Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng bền vững đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Phát triển năng lượng sạch: Sẽ được tính toán tối ưu Việt Nam sẽ có nhiều chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Cần có giải pháp tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững là ý kiến chung của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp tại Hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức vào sáng ngày 17/6, tại Hà Nội.

Trong những năm qua, Nhà nước khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời với giá mua điện rất hấp dẫn (điện mặt trời 9,35 US cent/kWh; điện gió 8,8 US cent/kWh). Với cơ chế này, trong thời gian ngắn các nhà đầu tư ồ ạt xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái, bổ sung thêm công suất cho hệ thống điện Việt Nam. Hiện tỷ lệ điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất hệ thống.

Hội thảo đã làm rõ các vấn đề còn tồn tại của Quy hoạch điện VII mở rộng như: Lý do tại sao tiến độ của nhiều dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị kéo dài, trong đó có nhiều dự án chậm tới hàng chục năm như Dự án nhiệt điện Thái Bình 2; chuỗi dự án điện khí lớn nhất là Lô B-Ô Môn và Cá Voi Xanh - Quảng Nam, Quảng Ngãi… Để từ đó, rút kinh nghiệm để triển khai Quy hoạch điện VIII. Hội thảo cũng đã phân tích những cơ chế chính sách, thách thức về vốn đầu tư, sự chỉ đạo từ trên xuống dưới; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các dự án sau này.

Nói về vấn đề trên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng: “Có 3 yếu tố quyết định của một dự án: Yếu tố vốn là hàng đầu, hai là cơ chế chính sách, ba là sự chỉ đạo, lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương, tới các nhà đầu tư, nhà thầu”.

“cần có các cơ chế hiệu quả tiếp nối để tiếp tục huy động vốn khai thác tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo của Việt Nam, phù hợp với định hướng giảm phát thải khí nhà kính”, ông Trần Viết Ngãi chia sẻ.

Cần có  chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ vào tháng 4/2022 đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII thông qua đã đáp ứng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55/NQ-TW và cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26.

Theo đó Viện Năng lượng đã đề xuất kịch bản chuyển đổi năng lượng với tổng quy mô công suất nguồn điện năm 2030 là 145.185 MW và năm 2045 là 413.054 MW. Trong đó các nguồn nhiệt điện than sẽ chuyển dần sang dùng biomass và amoniac, các nguồn nhiệt điện khí LNG sẽ chuyển dần sang dùng hydrogen. Loại bỏ 6 dự án nhiệt điện than chưa triển khai với tổng công suất 8.800 MW; cân đối 10 dự án nhiệt điện than và LNG đang chuẩn bị đầu tư với tổng công suất 10.842 MW.

Trước kinh nghiệm của một số dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị chậm và các dự án chuẩn bị đầu tư theo dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng như tỷ lệ nguồn điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất toàn hệ thống, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho rằng: “Vừa đảm bảo phát thải ròng bằng không, vừa phải giữ được mức tăng trưởng kinh tế là một thách thức lớn”.

Ông Huân cũng chỉ ra 02 trở ngại lớn đó là xử lý thế nào để phát triển khi nguồn năng lượng tái tạo không ổn định? Nếu dùng giải pháp là bộ trữ điện thì giá thành như thế nào trong khi Việt Nam chưa thể sản xuất, nội địa hóa được? xử lý rác thải sau khi hết khấu hao sử dụng? Vì tất cả điều này sẽ tác động lên giá thành sản xuất điện và giá điện phải làm sao phải phù hợp với điều kiện chi trả của người dân cũng như đảm bảo để cho nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó các nhà máy nhiệt điện than chuyển đổi thì người lao động sẽ chuyển đi đâu, làm gì, trong khi lượng amoniac mới chỉ đáp ứng được cho 20% nhu cầu của các nhà máy khi chuyển đổi và lộ trình chuyển đổi như thế nào?

“Chúng ta phải có chiến lược tổng thể để ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững. Các chuyên gia cần đưa ra được mô hình phù hợp để giảm phát thải vẫn đảm bảo cho phát triển kinh tế. Chúng ta có nhiều ngành có thể giảm phát thải chứ không riêng ngành năng lượng. Chúng ta phát điện nền hay mua bộ dự trữ? Nguồn thủy điện đã khai thác tới hạn, nếu chúng ta giảm điện than … thì lấy nguồn điện gì để thay thế?”, ông Huấn phát biểu.

Cần có  chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững
Các chuyên gia, đại biểu cho rằng cần có chính sách tổng thể để năng lượng Việt Nam phát triển bền vững

Phát biểu ý kiến, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ cho rằng, thực tế cho thấy ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng đều cần nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho sự phát triển an ninh năng lượng và tính bền vững của năng lượng Việt Nam. Theo Quy hoạch điện VII mở rộng, giai đoạn 2016-2020 chúng ta cần vốn đầu tư 7,9 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030 là 10,8 tỷ đô/năm, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, từ 2021-2030 là 12,8 tỷ USD/năm. Lượng vốn đó là rất lớn...”

Còn theo ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: "Hiện nay chúng ta có khoảng 21.000 MW năng lượng lượng tái tạo, như vậy chúng ta đã có 27% tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện khi các nước trong ASEAN đặt mục tiêu đạt khoảng 20%”.

“Tuy nhiên thực tế trong tháng 4 và 5 vừa qua cho thấy, với khoảng 4.000 MW điện gió nhưng nguồn không ổn định khi công suất phát điện thường xuyên biến động lớn hàng ngày nhiều lúc chỉ đạt trên 300MW, còn hầu không có gió”, ông Tài Anh chia sẻ.

Ông Tài Anh cũng cho rằng, Quy hoạch điện VIII đang xây dựng, đã đặt ra phương án các nguồn để làm sao chi phí điện hợp lý để người dân có thể chấp nhận được…

Còn ông Lý Anh Dũng, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Chính sách an ninh năng lượng quan trọng với tất cả các quốc gia, tuy nhiên để đạt mục tiêu giảm phát thải bằng không vào năm 2050 thì phải có sự tham gia của các ngành kinh tế chứ không riêng gì ngành điện. Chúng ta phải làm rõ mức phát thải của các ngành kinh tế và huy động các ngành, nguồn lực tham gia vào giảm phát thải. Và tỷ lệ giảm phát thải bao nhiêu của các ngành như: Giao thông, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp… chúng ta phải làm rõ ”.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội chia sẻ: "Hội thảo ngày hôm nay tôi thấy các tham luận rất có ý nghĩa nhưng có một số vấn đề nổi lên cần phải trao đổi rõ. Thế giới đang thay đổi và chúng ta cần thay đổi chính sách để đáp ứng. Hiện Dự thảo Luật Dầu khí đang được trình Quốc hội xem xét, cùng với đó là kế hoạch sửa đổi Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… tất cả những vấn đề này nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, thay đổi. Điển hình như Luật Điện lực, Điều 4 đã được sửa đổi nhằm huy động các nguồn lực ngoài nhà nước trong đầu tư phát triển lưới điện...”.

Hội thảo đã phân tích những vấn đề thiết thực cụ thể qua thực tiễn về phát triển năng lượng Việt Nam gồm điện khí, các dự án năng lượng khác như than, sinh khối, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ có báo cáo kiến nghị đề xuất lên các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các tập đoàn, các nhà đầu tư, các nhà cấp vốn… về cơ chế chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát triển năng lượng Việt Nam một cách bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin mới nhất

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Tin cùng chuyên mục

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

PTC 3 đã chủ động phổi hợp với các lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn hệ thống lưới truyền tải điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên dịp Quốc khánh.
Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình,công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã làm việc với Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO).
Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ của công ty có vốn 776 tỷ đồng

Bộ Công Thương phê duyệt Điều lệ của công ty có vốn 776 tỷ đồng

Bộ Công Thương vừa có Quyết định 2173 phê duyệt Điều lệ của Công ty TNHH MVT vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động