Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: “Voi”, “Lừa” và kinh tế toàn cầu

Hầu hết các cuộc bầu cử quốc gia trên thế giới không phải là sự kiện toàn cầu, nhưng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là một ngoại lệ. Mỹ chiếm hơn một nửa các chỉ số thị trường toàn cầu và đồng USD tham gia vào 9/10 giao dịch tiền tệ trên toàn thế giới.

Năm nay, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gián đoạn kinh tế, thay đổi hình ảnh nước Mỹ với một nền kinh tế mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm. Vậy điều gì làm cho cuộc bầu cử trở nên đặc biệt quan trọng với nước Mỹ và với phần còn lại của thế giới?

5422-anh-bai-qte

Đối với nước Mỹ, hai ứng cử viên tổng thống có tầm nhìn khác nhau. Về chính sách tài khóa, Tổng thống Trump có khả năng tìm kiếm mức thuế thấp hơn trong nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thực hiện vĩnh viễn một số điều khoản của Đạo luật Cắt giảm thuế và Việc làm dự kiến hết hạn vào tháng 12/2025. Ông có nhiều khả năng sẽ giảm bớt tài chính - gánh nặng cho các tập đoàn nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, cựu Phó Tổng thống Joe Biden có xu hướng tăng thuế suất doanh nghiệp hơn, đồng thời ưu tiên các sáng kiến chi tiêu trên diện rộng xung quanh việc mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế, tăng lương tối thiểu, cung cấp nhiều hỗ trợ liên bang hơn cho nhà ở và giáo dục. Cả hai ứng cử viên đều nhất trí chung về nhu cầu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn, nhưng ông Biden sẽ có xu hướng gắn trực tiếp việc này vào một chương trình nghị sự "xanh".

Cuộc bầu cử này cũng có vẻ quan trọng đối với châu Á - Thái Bình Dương hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trong quá khứ. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, những diễn biến xung quanh các hạn chế về thương mại, công nghệ và chuỗi cung ứng sẽ được theo dõi chặt chẽ, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn với các nhà xuất khẩu mạnh khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Trong khi đó, Hồng Kông cũng đang nổi lên như một điểm nóng địa chính trị mới. Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với quan hệ đối ngoại đã làm gia tăng căng thẳng, nhưng các nhà đầu tư châu Á không cho rằng áp lực từ Mỹ sẽ biến mất nếu ông Trump rời nhiệm sở. Về cơ bản, sự cạnh tranh quyền lực lớn hiện xác định mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Bất kể ai trở thành "chủ nhân" Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới, chiến lược kiềm chế Trung Quốc có vẻ sẽ tiếp tục, và được thúc đẩy không nhiều bởi chủ nghĩa bảo hộ mà bởi những cân nhắc về an ninh quốc gia. Các nhà đầu tư được cảnh báo thận trọng trước sự tách rời cơ cấu giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận và chiến thuật của ông Joe Biden có thể sẽ mang nhiều sắc thái, mục tiêu và tập thể hơn; quan trọng là đối với thị trường, ít biến động hơn so với ông Trump.

Đối với Nhật Bản và các nền kinh tế châu Á khác, liệu Mỹ có tham gia lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nay là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không, là mối quan tâm lớn, do tác động lâu dài đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các đồng tiền châu Á, việc giảm bất ổn thương mại và đồng USD có khả năng yếu hơn dưới thời Tổng thống Biden sẽ là những hướng đi tích cực. Đối với thu nhập cố định của người châu Á, tác động cuộc bầu cử lên tỷ giá của Mỹ sẽ là động lực chính. Kết quả của bầu cử Mỹ có thể sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất và kỳ vọng lạm phát của Mỹ lớn hơn một chút, do đó cũng khiến lãi suất ở châu Á - Thái Bình Dương tăng lên.

Các nhà phân tích dự đoán, áp lực ngắn hạn lên các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản nếu Tổng thống Biden đảo ngược việc cắt giảm thuế trước đó, nhưng một chương trình nghị sự xanh hơn cũng sẽ ưu tiên các loại ôtô thân thiện với môi trường, nơi các nhà sản xuất Nhật Bản và nhà cung cấp thiết bị và pin châu Á đang dẫn đầu thế giới. Các công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi từ mục tiêu cắt giảm phát thải carbon của Mỹ vào năm 2050. Nếu, dưới sự quản lý của chính quyền Biden, thị trường dược phẩm Mỹ mở cửa trở lại với vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc, thì điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học của Trung Quốc để tìm nguồn cung ứng sản phẩm hoặc mua lại công ty ở Mỹ.

Đối với châu Âu, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã căng thẳng hơn trong nhiệm kỳ vừa qua của Tổng thống Trump so với bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn gần đây. Về thương mại, châu Âu đã bị cuốn vào làn sóng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, nhưng cũng đang trải qua những căng thẳng riêng với Mỹ. Mối đe dọa về việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU, đặc biệt trong lĩnh vực ôtô tiếp tục kéo dài. Mỹ là thị trường quan trọng đối với các công ty châu Âu, cả về sản xuất và thị trường cuối cùng. Trung bình, các công ty lớn nhất châu Âu có khoảng 15% cơ sở tài sản và tạo ra khoảng 20% doanh số bán hàng ở Bắc Mỹ, phần lớn là ở Mỹ. Tác động của cuộc bầu cử đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, thuế, xung đột thương mại và đồng USD sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, thị trường chứng khoán.

Tất cả các con đường đều chỉ ra đồng USD yếu hơn so với đồng euro và bảng Anh mạnh hơn trong những tháng tới. Cuộc bầu cử Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư phải suy ngẫm nhiều và một giai đoạn không chắc chắn có thể giúp tình trạng trú ẩn an toàn của đồng USD được giữ vững. Tùy thuộc vào cách cuộc bầu cử diễn ra, các ngành công nghiệp châu Âu khác nhau sẽ bị ảnh hưởng. Trên mặt trận thương mại, các lĩnh vực định hướng xuất khẩu bao gồm một số công ty công nghiệp, nhà sản xuất ôtô với chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp và các thương hiệu hàng xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài thương mại, định hướng chính sách của Mỹ về chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực dược phẩm, bao gồm một số công ty lớn nhất châu Âu tính theo vốn hóa thị trường. Với tầm quan trọng của thị trường Mỹ về lợi nhuận, bất kỳ kết quả bầu cử nào được coi là bất lợi cho việc định giá thuốc sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực này và thị trường châu Âu nói chung.

Các nhà phân tích cũng dự đoán, cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động đến những thị trường mới nổi thông qua ba kênh chính. Thứ nhất, những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô chính của Mỹ. Các tài sản thị trường mới nổi nhạy cảm với tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất của Mỹ và xu hướng chung của đồng USD, tất cả đều có khả năng bị ảnh hưởng bởi kết quả của cuộc bầu cử. Điều đó cho thấy, không có gì lạ khi tài sản của thị trường mới nổi trải qua các đợt biến động giá mạnh ngay sau cuộc bầu cử và sau đó trở lại mức cân bằng. Điều này có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có nguy cơ. Thứ hai, chính sách thương mại. Các Tổng thống Mỹ có quyền định hình mối quan hệ thương mại của nước Mỹ với phần còn lại của thế giới và Mỹ đã có ảnh hưởng to lớn đến đường lối tổng thể của chính sách thương mại toàn cầu trong thời kỳ hậu chiến. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các thị trường mới nổi, vì thị phần của họ trong thương mại thế giới ngày nay gần tương đương với các nước phát triển. Cuối cùng là địa chính trị. Cách Mỹ xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc, Mexico, Venezuela, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-Út cùng với các nước khác, có thể khác nhau tùy thuộc vào việc ai sẽ là tổng thống trong nhiệm kỳ tới.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bầu cử Tổng thống Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 13/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Lebanon và cảnh báo liên quan đến Ukraine của cựu Thủ tướng Anh.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Tổng thống Zelensky nguy cơ 'mất quyền lực' trong khi Nga tuyên bố không đàm phán,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 13/11.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Nga bất ngờ tấn công tên lửa vào thành phố Kiev lần đầu tiên kể từ tháng 8, gây lo ngại việc này có thể phá hoại hệ thống năng lượng khi mùa đông đến gần.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Theo Politico, hai lựa chọn mới trong nội các của ông Trump đang làm nhiều đồng minh của Ukraine 'hài lòng', với mong đợi rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ nước này.
Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth - người dẫn chương trình của Fox News, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới của ông.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới; NATO nêu lý do không đưa quân tới Kiev.
Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc, nước chủ nhà đã giới thiệu máy bay này có tên là White Emperor Type B (hay Bạch Đế B).
Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Ngày 12/11, Bộ Quốc phòng Israel đã bác bỏ mọi thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Theo tờ Economist, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ, hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran hằng năm mang về cho nước này hàng tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 12/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại Kursk và tương lai của Ukraine dưới chính quyền ông Donald Trump
Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết 'nóng' về đàm phán hòa bình; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'

Ông Trump cam kết nóng về đàm phán hoà bình Nga-Ukraine; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'... là nội dung chính trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11.
Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Tình trạng phá sản doanh nghiệp ở Nga không có dấu hiệu giảm và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng tới nếu không có biện pháp can thiệp từ chính phủ.
Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố sẽ duy trì tấn công Hezbollah tại Lebanon, không chấp nhận ngừng bắn cho đến khi đạt được các mục tiêu.
Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn

Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn 'kế hoạch lớn' cho tương lai Trung Đông

Theo hãng tin Axios, đặc phái viên của ông Netanyahu - Dermer đã đến gặp ông Trump để gửi thông điệp chiến lược của Israel trước khi ông Trump nhận nhiệm sở.
Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Israel mở rộng khu vực nhân đạo tại Gaza, đáp ứng yêu cầu từ Mỹ. Tuy nhiên, khu vực này ngày càng chật chội, thiếu nhu yếu phẩm và dịch vụ y tế trầm trọng.
Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Theo Ngân hàng Trung ương Iran, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Iran trong mạng lưới ATM của Nga.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động