Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đề nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Đề nghị cho phép kéo dài vốn năm 2022 của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết năm 2023 sang thực hiện trong năm 2024.
Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Đại biểu Quốc hội: "Vốn chậm đến tay người dân là có lỗi với dân"

Kết quả giải ngân vốn đạt thấp

Ngày 15/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023”.

Đề nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành tại phiên họp

Thay mặt lãnh đạo Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho biết, ngày 10/11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, theo đó Quốc hội cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện, nhưng không bao gồm vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy, việc giải ngân chậm (nhất là vốn sự nghiệp) phần lớn là do nguyên nhân chủ quan, nhiều văn bản hướng dẫn đến cuối năm 2023 mới được hoàn thành, sửa đổi, bổ sung để thực hiện, dẫn đến kết quả giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đến ngày 30/9/2023 đạt thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp mới đạt khoảng 15% (3.800 tỷ đồng).

Theo báo cáo của Chính phủ, nếu không được kéo dài nguồn vốn thực hiện năm 2023 sang năm 2024 sẽ dẫn đến việc hủy dự toán năm 2023 khoảng 16.000 tỷ đồng, gồm 15.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp, 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong đó, riêng vốn sự nghiệp năm 2022 chuyển sang năm 2023 không giải ngân hết còn khoảng 3.713 tỷ đồng.

Qua ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 30/10/2023 và kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 9458/BC-BKHĐT ngày 10/11/2023, Đoàn giám sát thấy rằng, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các Chương trình, việc cho phép kéo dài vốn năm 2023 chưa giải ngân hết (bao gồm cả vốn năm 2022) sang năm 2024 là cần thiết.

Đoàn giám sát đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với việc cho phép kéo dài nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như sau: “Cho phép kéo dài vốn năm 2022 của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang thực hiện trong năm 2024”.

Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Về chủ trương xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, ông Nguyễn Lâm Thành cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có Tờ trình số 557/TTr-CP ngày 16/10/2023 nêu rõ những vấn đề vướng mắc trong thực hiện các Chương trình và đề nghị Quốc hội xem xét, cho chủ trương giao Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội hồ sơ về một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp gần nhất theo quy trình rút gọn.

Đề nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh phát biểu

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Hội đồng Dân tộc đã chủ trì, xin ý kiến các Ủy ban: Tài chính, Ngân sách; Kinh tế; Pháp Luật và nhận được sự đồng thuận cao về chủ trương cho phép xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình.

Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ sẽ phải thực hiện 2 quy trình báo cáo Quốc hội gồm: Báo cáo xin chủ trương xây dựng Nghị quyết; Trình Quốc hội hồ sơ dự thảo Nghị quyết sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng.

Vì vậy, để bảo đảm kỳ họp gần nhất Quốc hội có thể xem xét thông qua được Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong bối cảnh chỉ còn 2 năm thực hiện các Chương trình, Đoàn giám sát đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thể hiện trong dự thảo Nghị quyết giám sát nội dung: Thông qua chủ trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định cơ cấu nguồn vốn, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn. Giao Chính phủ xây dựng Hồ sơ theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đối với việc kéo dài vốn kế hoạch năm 2022 của Chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết và kéo dài sang năm 2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chỉ kéo dài phần vốn sự nghiệp năm 2023 để tiếp tục thực hiện trong năm 2024.

Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vừa qua, khi xây dựng dự toán ngân sách năm 2024 đã thông qua nội dung kéo dài vốn năm 2023 để thực hiện tiếp trong năm 2024.

Tuy nhiên, qua thảo luận tại Hội trường, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết của việc chuyển nguồn đối với vốn sự nghiệp năm 2022 mà đến nay chưa giải ngân hết.

Bên cạnh đó, dự toán năm 2024 cũng đã được Quốc hội thông qua, do đó, ông Lê Quang Mạnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ thêm vấn đề này trong việc ảnh hưởng đối với dự toán của năm 2024 để Quốc hội có căn cứ xem xét.

Về vấn đề liên quan đến cơ chế đặc thù, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng thống nhất việc thông qua chủ trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, giao Chính phủ xây dựng hồ sơ theo thủ tục rút gọn và trình Quốc hội trong Kỳ họp gần nhất.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile

Sáng 11/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile José Garcia Ruminot.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hạ viện Chile

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hạ viện Chile

Sáng 11/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện, đồng thời là Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Chile-Việt Nam Karol Aída Cariola Oliva.
Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Khoảng 11 giờ trưa ngày 11/11, giờ địa phương, Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm​

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm​

Chiều 11/11, tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình làm rõ thêm vấn đề thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Thống đốc Ngân hàng thông tin tiến độ giải ngân cho vay nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng thông tin tiến độ giải ngân cho vay nhà ở xã hội

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐBQH đặt câu hỏi về các giải pháp của NHNN để đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Chiều 11/11, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn tín dụng?

Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn tín dụng?

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng, đại biểu Quốc hội nêu, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn.
Đại biểu Quốc hội: Cần sớm sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Đại biểu Quốc hội: Cần sớm sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Đại biểu Phạm Văn Hòa và Trần Hoàng Ngân cho rằng về quản lý kinh doanh, mua bán vàng miếng, cần phải sửa Nghị định 24 theo hướng trao quyền cho nhiều đơn vị.
Vàng miếng: Ngân hàng sao chỉ bán mà không mua?

Vàng miếng: Ngân hàng sao chỉ bán mà không mua?

Đại biểu Phạm Văn Hoà – Đoàn ĐBQH Đồng Tháp đã đặt câu hỏi và tranh luận với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề chỉ bán mà không mua vàng miếng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn

Sáng 11/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Viện Văn hoá Hữu nghị Chile - Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Viện Văn hoá Hữu nghị Chile - Việt Nam

Chiều 10/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đoàn Viện Văn hoá Chile-Việt Nam do bà Chủ tịch Patricia Abarzua dẫn đầu.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm nhà riêng của cố Tổng thống Chile Salvador Allende

Chủ tịch nước Lương Cường thăm nhà riêng của cố Tổng thống Chile Salvador Allende

Tối 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm nhà riêng cố Tổng thống Chile Salvador Allende, một người bạn lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic

Chiều 10/11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, chiều 10/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile Lautaro Carmona Soto.
Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, sáng 10/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngày 11/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới

Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn xây mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa.
Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025

Thủ tướng: Hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ 4 vi phạm của các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, qua theo dõi phát hiện 4 vi phạm cơ bản của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa qua đăng ký.
Việt Nam tăng cường quan hệ truyền thống với bạn bè Mỹ Latinh

Việt Nam tăng cường quan hệ truyền thống với bạn bè Mỹ Latinh

Theo báo NotiMass Guerrero, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đáng khích lệ.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Tối 9/11, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Chile.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile

Chiều 9/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Santiago bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile.
Tuyển dụng nhà giáo: Nên giao quyền và trách nhiệm cho ngành giáo dục

Tuyển dụng nhà giáo: Nên giao quyền và trách nhiệm cho ngành giáo dục

Thảo luận tại tổ về Luật Nhà giáo sáng 9/11, đại biểu cho rằng cần giao quyền và trách nhiệm tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục để sát nhu cầu thực tế.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,3%

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Khu vực công nghiệp tăng trưởng 8,3%

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, chiều nay 9/11, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động