Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 05/11/2024 00:51

Có một cô giáo người Dao như thế!

Yêu trường, mến trẻ… 20 năm theo nghề sư phạm là 20 năm cô giáo Lý Thị Thu (người dân tộc Dao) dành hết tâm huyết cho những học trò vùng cao. Với cô, việc truyền dạy kiến thức cho học sinh giúp cô vui hơn mỗi ngày và thấy cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa.
Năm 2001, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Âm nhạc, cô giáo Lý Thị Thu được phân công giảng dạy tại Trường Phổ thông cơ sở xã Long Đống (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Đây là ngôi trường thuộc vùng khó, địa bàn rộng, có một điểm chính và 7 điểm trường lẻ. Các điểm cách xa nhau nên việc đi lại rất vất vả cho cả thầy cô và học trò.

Lần đầu tiên đi giảng dạy ở điểm trường lẻ tại thôn Bản Liếng (cách trường chính khoảng 10 km), dù đã được đồng nghiệp cảnh báo trước nhưng cô Thu vẫn ngỡ ngàng trước những con đường đèo quanh co uốn lượn trên những triền đồi, xuyên qua rừng, vừa dốc, vừa trơn, lại vắng vẻ.

Buổi đầu đến điểm trường bản Liếng rơi đúng vào ngày trời mưa to, do chưa quen đường nên cô Thu bị ngã xe, quần áo, cặp sách lấm đầy bùn đất. Đang ê ẩm vì đầu gối trầy xước bầm tím thì một phụ huynh lại gần cô Thu nói: “Hôm qua con tôi đi học về kể, ngày mai có cô giáo mới. Cô rất trẻ và cũng là người Dao. Biết vậy, tôi vui lắm, nên hôm nay chúng tôi cùng các cháu học sinh đến chờ đón cô giáo”. “Lúc đó, cảm giác mệt mỏi, ê ẩm dường như tan biến. Tôi thực sự xúc động vì sự quan tâm của phụ huynh, vì ánh mắt trong trẻo, háo hức của những em học sinh DTTS chân còn vương bùn đất” – cô giáo Lý Thị Thu nhớ lại.

Từ những cảm xúc khó quên ban đầu, trong suốt những năm tháng dạy học ở xã Long Đống, cô Thu luôn làm việc với rất nhiều hứng thú. Từ việc sử dụng tiếng phổ thông và tiếng Dao, kết hợp với hành động, biểu cảm để giảng bài; đến việc lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp cho những học sinh cá biệt, thích chơi hơn thích học.

Những giờ phút học và chơi vui vẻ của cô giáo Lý Thị Thu và học trò

Đến nay, bàn chân cô Lý Thị Thu đã đi đến tất cả các điểm trường lẻ gập ghềnh, gian nan của Trường PTCS Long Đống. “Giáo viên ở đây đều phải dạy ghép từ hai, ba trình độ trong một lớp học. Tuy vất vả, khó khăn nhưng tôi cảm thấy rất vui vì biết rằng các em đang mong chờ từng ngày cô vào trường để được học hát, học múa” – cô Thu chia sẻ. Vừa giảng dạy vừa kiêm Tổng phụ trách Đội của trường; cô Thu đã tham mưu và tổ chức nhiều hoạt động phong trào sôi nổi, như: Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; xuống bản tuyên truyền, vận động học sinh đến trường… Ở đâu có cô giáo Lý Thị Thu, ở đó có tiếng hát, tiếng cười. Mỗi giờ học của Thu luôn là niềm vui, sự mong chờ của các học trò.

Hiện cô giáo Lý Thị Thu đã chuyển về công tác tại Trường Tiểu học xã Long Đống. “Dạy học ở vùng cao vẫn còn nhiều gian nan lắm nhưng nhìn các em tiến bộ và trưởng thành tôi lại có thêm động lực để gắn bó và trân trọng nghề dạy học của mình” – cô Thu bộc bạch. Nhân ngày 20/11 – ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam, xin chúc cho cô giáo người Dao Lý Thị Thu sức khỏe, hạnh phúc để cô tiếp tục chắp cánh cho những ước mơ của học sinh bay cao, bay xa hơn nữa.

Trong quá trình công tác, cô Lý Thị Thu đã được nhận nhiều giải thưởng trong các hội thi, sáng kiến kinh nghiệm và danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Giỏi việc nước - đảm việc nhà, Giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi. Năm 2020, cô Lý Thị Thu là một trong những giáo viên được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long thực hiện.
P.V

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức