Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Có một nhà ngoại giao năng động trong cuộc đời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Cuộc đời của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan gắn chặt chẽ với sự nghiệp ngoại giao của đất nước, từ ngoại giao kết nối đến ngoại giao kinh tế, ngoại giao hội nhập
Ngoại giao và kinh tế đều ẩn chứa văn hóa Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Chuyện chưa biết về hậu trường đàm phán

Nghề báo đã giúp tôi hai lần được trực tiếp gặp nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và cả hai lần ông đều để lại cho tôi những ấn tượng sâu đậm.

Lần thứ nhất là vào năm 1990 sau khi ông được cử giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Dạo đó, Thư viện Hà Nội thường cứ vào tối thứ ba hàng tuần tổ chức các buổi nói chuyện về các chủ đề kinh tế, văn hoá, xã hội được dư luận quan tâm. Có một tối mùa thu năm đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Khoan được mời đến nói chuyện tại Thư viện Hà Nội. Câu chuyện của ông về chủ đề ngoại giao của đất nước trước những biến chuyển nhanh chóng của thời cuộc lúc bấy giờ. Phong thái giản dị, không màu mè, nhà ngoại giao Vũ Khoan áo cộc tay đi đôi dép tổ ong trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ với lượng thông tin sốt dẻo thấm đẫm nghề nghiệp cùng tính định hướng rất cao đã chinh phục tất cả những người nghe.

Xuất hiện ở những cuộc nói chuyện chuyên đề lúc bấy ở Thư viện Hà Nội thường là các học giả, nhà thơ, nhà văn hoặc cao lắm là chỉ đến cỡ vụ trưởng. Buổi nói chuyện hôm đó của ông Vũ Khoan ở cương vị một Thứ trưởng thực sự là một sự kiện lúc bấy giờ.

Lần thứ hai tôi gặp ông là vào cuối năm 2016 nhân dịp ra mắt cuốn sách “Vài ngón nghề ngoại giao” mà ông là tác giả, tại Hoàng thành Thăng Long. Vẫn là cách nói chuyện hàm súc, dí dỏm, đầy ắp thông tin không lẫn vào đâu của nhà ngoại giao Vũ Khoan.

Lúc này nhà ngoại giao Vũ Khoan đã nghỉ hưu ngót 10 năm. Nhưng với ông có hưu mà không có nghỉ. Sự nghiệp phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng mà ông đã dành cả cuộc đời vẫn hãy đau đáu trong ông, khi giờ đây những ý kiến, suy ngẫm, đánh giá của ông vẫn được lắng nghe, đón nhận không chỉ những người trong cuộc, cùng thời mà còn hết sức bổ ích, sâu sắc với giới trẻ.

Bởi sự nghiệp của ông là bề dày của các cuộc thương thuyết đàm phán, khởi sự là hoà đàm Paris trong thời gian chiến tranh đến việc Việt Nam gia nhập ASEAN và khu mậu dịch tự do của khối này, kế đến là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và một chặng đường dài với cuộc thương thuyết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới cùng các cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ, cương vực đất nước.

Có một nhà ngoại giao năng động trong cuộc đời nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan ký tặng sách cho bạn đọc

Đó là những cuộc đàm phán dù gần dù xa cũng đều quan hệ đến vị thế, vai trò của đất nước trong những bối cảnh đầy thử thách của thời cuộc đem đến, cả những thử thách ngay chính trong nội tại để tìm ra con đường đi phù hợp với lợi ích đất nước, phù hợp với xu thế thời đại để vừa tăng cường tiềm lực, vừa thêm bạn bớt thù. Trên hết là hình ảnh một đất nước Việt Nam, đất nước của hoà bình, phát triển, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước, các tổ chức quốc tế.

Xin được dừng lại ở giai đoạn 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005. Các nhà viết sử chắc chắn sẽ còn trở lại giai đoạn này để làm rõ hơn những sự kiện, những bài học, những câu chuyện về hội nhập làm nền cho tương lai.

Năm 1998, ông Vũ Khoan, được phân công làm Thứ trưởng thứ nhất phụ trách quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo. Những lĩnh vực ấy giờ đây nhìn lại tỏ rõ là những lĩnh vực đầy đột phá, rất cần đến những tư duy mới để phù hợp, để tận dụng những cơ hội được mở ra. Những cơ hội khi ấy có khi đến rất nhanh và đi cũng rất nhanh mà có khi không chờ vào quyết định của chúng ta.

Ngày 28/1/2000, ông Vũ Khoan được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thay ông Trương Đình Tuyển chuyển sang làm Trưởng phái đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam. Ngày 8/8/2002, ông được phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, được phân công phụ trách Kinh tế đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC.

Hai sự kiện đáng kể nhất trong giai đoạn này của Việt Nam là các cuộc đàm phán để đi đến đúc kết Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cùng tiến trình đàm phán marathon để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

Đó không chỉ thuần tuý là những thoả ước thương mại mà còn là những thoả ước hội nhập hết sức quan trọng, minh chứng cho bạn bè, đối tác về hình ảnh một nước Việt Nam tự tin, có trách nhiệm và sẵn sàng làm giàu thêm, sâu sắc thêm và công bằng hơn cho các luật chơi quốc tế.

Vừa củng cố vai trò, vị trí của ngành Thương mại, ngành kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng của đất nước, ông Vũ Khoan cũng trực tiếp tham gia các tiến trình đàm phán. Giới ngoại giao nước ngoài vốn có thói quen “nghe nhạc hiệu đoán chương trình” khi “hóng” xem dẫn đầu đoàn đàm phán, đoàn đại biểu là nhân vật nào tham gia các sự kiện “chốt” trong đàm phán, ký kết để xét đoán tương lai của các thoả thuận. Vốn biết tiếng ông Vũ Khoan đã lâu, mỗi dịp được thông báo có ông Vũ Khoan tham gia đoàn, giới phân tích lại có thêm cơ sở để khẳng định về tính lạc quan với cái kết có hậu (happy end) cho các cuộc đàm phán lúc bấy giờ của Việt Nam.

Sau này, khi nhìn lại những gì được cho là tâm đắc, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan hay nói đến 3 điều. Thứ nhất là với hội nhập về kinh tế, từ vào ASEAN đến APEC, ASEM (Diễn đàn hợp tác Á - Âu), ông là người đề xuất, được lãnh đạo cấp cao chấp thuận và đi vào thực thi. Thứ hai là ký được Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mà ở đây ông là người kết thúc đàm phán để đi đến ký kết. Ông bảo đàm phán cũng giống như một cuộc chiến, mở ra có thể rất dễ song khó nhất là đi đến được kết thúc thành công. Và thứ ba là đề xuất mở rộng quan hệ quốc tế, cả song phương lẫn đa phương. Nhất là với các nước lớn bởi “để chơi” và “chơi được” (chữ ông hay dùng) với họ cũng không đơn giản khi mà quan hệ quốc tế ngày càng biến ảo khôn lường.

Một nhà lãnh đạo như thế, một nhà ngoại giao như thế đã đi xa...

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Lữ đoàn Ukraine tan tác; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine trưa 28/10.
4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

Các quốc gia thuộc thành viên ASEAN gồm: Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Liên bang Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 28/10.
Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam dự kiến nâng tầm quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa với sự hỗ trợ của NATO.

Tin cùng chuyên mục

Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia đánh giá BRICS có ý nghĩa chiến lược với nước này, đồng thời nhận định vị trí địa lý của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 27/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản 'vây Ngụy, cứu Triệu' đổ vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản vây Ngụy, cứu Triệu đổ vỡ khi Ukraine đang thua trên khắp mặt trận miền Đông.
Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Tờ Al Jazeera đưa tin, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã lên tiếng xác nhận việc Israel tấn công "các cơ sở quân sự và an ninh quan trọng".
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 26/10.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Một vụ rò rỉ thông tin tình báo đã tiết lộ Israel đang sử dụng một loại UAV tầm xa tiên tiến nhằm trinh sát trên bầu trời Iran và thậm chí là cả Trung Đông.
Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine trưa ngày 25/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 'lên tiếng' thổi bay căn cứ UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 “lên tiếng” thổi bay căn cứ UAV Ukraine; Nga tiếp tục mở hướng vây hãm mới tại Kursk khiến AFU nguy khốn
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Bí mật đằng sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Elon Musk

Bí mật đằng sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Elon Musk

Theo tờ Wall Street Journal, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tỷ phú Elon Musk đã bí mật trao đổi về các vấn đề địa chính trị và kinh doanh kể từ năm 2022.
Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức và Vương quốc Anh đã ký một thoả thuận chiến lược về việc sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hiện đại cho trực thăng Sea King của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga... là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 25/10.
Xuất khẩu lê và táo của Argentina phục hồi nhẹ trong 9 tháng

Xuất khẩu lê và táo của Argentina phục hồi nhẹ trong 9 tháng

Xuất khẩu lê và táo của Argentina tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 6%, đạt 302.404 tấn; Brazil tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước này.
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Nhân Ngày Cộng hòa Kazakhstan (25/10), Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á.
Hàng Việt Nam

Hàng Việt Nam 'nhân đôi' cơ hội khi xuất khẩu sang thị trường Anh

Việc hưởng ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA và CPTPP sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có nhiều lợi thế hơn và gia tăng năng lực cạnh tranh tại thị trường Anh.
Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tăng vọt, thâm hụt thương mại chỉ còn 2,1 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tăng vọt, thâm hụt thương mại chỉ còn 2,1 tỷ USD

Dữ liệu từ Stats NZ cho thấy, xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tháng 9 đạt 5 tỷ USD, nhập khẩu giảm 0,9%, thâm hụt thương mại thu hẹp còn 2,1 tỷ USD.
Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô 5,14 triệu thùng/ngày

Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô 5,14 triệu thùng/ngày

Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, nước này tăng 6% hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân năm 2025 và sẽ đạt khoảng 5,14 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu thép dẹt của Ukraine bùng nổ trong 9 tháng năm 2024

Xuất khẩu thép dẹt của Ukraine bùng nổ trong 9 tháng năm 2024

Dữ liệu này được Cơ quan Hải quan Nhà nước Ukraine công bố, xuất khẩu thép dẹt của nước này tăng 65,1% trong 9 tháng năm 2024, đạt 1,297 triệu tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động