Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Tỉnh Gia Lai sẽ ưu tiên bố trí vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ truyền thống vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển hạ tầng thương mại: Khơi thông nguồn lực Đắk Nông: Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới

Hạ tầng thương mại tỉnh Gia Lai cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng thương mại tại các huyện biên giới, vùng xa còn nhiều khó khăn. Vuasanca có buổi trao đổi với ông Nguyễn Duy Lộc – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai về vấn đề này.

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi
Hạ tầng thương mại tỉnh Gia Lai đã có những bước chuyển tích cực theo hướng hiện đại (Ảnh: Một cửa hàng tiện lợi tại huyện Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai))

Thưa ông, hạ tầng thương mại, đặc biệt là hạ tầng thương mại các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới tại tỉnh Gia Lai trong thời gian qua có những bước chuyển thế nào?

Gia Lai là một tỉnh miền núi Bắc Tây Nguyên. Thời gian qua, bằng các chủ trương, chính sách và nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ, Bộ Công Thương, hạ tầng thương mại tỉnh Gia Lai đã có những kết quả tích cực.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 96 chợ (gồm 1 chợ loại I, 12 chợ loại II, 69 chợ loại III, 12 chợ tạm, 2 chợ mới xây chưa phân loại); 18 siêu thị (9 siêu thị chuyên doanh, 9 siêu thị tổng hợp); 170 cửa hàng tiện lợi; 423 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 303 thương nhân bán lẻ rươu; 260 thương nhân bán lẻ thuốc lá.

Đối với khu vực biên giới, tỉnh Gia Lai có 7 xã thuộc 7 huyện biên giới gồm Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông. Tại các xã biên giới đã được đầu tư và đưa vào sử dụng 2 chợ gồm chợ IaDom và chợ cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (đều thuộc huyện Đức Cơ).

Tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, hiện có 03 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Khu Kinh tế cửa khẩu hiện đã thu hút được 36 nhà đầu tư với 40 dự án, tổng vốn đăng ký 556,6 tỷ đồng. Đã có 11/40 dự án đi vào hoạt động tập trung chủ yếu hoạt động thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi, lưu chuyển hàng hóa. Các dự án còn lại đang xây dựng hoặc làm thủ tục.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư liên tục đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân, góp phần tích cực vào phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi
Hạ tầng thương mại tỉnh Gia Lai cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân (Ảnh: Siêu thị tại huyện biên giới Đức Cơ)
10 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 71.878 tỷ đồng, đạt 84,56% kế hoạch, tăng 16,66%. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 45 triệu USD; lũy kế 10 tháng ước đạt 595 triệu USD, đạt 90,15% kế hoạch, tăng 19%.

Việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại miền núi tại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, mật độ chợ so với nhu cầu còn rất thưa thớt, nguyên nhân của thực trạng này là gì?

Thực tế cho thấy còn nhiều tồn tại, khó khăn trong việc phát triển hạ tầng thương mại.

Việc kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư để thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng Chợ gặp không ít khó khăn. Việc triển khai thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng các chợ trên địa bàn một số xã còn gặp rất nhiều khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng; Hệ thống chợ chưa được đầu tư đúng mức, các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ, hàng hóa chưa dồi dào.

Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại, các dịch vụ phụ trợ còn yếu, manh mún, chưa có tác động lớn thúc đẩy thương mại, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thương mại trong tỉnh còn nhỏ. Thương mại nhà nước thu hẹp, trong khi doanh nghiệp dân doanh phần lớn có quy mô nhỏ, siêu nhỏ (cả về vốn và lao động) nên chưa phát triển đến trình độ có thể làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động thương mại. Các cơ sở kinh doanh của các tập đoàn, công ty phân phối lớn còn ít chủ yếu tập trung ở khu vực các thành phố lớn. Hệ thống bán lẻ hiện đại mới được hình thành bước đầu.

Việc đầu tư các chợ, nhất là các chợ thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn bất cập. Một phần đến từ chính sách về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đối với mục cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7) cho phép một số địa phương không quy hoạch chợ được bỏ qua tiêu chí chợ nông thôn. Từ điều này, nhiều xã của Gia Lai không quy hoạch chợ và đạt nông thôn mới. Nhưng ngược lại, khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng hoặc có nguồn vốn thì muốn xây dựng chợ cũng không được vì không có quy hoạch.

Gia Lai: Ưu tiên vốn đầu tư công phát triển hạ tầng thương mại miền núi
Tỉnh Gia Lai sẽ dành nguồn lực để phát triển hạ tầng thương mại, ưu tiên phát triển các chợ truyền thống phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, chợ biên giới, vùng đặc biệt khó khăn (Ảnh: Một góc chợ huyện biên giới Đức Cơ)

Vậy, đâu là lời giải cho những khó khăn này? Định hướng, mục tiêu phát triển hạ tầng thương mại tỉnh Gia Lai trong thời gian tới là gì thưa Ông?

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển hạ tầng thương mại, ưu tiên chú trọng phát triển hạ tầng thương mại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Trước mắt, Sở Công Thương đã lồng ghép, tham mưu UBND tỉnh đăng ký danh mục chợ xã cần hỗ trợ đầu tư theo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 với Bộ Công Thương, Ủy ban dân tộc gồm 07 chợ xã tại 07 huyện: Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Đức Cơ, Ia Grai, Mang Yang, Phú Thiện.

Tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Về lâu dài, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, đồng bộ, phù hợp với các luật chuyên ngành. Sớm sửa đổi Nghị định về phát triển, quản lý chợ.

Về phía tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn giai đoạn 2021- 2030, kêu gọi và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ và xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác chợ. Phấn đấu đến năm 2045, 100% chợ trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi mô hình quản lý và khai thác chợ.

Rà soát, đánh giá việc triển khai tiêu chí số 7 về kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phát triển chợ nông thôn theo mục tiêu đề ra; ưu tiên bố trí, phân bổ vốn đầu tư công phát triển các chợ truyền thống mang tính văn hóa cần bảo tồn, các chợ biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; đầu tư phát triển các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, cửa hàng xăng dầu, khí hóa lỏng…

Hình thành, phát triển các trung tâm thương mại; phát triển mạng lưới thu mua nông sản cũng như hệ thống kho tổng hợp, kho chuyên dụng; đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi chuyên doanh và tổng hợp; thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh như phát triển chợ đầu mối...

Ngoài ra, triển khai hiệu quả Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Xin cảm ơn ông!

Dự kiến tháng 12/2022, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức phiên chợ biên giới tại cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) với quy mô 30 gian hàng.
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Quảng Ngãi: Từ 12 giờ 18/9, cấm tất cả phương tiện tàu thuyền ra biển hoạt động

Tỉnh Quảng Ngãi cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động từ 12 giờ ngày 18/9/2024 cho đến khi thời tiết ổn định.
Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

Bắc Ninh phê duyệt nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 481/QĐ-UBND (ngày 17/9/2024) Chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư trạm biến áp hơn 1.540 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động trên biển

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động trên biển

TP. Đà Nẵng còn 62 tàu thuyền với 617 lao động đang còn hoạt động trên biển. Hiện các tàu đều đã nắm được diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới (bão số 4).
Đà Nẵng dự trữ hàng trăm nghìn tỷ đồng hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó mưa bão

Đà Nẵng dự trữ hàng trăm nghìn tỷ đồng hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó mưa bão

Trong mùa mưa bão năm 2024, TP. Đà Nẵng dự trữ thường xuyên hàng hóa thiết yếu sẵn sàng đảm bảo cung ứng phục vụ người dân khi có mưa lũ, ngập lụt.
Cần Thơ: Tiếp nhận gần 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc

Cần Thơ: Tiếp nhận gần 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc

Tính đến hết ngày 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Cần Thơ đã tiếp nhận hơn 9,8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Năm 2024, Bắc Ninh dự kiến chỉ có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch

Dự báo ước thực hiện cả năm 2024, toàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 2/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 8/17 chỉ tiêu đạt.
Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Khánh Hoà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Khánh Hoà xác định, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, ngành và địa phương.
Giá thành rẻ, chất lượng tốt, cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Giá thành rẻ, chất lượng tốt, cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Tận dụng nguồn nguyên liệu đá thải, cát nhân tạo được tạo ra với chất lượng tốt và bán với giá thành rẻ, thế nhưng lại khó tiếp cận thị trường do tâm lý e ngại.
Kiên Giang: Nhu cầu vay gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án nhà ở xã hội

Kiên Giang: Nhu cầu vay gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án nhà ở xã hội

Ngày 17/9, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện nay nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh khoảng gần 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án bất động sản.
Bình Thuận lên phương án ứng phó với bão số 4

Bình Thuận lên phương án ứng phó với bão số 4

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận vừa có công điện đề nghị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông (bão số 4).
Hoà Bình: Xuất hiện vết nứt dài 500m, di dời khẩn cấp 50 hộ dân trong đêm

Hoà Bình: Xuất hiện vết nứt dài 500m, di dời khẩn cấp 50 hộ dân trong đêm

50 hộ dân tại xóm Rài, xã Tuân Đạo (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã được di dời khẩn cấp do khu vực đồi Cây Đa xuất hiện vết nứt kéo dài khoảng 500m.
Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Gia Lai: Thành lập Đoàn kiểm tra các dự án từ Quỹ phòng, chống thiên tai

Gia Lai: Thành lập Đoàn kiểm tra các dự án từ Quỹ phòng, chống thiên tai

Tỉnh Gia Lai thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát một số dự án, công trình có nguồn cấp từ Quỹ phòng, chống thiên tai sau khi Vuasanca phản ánh.
Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký văn bản góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Tỉnh Đắk Nông triển khai khắc phục tình trạng sạt lở, nhằm bảo vệ an toàn đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Quảng Tín, huyện Đắk R'lấp.
Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hải Dương đề nghị tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngành du lịch Đà Nẵng ủng hộ gần 2,1 tỷ đồng hỗ trợ miền bắc khắc phục khó khăn

Ngành du lịch Đà Nẵng ủng hộ gần 2,1 tỷ đồng hỗ trợ miền bắc khắc phục khó khăn

Ngành du lịch Đà Nẵng quyên góp gần 2,1 tỷ đồng gửi ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Tiếp sau chuyến xúc tiến thu hút đầu tư tại Đức, lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục tổ chức hoạt động tương tự tại Thụy Sỹ.
Cà Mau: Không để xảy ra việc găm hàng, nâng giá bất hợp pháp

Cà Mau: Không để xảy ra việc găm hàng, nâng giá bất hợp pháp

UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, nâng giá bất hợp pháp.
Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Sáng 17/9, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng phối hợp các lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển tài sản của các hộ dân tại chung cư cũ Vạn Mỹ vì nguy hiểm cấp độ D.
Nga Sơn (Thanh Hóa): Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Nga Sơn (Thanh Hóa): Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã huy động được 361,186 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Long An: Sở Công Thương phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão, lụt

Long An: Sở Công Thương phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão, lụt

Ngày 16/9, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão, lụt gây ra.
Bình Định: Sản xuất công nghiệp và thương mại có mức tăng trưởng khá

Bình Định: Sản xuất công nghiệp và thương mại có mức tăng trưởng khá

Theo đánh giá của Sở Công Thương Bình Định, kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại có mức độ tăng trưởng khá cao, thương mại duy trì ổn định
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động