; Cá nhân tiêu biểu tích cực tham gia chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, phát triển".

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng đến nay Cường đã góp mặt ở nhiều dự án trọng điểm của PTSC M&C như: Sao Vàng - Đại Nguyệt, Gallaf Batch 1, Gallaf Batch 3…

Cường chia sẻ: Mỗi lần hạ thủy một dự án là những kỷ niệm khác nhau, là những bài học thực tiễn để anh em dự án trưởng thành hơn. Đó có thể là những sự cố liên quan đến hệ thống tời neo sà lan phục vụ hạ thủy hay đơn giản là việc kiểm soát công việc liên tục 24/24 giờ.

Đặc biệt trong thời tiết bất thường, từng sợi dây neo rung lên "bần bật" là anh em dự án lại lo lắng, bộ đàm hoạt động liên tục, các tàu hỗ trợ phải nổ máy liên tục để hỗ trợ ép giữ sà lan cùng khối chân đế hơn chục nghìn tấn. Chỉ cần một sai sót nhỏ là có thể gây ra những hậu quả khó lường mà nhiều khi anh em dự án cũng không dám nghĩ tới.

Bài 3: Vươn ra biển lớn
Hạ thuỷ chân đế dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt (Ảnh: PTSC M&C)

Riêng lần hạ thủy chân đế dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt, do khối chân đế siêu trường, siêu trọng nên kéo trượt quãng đường dài khiến anh em dự án rất căng thẳng và mệt mỏi, đòi hỏi phải tập trung cao độ kiểm soát liên tục từng milimét di chuyển để tránh khối chân đế bị lệch hướng. Đến khi cách vị trí "chốt hạ" trên sà lan thì các bên gần như nín thở để chờ đợi khối chân đế khổng lồ vào đúng vị trí thiết kế, vì nó sẽ quyết định đến giai đoạn tự phóng lắp đặt chân đế ngoài biển sau đó.

Tất cả anh em tham gia vào công tác hạ thủy giàn khoan đã rất vất vả nhưng mọi người đều tập trung cao độ, vượt qua khó khăn về thời tiết và hạ thủy thành công chân đế lớn nhất từ trước đến nay trong niềm vui vỡ òa.

"Tin vui được báo về lãnh đạo PTSC và PTSC M&C, một bầu không khí vui mừng và tự hào như vỡ òa. Và lúc ấy, mọi người mới biết cả nước quan tâm đến việc này như thế nào. Do phía chủ đầu tư IGP công bố, cùng với hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ, Nhật, người dân mới biết những người thợ của Công ty PTSC M&C cùng các nhà thầu khác đã làm được một việc tưởng như không thể", Cường nhớ lại.

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Nửa thập kỷ gắn bó với PTSC M&C, chàng kỹ sư trẻ đã có "bộ sưu tập" sáng kiến, giải pháp công việc làm lợi tiền tỷ và tiết kiệm hàng nghìn giờ lao động mỗi năm khi các sáng kiến được ứng dụng.

Trong số đó, Cường tâm đắc nhất với sáng kiến "Thiết kế chế tạo Loadbank tự động DC 20kW". Hiện nay, khi thi công các công việc dự án onshore tại PTSC, hệ thống Loadbank DC phục vụ cho công tác Precom thường xuyên phải thuê dịch vụ bên ngoài với chi phí đắt đỏ.

Mặc dù công ty đã có sẵn hệ thống Loadbank nhưng chưa đáp ứng được các nhu cầu của dự án như: Loadbank đã cũ, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các chức năng sạc, xả hiện tại của hệ thống Loadbank hiện tại được thực hiện bằng tay, để duy trì dòng sạc, xả cần tính toán chính xác để tác động vật lý lên các nút nhấn, công tắc để động/ nhả loadbank gây mất thời gian giám sát hệ thống và kiểm tra dòng sạc, xả, bị động trong việc thực hiện các công việc.

Sau khi nghiên cứu hệ thống Loadbank hiện tại của công ty, Cường đã cùng với các bộ phận cùng nhau thảo luận và thống nhất gửi đề xuất lên Ban giám đốc và Trưởng bộ phận đang làm việc để hoán cải hệ thống hiện hữu sao cho có thể thuận tiện trong việc vận hành loadbank, không phải thuê bên ngoài và có thể sử dụng dài hạn cho các dự án tiếp theo của công ty.

Tổng giá trị làm lợi được hội đồng đánh giá sáng kiến ghi nhận hơn 1,2 tỷ đồng/ 1 dự án. Hiện sáng kiến này đã được áp dụng trên hàng chục dự án của PTSC.

Theo Cường, để có những sáng kiến thì kỹ sư hay công nhân phải làm việc thật nhiều, phải lăn lộn nhiều trong nghề và không nên coi thường một chi tiết nhỏ nào trên giàn khoan. Bởi tất cả các chi tiết đều có liên quan mật thiết với nhau, là một mắt xích nhỏ trong chuỗi mắt xích lớn.

Tham gia từng khâu công việc trên giàn khoan, từ thấp đến cao, đó cũng là quy trình mà tất cả các kỹ sư trên giàn khoan đều phải trải qua. Việc nắm chắc lý thuyết cộng với kinh nghiệm làm việc trên giàn khoan sẽ giúp cho những kỹ sư trẻ như Cường tiến bộ nhanh trong quá trình tiếp thu công nghệ mới.

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Năm 2021, sau một thời gian dài theo đuổi, tham gia vào các quá trình sàng lọc, đấu thầu và đàm phán cho gói thầu Gallaf giai đoạn 3 (EPCI05), PTSC M&C đã vượt qua các nhà thầu tên tuổi trong khu vực và thế giới để thắng thầu một cách thuyết phục.

Việc vượt qua sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, chưa từng có giữa các nhà thầu trên thế giới để trúng thầu dự án này là một thành tựu đáng tự hào của PTSC M&C trong việc triển khai chiến lược mở rộng, phát triển dịch vụ sang các thị trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh ngành dầu khí thế giới đã và đang trải qua cơn khủng hoảng kép của đại dịch Covid-19.

Hành trình đến với Qatar - mảnh đất xa lạ giữa sa mạc mênh mông đối với Hồ Chí Cường là những trải nghiệm mới mẻ và đầy thử thách. Chàng trai trẻ cũng không khỏi choáng ngợp trước sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống của vùng đất đạo Hồi.

Lên tàu Telford-25, sau 6 giờ lênh đênh, Cường cùng đoàn kỹ sư đã có mặt tại vùng biển Vịnh Ba Tư. Tại đây, cầu dẫn Ampelmann sẽ nối từ tàu để kỹ sư di chuyển lên giàn khoan dễ dàng hơn. Mỗi chuyến Ampelmann này sẽ di chuyển được 25 người.

Số người làm việc trên giàn khoan phụ thuộc vào số áo phao cứu sinh và số lượng tàu cứu hộ được bố trí trên giàn. Tối đa mỗi ca trên giàn có 125 người lao động.

Bài 3: Vươn ra biển lớn
Cầu dẫn Ampelmann nối từ tàu để kỹ sư di chuyển lên giàn khoan

Với vai trò giám sát công trình, Cường sẽ là một trong những người lên giàn đầu tiên để chuẩn bị giấy phép làm việc cho người lao động. Các giấy phép làm việc được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo phòng chống tất cả các rủi ro có thể xảy ra trên giàn. Sau khi hoàn tất giấy phép làm việc, bộ phận an toàn và chủ đầu tư sẽ đến kiểm tra các khu vực làm việc để chắc chắn thêm một lần nữa vị trí làm việc đó không xảy ra rủi ro nào.

Từ kế hoạch khai thác dầu của chủ đầu tư, Cường cùng nhóm kỹ sư sẽ xây dựng kế hoạch, timeline lắp đặt của giàn để đáp ứng được tiến độ, chuẩn bị tài liệu, bản vẽ thi công, họp các bên để xin giấy phép thực hiện công việc trên giàn.

Mỗi ngày, các bộ phận hợp tác làm việc trên giàn theo 2 ca, từ 6 - 18h chiều và ngược lại. Mọi chi tiết kỹ thuật thi công đều được kiểm định tiêu chuẩn theo quy trình nghiêm ngặt. Ngay cả những mối hàn, ngỡ như đơn giản, nhưng để đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu, đòi hỏi người thợ thực hiện phải có trình độ bậc cao.

"Yêu cầu số một là phải đảm bảo kết nối suôn sẻ các “mắt xích” để giàn khoan hoạt động liên tục, an toàn, hiệu quả. Bởi chỉ cần để xảy ra sự cố là giàn khoan bị trừ điểm, đồng nghĩa với việc giá trị tín nhiệm của đơn vị bị giảm và cơ hội việc làm cho người lao động sẽ khó khăn hơn nhiều, nhất là trong thời buổi giá dầu giảm sâu cũng như dịch vụ thi công giàn khoan dầu khí cạnh tranh khốc liệt như hiện nay", Cường nói.

Bài 3: Vươn ra biển lớn

Trò chuyện với Cường, dễ dàng nhận thấy ở anh sự say mê công việc. Không mấy lời kể về bản thân, anh chỉ say sưa chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ cùng các anh em làm việc trên giàn. Hình ảnh lãnh đạo PTSC M&C cùng các cộng sự quần quật suốt ngày đêm ngoài công trường đã in sâu trong trí nhớ của kỹ sư trẻ.

Cường chia sẻ: Làm việc ở giàn khoan, cuộc sống của mỗi kỹ sư, công nhân là “đi quần quật, làm quần quật”. Có những người mỗi lần về ăn cơm với gia đình là được vợ… ghi sổ, để tính xem tháng này, chồng về được mấy ngày…! Thời gian lắp giàn có khi ở miết ngoài giàn vài tháng…

Ở trong nước, làm trên giàn khoan gian khổ khó khăn là thế, nhưng thi công giàn khoan ở nước ngoài, khó khăn còn nhân lên gấp bội. Ở Qatar thực sự lò lửa, bởi nắng nóng có khi tới 48 độ C, khí hậu nóng ẩm, làm việc trên giàn khoan rất dễ bị sốc nhiệt, độ ẩm cao khiến cơ thể khó thở, có người vừa từ tàu sang giàn, leo 2 tầng thang để lên tầng trên và ngất xỉu tại chỗ.

Ngược lại, thời điểm từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khí hậu gió lạnh, rét buốt, phải mặc thêm áo ấm khi làm việc. Gió và sóng trên biển thay đổi thất thường, có ngày gió to, sóng to khiến người lao động không thể lên giàn làm việc được.

Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ, khẳng định uy tín, tất cả đã đồng lòng, ra sức làm việc, bố trí tăng ca, tăng kíp để "chạy nước rút" sau những ngày nghỉ do giông bão.

Vùng biển vịnh Ba Tư những ngày nắng nóng gay gắt. Vậy mà ngay trên công trình đầy sắt thép rực một màu vàng sơn, những công nhân kỹ thuật vẫn xuyên ngày đêm, miệt mài điều khiển những giàn máy "khủng", vẫn tỉ mẩn trong từng mối hàn… Công trình giàn khoan như một tòa lâu đài bằng thép, vươn cao ngạo nghễ khẳng định dấu ấn Việt Nam trong ngành cơ khí hàng hải quốc tế.

Bài 3: Vươn ra biển lớn

  • Thực hiện: Nguyên Thảo - Nguyễn Cường - Hoàng Hải
  • Trình bày: Nguyên Thảo
Bài 3: Vươn ra biển lớn
(Click ảnh để xem loạt bài)

Nguyên Thảo

Có thể bạn quan tâm

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Petrovietnam khởi công, quyết tâm tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng

Ngày 21/9/2024 tại xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức khởi công tái thiết toàn bộ khu dân cư thôn Kho Vàng.
Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Bổ nhiệm ông Lê Mạnh Cường làm Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam

Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam.
8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

8 tháng đầu năm, dù gặp nhiều khó khăn, song Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã nỗ lực hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đã đặt ra.

Xem thêm

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với Hải quân Việt Nam và biên phòng, các âu tàu, làng chài như vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Trong hành trình ra Trường Sa lần này, tôi may mắn được nói chuyện với Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Khánh, ông đã kể câu chuyện của mình khi làm nhiệm vụ trên biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Được đến với Trường Sa là ước mơ của bất cứ phóng viên nào trong suốt cuộc đời làm báo. Với tôi ước mơ đó đã trở thành hiện thực sau 22 năm cầm bút.
|< < 1 2 3 4 > >|