Bayer Việt Nam giúp nông dân vượt thử thách trong ngành nông nghiệp Chương trình đào tạo Bayer Agricademy cho nông dân: Nâng tầm chất lượng trái cây và cà phê xuất khẩu |
Dựa trên sáng kiến Forward Farming, Bayer Việt Nam đã giới thiệu bộ sản phẩm của mình thông qua một loạt các hoạt động bao gồm trình diễn trên đồng ruộng, thuyết trình tại hội thảo kỹ thuật và triển lãm các giải pháp tiên tiến cho các loại cây trồng khác nhau.
Cụ thể, tại Viện Nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Bayer Việt Nam đã giới thiệu đến nhà nông mô hình ứng dụng thực tế giải pháp Much More Rice - Bội thu cây lúa trên đồng ruộng. Đây là một bộ giải pháp tích hợp giúp nông dân Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận trong canh tác lúa, đồng thời giải quyết những thách thức lâu dài do sâu, bệnh, cỏ dại cũng như các điều kiện môi trường bất lợi.
Bên cạnh đó, tại chương trình hội thảo trong khuôn khổ sự kiện, Bayer còn trình bày về ứng dụng Airfarm - một nền tảng kỹ thuật số tiên tiến được thiết kế để kết nối dịch vụ thiết bị máy bay không người lái thực hiện nhiều chức năng bao gồm phun thuốc (đang triển khai), và các chức năng khác như bón phân, gieo hạt, giám sát sức khỏe cây trồng (đang trong giai đoạn phát triển), từ đó thúc đẩy tính bền vững và hiệu quả trong canh tác nhờ khả năng thiết lập bản đồ khu vực canh tác thông minh cùng khả năng dự đoán dịch bệnh trong tương lai gần.
Tham quan gian hàng trưng bày của Bayer tại Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, nhà nông còn được tìm hiểu thêm về một số bộ giải pháp “Bội Thu” ứng dụng cho các loại cây trồng khác nhau, bao gồm: Giải pháp bội thu dưa hấu; giải pháp bội thu cà chua; giải pháp bội thu cây xoài, giải pháp bội thu cây bưởi.
Ông Chu Việt Hà - Giám đốc Nhánh Khoa học Cây trồng của Bayer Việt Nam – chia sẻ, tham gia sự kiện này cùng các đối tác trong ngành, Bayer Việt Nam tự hào giới thiệu những giải pháp nông nghiệp tiên tiến cho nhiều loại cây trồng đa dạng, giúp nông gia Việt Nam “canh tác bền vững, bội thu mùa vàng” trong bối cảnh phải ứng phó với các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Văn Chiến - một nhà nông đến từ huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ - chia sẻ, những năm qua, nhà nông trồng lúa chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, tình trạng xâm nhập mặn và điều kiện thời tiết bất lợi…, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lúa. Vì vậy, chúng tôi luôn mong muốn tìm ra những giải pháp bảo vệ cây trồng hiệu quả, an toàn và phương thức canh tác phù hợp để khắc phục những vấn đề này. Năm ngoái, tôi bắt đầu áp dụng thử nghiệm bộ giải pháp bội thu cây lúa của Bayer trên ruộng của mình và đã thấy được hiệu quả của nó trong việc kiểm soát tốt sâu bệnh hại trên lúa.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bayer đã ký kết Biên bản Ghi nhớ với nội dung hợp tác và chia sẻ các biện pháp thiết thực đến nhà nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long. |
Bayer ForwardFarming là một sáng kiến toàn cầu của Bayer nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, dựa trên ba nội dung chính: Giải pháp cho cây trồng, Bảo vệ môi trường và con người; Hợp tác cùng nhau phát triển. Dựa trên mô hình này, nông dân có thể tiếp cận các giải pháp nông nghiệp phù hợp, thực hành canh tác có trách nhiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường và trở thành người tiên phong trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Mô hình này cũng thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức về nông nghiệp hiện đại bền vững thông qua các mô hình thí điểm trên ruộng và nông trại phối hợp cùng nhà nông trên toàn thế giới.
Cùng chung mục tiêu hỗ trợ nhà nông tăng năng suất cây trồng và thực hành canh tác bền vững tại Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bayer đã ký kết Biên bản Ghi nhớ với nội dung hợp tác và chia sẻ các biện pháp thiết thực đến nhà nông dân tại đồng bằng sông Cửu Long.
Các nội dung hợp tác theo biên bản ghi nhớ này bao gồm hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa bền vững tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ thúc đẩy cải thiện trong thực hành nông nghiệp, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, với sự phối hợp của các đơn vị liên quan khác trong ngành.