Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP có những điểm mới gì?

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm.
Phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Tại Hội nghị thông tin báo chí về bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ do Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức sáng 8/3, ông Đào Đức Huấn - Trưởng phòng Quản lý chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP (Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) đã thông tin về một số điểm mới của bộ tiêu chí, quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Theo đó, nâng cao vai trò và giá trị cộng đồng; nâng cao giá trị, tính đặc trưng của sản phẩm thông qua câu chuyện sản phẩm; nâng cao yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy chuẩn và giảm bớt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảm quan.

Cụ thể, về phân nhóm sản phẩm trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, căn cứ 6 nhóm sản phẩm OCOP tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP được xây dựng theo hướng: Cơ bản giữ 26 bộ sản phẩm như Quyết định số 1048/QĐ-TTg, tuy nhiên, thay đổi các bộ sản phẩm. Cụ thể, bổ sung thêm 3 bộ sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm sinh vật cảnh gồm hoa, cây cảnh và động vật cảnh; gộp nhóm sản phẩm về sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí thành bộ sản phẩm thủ công mỹ nghệ; bổ sung một số sản phẩm chưa được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg vào bộ sản phẩm như mật ong, tinh dầu…

Về cấu trúc các nội dung đánh giá sản phẩm OCOP, giữ nguyên cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 3 phần (sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm).

Tuy nhiên, điều chỉnh lại cơ cấu điểm giữa 3 phần thành 40-25-35. Cụ thể, sản phẩm và sức mạnh cộng đồng 40 điểm; khả năng tiếp thị 25 điểm và chất lượng sản phẩm 35 điểm (cơ cấu theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg là 35-25-40).

Về nội hàm nội dung của các tiêu chí, đối với sản phẩm tươi sống thì tiêu chí thể hiện là nguồn gốc sản phẩm (thay vì nguyên liệu). Liên kết chuỗi sản xuất được quy định theo khối lượng đầu vào/nguyên liệu đầu vào. Làm rõ yêu cầu về nguồn gốc, ý tưởng sản phẩm theo hướng đặc trưng, nổi trội, bản sắc, trí tuệ địa phương; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn hàng hóa…

Điều chỉnh cơ cấu điểm của các chỉ tiêu theo hướng nâng cao điểm số đánh giá về vai trò và sức mạnh của cộng đồng như: Sử dụng nguyên liệu địa phương (tăng từ 3 lên 5 điểm); liên kết sản xuất (tăng từ 2 lên 3 điểm); sử dụng lao động địa phương (tăng từ 1 lên 3 điểm),…

Nâng cao điểm số đánh giá thể hiện về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nâng cao giá trị văn hóa, câu chuyện sản phẩm, bao bì sản phẩm trong bộ tiêu chí. Cụ thể, nguồn gốc ý tưởng sản phẩm (tăng từ 3 lên 5 điểm); trí tuệ/bản sắc địa phương (tăng từ 3 lên 5 điểm); phong cách, ghi nhãn hàng hóa (tăng từ 2 lên 3 điểm).

Về bổ sung một số chỉ tiêu mới, bổ sung một số tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP; khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số như: sở hữu trí tuệ; tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm; điểm khuyến khích cho chủ thể là nữ/đồng bào dân tộc thiểu số…

Về yêu cầu bắt buộc đối với một số tiêu chí theo mức phân hạng sao, bộ tiêu chí OCOP đã lồng ghép các yêu cầu được quy định tại Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 18/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các yêu cầu tối thiểu cần đạt trong các bộ tiêu chí chấm điểm. Ví dụ, yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc/nguyên liệu địa phương; năng lực và hợp đồng liên kết sản xuất; sử dụng lao động địa phương; yêu cầu về bản sắc, trí tuệ địa phương của sản phẩm; yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ; công bố tiêu chuẩn chất lượng…

Theo quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mới, hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được sửa đổi theo hướng giảm bớt các biểu mẫu như: phiếu đăng ký sản phẩm tham gia chương trình; phương án sản xuất kinh doanh… Đồng thời, bổ sung “báo cáo tự đánh giá của chủ thể” nhằm mục tiêu giúp chủ thể phân tích, đánh giá và xác định được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đồng thời, thể hiện được các nội dung đánh giá của chủ thể theo tiêu chí; làm căn cứ để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp có cơ sở để xem xét, đánh giá.

Về đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP, phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao (OCOP cấp quốc gia).

Về quy định tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được quy định họp 1 lần thay vì 2 lần theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg. Bổ sung vai trò, nhiệm vụ của Tổ tư vấn hội đồng để giúp việc hội đồng trong hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương - thông tin, về tổng thể chung của chương trình, việc phân cấp sẽ giúp định vị và phân cấp rõ ràng hơn về sản phẩm OCOP, giúp người tiêu dùng hiểu và nắm rõ hơn về đặc điểm của sản phẩm. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm và sự chủ động của cấp huyện trong việc hỗ trợ phát triển sản phẩm và tổ chức kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP. Đồng thời, giảm tải khối lượng công việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh.

Đối với các chủ thể, việc phân cấp giúp nâng cao năng lực hỗ trợ các chủ thể của cán bộ quản lý OCOP cấp huyện, xã; tạo động lực để các chủ thể OCOP phát triển và hoàn thiện sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng, thúc đẩy động lực phấn đấu sản phẩm được đánh giá ở sao cao hơn. Các chủ thể cần tập trung khi xây dựng hồ sơ ngay từ đầu, giúp giảm bớt thời gian, nguồn lực trong chuẩn bị hồ sơ.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến ngày 31/12/2022, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai áp dụng bộ tiêu chí để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Có 8.689 sản phẩm OCOP (65,5% sản phẩm 3 sao; 33,6% sản phẩm 4 sao; 0,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao) của 4.479 chủ thể OCOP được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP vươn xa.
Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Đã có hơn 20 doanh nghiệp, chủ thể OCOP được ký kết biên bản ghi nhớ để đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị Goldfruit và một số kênh bán lẻ tại Hà Nội, chiều 2/7.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Nhiều chủ thể sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xin chứng nhận lại sản phẩm OCOP hay hoàn thiện hồ sơ để nâng sao cho sản phẩm.

'Hành trình OCOP' thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt trong thời đại số

“Hành trình OCOP” được thực hiện với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chất lượng cao tăng doanh số bán hàng trong thời đại công nghệ số.
Bình Thuận có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP

Bình Thuận có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Thuận có 76 sản phẩm OCOP còn hiệu lực công nhận, trong đó có 66 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Thanh Hóa: Xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính

Thanh Hóa: Xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP

Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ngành liên quan phát triển, đẩy mạnh lĩnh vực xúc tiến thương mại trong việc kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Các sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã có sự đa dạng về nhóm sản phẩm và mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm OCOP phát triển, vươn ra các thị trường quốc tế.
Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Gameshow “Hành trình OCOP”: Thêm đôi cánh cho sản phẩm xã, phường

Chương trình Gameshow “Hành trình OCOP” được phát sóng từ tháng 5/2024 sẽ góp phần lan toả hình ảnh và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động