Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo tin nhắn thương hiệu

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đã có nhiều người tiêu dùng bị các đối tượng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) để phạm tội chiếm đoạt tài sản. Do đó người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Giới phân tích cho biết SMS Brand Name là một hình thức tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến các khách hàng, để chăm sóc, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới… đến khách hàng. Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brand Name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.

Phương thức thủ đoạn lừa đảo phổ biến của các đối tượng là sử dụng số điện thoại bất kỳ (SIM rác) để phát tán nội dung lừa đảo. Hành vi lừa đảo này đã được cảnh báo, tuyên truyền đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã thay đổi phương thức, thủ đoạn là giả mạo tin nhắn, cuộc gọi thương hiệu - Brand Name của các ngân hàng, công ty điện lực… nguy hiểm hơn là các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo này lại được lưu trữ cùng thư mục với các tin nhắn thương hiệu “thật” của các ngân hàng trên điện thoại di động của người dùng. Do đó, người dùng, khách hàng của các ngân hàng, công ty điện lực… sẽ rất dễ nhầm tưởng đây là thông báo chính thức từ các ngân hàng hay các cơ quan hữu quan. Đây là thủ đoạn rất tinh vi và nguy hiểm.

Bằng nhiều nguồn khác nhau, sau khi có được thông tin khách hàng của các ngân hàng, tổ chức… các đối tượng sẽ gửi các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo Brand Name đến khách hàng đó. Trong nội dung các tin nhắn giả mạo này luôn kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng quản lý (các trang web này có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng, tổ chức…) nên người dùng dễ lầm tưởng, mất cảnh giác. Khi người dùng truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự các website chính thức của ngân hàng, tổ chức… và được yêu cầu điền các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP….

Khi có được các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi như:chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…

Bằng các phương thức, thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Với phương thức phát tán tin nhắn Brand Name giả mạo ngân hàng, tổ chức… khách hàng rất khó để phân biệt được thật giả. Một số tổ chức đã gửi khuyến cáo về các hình thức lừa đảo để cảnh báo khách hàng của mình nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận được thông tin hay hiểu hết được mức độ tinh vi và nguy hiểm của những thủ đoạn trên.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), đây là thủ đoạn rất tinh vi, cần được người tiêu dùng nhận biết, quan tâm, nâng cao cảnh giác để tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khối lượng giao dịch ngân hàng theo phương thức online là rất lớn. Do đó, khi nhận được những tin nhắn như trên, người tiêu dùng cần: Kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng, tổ chức… để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, tổ chức… không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Bởi lẽ thông thường website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).

Ngoài ra, khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng , tổ chức…để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng, tổ chức…và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Làm thế nào khi bị tín dụng đen

Làm thế nào khi bị tín dụng đen 'khủng bố' đòi nợ?

Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2024

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tuyển dụng viên chức năm 2024

Nỗ lực duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nỗ lực duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xảy ra liên tiếp các vụ buôn bán thuốc giả, cơ chế nào kiểm soát hiệu quả?

Xảy ra liên tiếp các vụ buôn bán thuốc giả, cơ chế nào kiểm soát hiệu quả?

Mua máy lọc nước, người dùng cần cảnh giác trước những chiêu trò ‘thổi phồng’ sản phẩm

Mua máy lọc nước, người dùng cần cảnh giác trước những chiêu trò ‘thổi phồng’ sản phẩm

Hà Nội: Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp

Hà Nội: Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp

Toyota Việt Nam triệu hồi 660 xe Lexus do lỗi camera và bơm nhiên liệu

Toyota Việt Nam triệu hồi 660 xe Lexus do lỗi camera và bơm nhiên liệu

Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy

Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy

Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 6 trong Top 10 nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới

Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Quản lý mô hình sở hữu kỳ nghỉ: Kinh nghiệm từ quốc tế

Quản lý mô hình sở hữu kỳ nghỉ: Kinh nghiệm từ quốc tế

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tiếp nhận gần 55.000 cuộc gọi

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tiếp nhận gần 55.000 cuộc gọi

Đề xuất hoàn thiện pháp luật du lịch để bảo vệ người dân trước ‘bẫy’ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ

Đề xuất hoàn thiện pháp luật du lịch để bảo vệ người dân trước ‘bẫy’ hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ

Bộ Công Thương lên tiếng về mô hình kinh doanh dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ

Bộ Công Thương lên tiếng về mô hình kinh doanh dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ

Thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam

Thu hồi giấy phép bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam

Thông tin quảng cáo sai sự thật đang

Thông tin quảng cáo sai sự thật đang 'bủa vây' người tiêu dùng

Phát triển tổ chức, mở rộng hoạt động tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng

Phát triển tổ chức, mở rộng hoạt động tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng

Hơn 50 nghìn lượt khách tham quan triển lãm ‘‘Sản xuất, tiêu dùng bền vững năm 2024’’

Hơn 50 nghìn lượt khách tham quan triển lãm ‘‘Sản xuất, tiêu dùng bền vững năm 2024’’

Xem thêm