Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Quốc hội cho rằng, khi quản lý về giá cần phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Giá thuốc chênh lệch giữa các cơ sở y tế và nhà thuốc, Bộ Y tế nói gì? Cơ sở kinh doanh dược: Không bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó nhiều vấn đề “nóng” cho doanh nghiệp lĩnh vực y tế

Phải có biện pháp quản lý giá phù hợp với thực tiễn

Sáng 22/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà - đoàn Hà Nội cho biết, về vấn đề quản lý giá thuốc, tại Điều 2 của dự thảo nêu khái niệm về giá bán buôn thuốc dự kiến. Đây cũng là khái niệm để quản lý giá thuốc.

Tuy nhiên, qua báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong hồ sơ do Bộ Y tế trình Quốc hội thì chủ yếu mô hình quản lý giá thuốc là cơ quan quản lý nhà nước quy định trần giá thuốc như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan…

Dự thảo hiện nay quy định mức giá bán buôn tối đa lại do cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc quy định. Quy định này có thể dẫn đến nguy cơ độc quyền thuốc trên thị trường.

"Ví dụ như, trong trường hợp cơ sở nhập khẩu thuốc xác định mức giá bán buôn dự kiến rất thấp và thành lập chuỗi nhà thuốc để bán lẻ. Sau đó đẩy giá thuốc tăng lên ở hệ thống bán lẻ của mình. Đây chính là kênh bán hàng trực tiếp cho người dân và người dân vẫn phải mua thuốc giá cao" - đại biểu đoàn Hà Nội nêu.

Theo quy định tại Điều 107 dự thảo quy định chỉ công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến với thuốc kê đơn, Vậy một câu hỏi đặt ra đối với thuốc không kê đơn của cơ sở nhập khẩu và cơ sở sản xuất thì quản lý giá thế nào? "Tôi cho rằng khi quản lý về giá thì cần phải quản lý giá của tất cả các loại thuốc" - bà Trần Thị Nhị Hà nói.

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, dự thảo Luật quy định tại Điều 112 sửa đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh “Tổ chức tiếp nhận hồ sơ kê khai giá thuốc của các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn theo quy định về quản lý giá thuốc”.

Như vậy, nếu không có tiêu chí để các địa phương có thể ban hành danh sách các cơ sở kinh doanh dược phải kê khai giá sẽ dẫn đến mỗi địa phương sẽ có cách tổ chức thực hiện khác nhau, và cùng một doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều địa bàn thì việc thực hiện kê khai giá cũng sẽ khác nhau.

Hơn nữa, với các tỉnh thành có quy mô lớn như Hà Nội (gần 10.000 cơ sở bán lẻ và 1.500 cơ sở bán buôn), quy định này tạo thêm nhiều công việc cho chính quyền địa phương, tăng gánh nặng về thủ tục cho các cơ sở kinh doanh dược khi thực hiện kê khai giá.

Trong khi đó, ngay từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 23 về việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 540 về chuẩn dữ liệu đầu ra trong đó có đầy đủ trường thông tin về giá thuốc để quản lý. Hơn nữa, theo quy định thì mục đích của kê khai giá chỉ là tổng hợp, dự báo thị trường theo quy định tại Luật giá.

Từ những phân tích nêu trên, đại biểu đề xuất Ban soạn thảo quy định tiêu chí đối với cơ sở dược phải kê khai giá thuốc để các địa phương tổ chức thực hiện; đồng thời, chưa thực hiện việc kê khai giá đối với cơ sở bán lẻ thuốc vì tất cả các cơ sở đều phải thực hiện niêm yết giá khi bán thuốc và phải thực hiện quy định liên thông dữ liệu trên hệ thống dược quốc gia.

Bà Trần Thị Nhị Hà - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, cử tri rất mong muốn và hy vọng giá thuốc cũng phải quản lý rất đặc thù theo các quy định của Luật chuyên ngành, tuy nhiên các biện pháp quản lý giá thuốc được nêu trong dự thảo luật dược sửa đổi hầu hết lại quy định tuân thủ theo luật giá. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định, biện pháp quản lý giá phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi khi triển khai thực hiện.

Cần tạo một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh

Đánh giá cao dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Trần Khánh Thu - đoàn Thái Bình cho hay, dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 8 đã được các cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu một số ý kiến; tổng hợp và giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình
Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Góp ý về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) đại biểu Trần Khánh Thu cho biết, tại Điều 32 khoản 1 của Luật Dược quy định hoạt động “kinh doanh bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” là một hoạt động kinh doanh dược độc lập.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cũng được liệt kê tại khoản 2 điều 32 như một cơ sở kinh doanh dược độc lập với cơ sở bán buôn hay cơ sở bán lẻ thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Vì vậy, khi khoản 4 Điều 53a quy định các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện các hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không nêu rõ các hoạt động này gắn với bán hàng thì vô hình chung đã loại trừ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp FIE đối với một hoạt động kinh doanh độc lập không có liên quan đến phân phối thuốc được quy định trong Luật.

Đại biểu tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, theo các hiệp định thương mại tự do như WTO, CPTPP, EVFTA… Việt Nam chưa cam kết mở cửa cho phân phối dược phẩm nhưng không bảo lưu quyền tiếp cận thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics.

Theo cam kết trong WTO, Việt Nam đã bỏ hạn chế về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics và sau 7 năm thực hiện kể từ khi gia nhập - tức là kể từ năm 2014, Việt Nam đã không còn hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

Như vậy, theo các cam kết quốc tế, Việt Nam đã tham gia thì các dịch vụ bảo quản vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc nếu được cung cấp độc lập, không gắn liền với hoạt động bán hàng thì không được coi là hoạt động có liên quan đến phân phối và Việt Nam cho đến nay không hạn chế quyền tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ này.

Về cơ sở thực tiễn, với những nguyên nhân đã nêu trong báo cáo, khi chúng ta còn băn khoăn nếu mở rộng thêm quyền cho các doanh nghiệp FIE sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp trong nước, thì thực tế hiện nay, khi Nghị định số 54 hướng dẫn thi hành Luật Dược ban hành thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không được cung cấp cả một số dịch vụ logistics như dịch vụ bảo quản và vận chuyển thuốc. Sau 7 năm thực hiện Nghị định này, số lượng doanh nghiệp trong nước có khả năng cung cấp các dịch vụ này thực chất không nhiều.

Thực tiễn trong nước và quốc tế cho thấy, việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát huy sự tự chủ, nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển, không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà cả ngành công nghiệp.

Phần lớn các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có ngành công nghiệp dược phẩm phát triển như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, đều đã thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực phân phối và logistics dược phẩm và những chính sách này đã có tác động tích cực trong việc huy động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước.

Trong khi thực hiện các chính sách mở cửa, các nước vẫn đảm bảo không chỉ cung ứng thuốc trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài và đảm bảo an ninh y tế cho chính quốc gia họ và cả khu vực và các quy định pháp luật về giá và chống cạnh tranh giúp cho họ bảo đảm các mục tiêu về an ninh y tế và kiểm soát giá thuốc. Vì vậy, chúng ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này, và điều đó cũng phù hợp với chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp dược.

Từ đó, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi điểm a và b khoản 4, điều 53a như sau: a) Bán, giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nếu các hoạt động giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này; b) nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải do chính cơ sở nhập khẩu hoặc sản xuất, nếu dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm 'bốn tại chỗ', không để bị động, bất ngờ

Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 110/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão TRAMI.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Tổng thống Belarus đề nghị, Việt Nam - Belarus thúc đẩy hợp tác sản xuất ô tô để xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân…
Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Tại Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng trong chiều nay, nhân chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Chiều 24/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì Lễ đón Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH đề nghị cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế, đáp ứng mong chờ của cử tri.
Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Thảo luận tại tổ vào chiều 24/10, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đặc thù.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu thành lập đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách nhà ở, nhà ở xã hội tại một số địa phương trọng điểm.
Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1253/QĐ-TTg ngày 24/10/2024 về việc kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố, thúc đẩy theo tinh thần '4 tốt', luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Tại Nga, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào nhất trí sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai nước đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối kinh tế
Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân.
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Mở rộng hợp tác, sớm nâng mục tiêu kim ngạch song phương lên 4 tỷ USD

Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Mở rộng hợp tác, sớm nâng mục tiêu kim ngạch song phương lên 4 tỷ USD

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ cần nghiên cứu hình thành những khuôn khổ mới, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại, đầu tư; sớm đạt mục tiêu kim ngạch song phương 4 tỷ đô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng.
Đề nghị Nga mở rộng hợp tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam về năng lượng, dầu khí

Đề nghị Nga mở rộng hợp tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam về năng lượng, dầu khí

Chiều 23/10, trong buổi tiếp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nga mở rộng hợp tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam về năng lượng
Chuyển đổi số để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử

Chuyển đổi số để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử

Ngày 23/10, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2024/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Làm tốt công tác tái định cư để người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ

Làm tốt công tác tái định cư để người dân có nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ

Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo đảm nơi ở mới của người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch với người dân

Nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch với người dân

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch với người dân và với cơ quan cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Công Thương làm rõ nhiều nội dung liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương làm rõ nhiều nội dung liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều nội dung liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi) và điện hạt nhân, năng lượng tái tạo… được Bộ Công Thương làm rõ tại buổi họp báo thường kỳ.
Thủ tướng: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp dầu khí của Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng: Tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp dầu khí của Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chiều 23/10, tại Nga, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak.
Phó Thủ tướng: Đưa cầu Phong Châu mới vào khai thác trong năm 2025

Phó Thủ tướng: Đưa cầu Phong Châu mới vào khai thác trong năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo áp dụng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp, đưa cầu Phong Châu mới vào khai thác trong năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động