Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giá xăng dầu Việt Nam nằm trong mức trung bình thế giới

Sau tín hiệu tích cực từ tiến trình đàm phán Nga - Ukraine, giá xăng dầu thế giới lập tức hạ nhiệt, giảm tới hơn 5% xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần qua. Tuy nhiên, giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn neo ở mức gần 30.000 đồng/lít. Vậy, liệu giá xăng dầu Việt Nam có thực sự cao so với thị trường chung thế giới?
Điều hành giá xăng, dầu: Cần phải quan tâm giảm thuế, phí

Tình hình giá xăng dầu trong khu vực và trên thế giới

Tính đến ngày 7/3/2022, theo Gas Petrol Price, giá xăng trung bình trên thế giới là 1,29 USD/lít. Trong số 170 quốc gia và khu vực trong danh sách, 45 quốc gia có giá xăng 1 USD, 74 quốc gia có mức giá từ 1,00 - 1,50 USD, 25 quốc gia có từ 1,50 - 2,00 USD và 26 có mức giá đắt đỏ trên 2 USD.

Trong đó, Venezuela và Libya có giá rẻ nhất, chỉ 0,03 USD/lít, tiếp theo là Iran (0,05 USD). Hồng Kông (Trung Quốc) có giá xăng cao nhất là 2,83 USD, còn Qatar nằm trong Top 10 nền kinh tế giàu nhất nhưng lại có giá xăng thấp dưới 1 USD.

Trong số 10 quốc gia rẻ nhất hàng đầu, 4 quốc gia nằm ở châu Á và châu Phi, và một quốc gia ở Nam Mỹ ở châu Âu. Tại các quốc gia khu vực châu Á, giá xăng dầu có nơi “rẻ như cho” nhưng có nơi lại “đắt cắt cổ”. Ví dụ như ở Malaysia, giá xăng RON 95 vào ngày 7/3 là 0,49 USD/lít, trong khi giá xăng ở Singapore lại có mức giá gấp hơn 2 lần với 2,149 USD/lít.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá xăng dầu liên tục “dựng đứng” với việc cả dầu Brent và WTI đều đã tăng giá. Đặc biệt tính từ đầu năm, hai mặt hàng dầu này đã tăng khoảng 36%. Tuy nhiên, trong đầu tuần này, mặt hàng này cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia được thực hiện do kỳ vọng về những diễn biến tích cực trong vòng đàm phán mới nhất giữa Nga và Ukraine.

Việt Nam xếp ở vị trí 74/170 trong bảng xếp hạng giá xăng dầu và GDP bình quân đầu người ở các quốc gia và khu vực trên thế giới. Hiện mỗi lít xăng RON 95 có mức giá là 29.824 đồng/lít, tương đương khoảng 1,30 USD, chỉ nhỉnh hơn một chút so với giá xăng trung bình trên thế giới.

Vì vậy xét về mặt bằng chung, giá xăng dầu tại Việt Nam vẫn ở mức khá “dễ thở” so với các nước trên thế giới và khu vực.

Giá xăng Việt Nam đang rẻ so với khu vực và trên thế giới

Trong năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.743 USD/người/năm. Trong khu vực Đông Nam Á, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cao hơn Lào (2.718 USD/người/năm), Philippines (3.438 USD/người/năm) và Campuchia (1.730 USD/người/năm). Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Singapore là 62.113 USD/người/năm; Brunei là 32.100 USD/người/năm, Malaysia là 11.056 USD/người/năm; Thái Lan là 7.030 USD/người/năm và Indonesia là 4.349 USD/người/năm.

Vì vậy, đó là điều dễ hiểu khi, so với các nước trong khu vực, mỗi lít xăng Việt Nam hiện cao hơn Campuchia (1,157 USD, tương đương 26.600 đồng); Malaysia (0,491 USD, tức 11.300 đồng); Indonesia (0,895 USD, tức 20.560 đồng); Philippines (1,261 USD, tương đương 28.978 đồng). Tương tự như việc các nước như Singapore, Brunei, Thái Lan, Myanmar... có giá xăng cao hơn Việt Nam.

Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu về GDP bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á, người Việt Nam có thu nhập khoảng 10,25 USD/ngày, do đó, 1 lít xăng đang chiếm khoảng 11,66% trong thu nhập hằng ngày của người Việt Nam. Trong khi đó, người dân Philippines, Campuchia, Lào và Myanmar có thu nhập lần lượt khoảng 9,42 USD/ngày, 4,74 USD/ngày, 7,45 USD/ngày và 4,47 USD/ngày. Điều đó có nghĩa là người dân của các nước này phải trả lần lượt là 13,4%, 22,41%, 19,89% và 29% thu nhập của 1 ngày cho 1 lít xăng, cao hơn đáng kể so với Việt Nam.

Giá xăng các nước chênh lệch do đâu?

Theo nguyên tắc chung, các nước giàu hơn có giá xăng dầu cao hơn; trong khi các nước nghèo hơn và các nước sản xuất và xuất khẩu dầu có giá thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt về giá giữa các quốc gia chủ yếu là do các loại thuế và trợ cấp xăng dầu khác nhau. Tất cả các quốc gia đều được tiếp cận với giá xăng dầu như nhau trên thị trường quốc tế nhưng sau đó quyết định áp các loại thuế khác nhau.

Đơn cử như ở nước ta, Bộ Tài chính hiện đang áp dụng cơ cấu tính giá xăng dầu đưa vào các loại thuế, phí quá cao như: Thuế nhập khẩu 10%, VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 3.800 - 4.000 đồng/lít. Bốn loại thuế chiếm tới 38% giá xăng dầu. Cộng thêm các chi phí khác như chi phí vận chuyển, định mức kinh doanh, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn chiếm tới 62%, dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao.

Trong khi đó, Malaysia và Indonesia là hai nước đứng đầu về khai thác và xuất khẩu dầu thô ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là hai quốc gia có giá xăng dầu thấp nhất trong khu vực. Điều này đạt được là nhờ vào chính sách trợ cấp cho nhiên liệu tại các nước này. Theo Reuters, vào năm 2021, Chính phủ Malaysia đã chi trợ cấp cho nhiên liệu, khí đốt hoá lỏng (LPG) và dầu ăn là 8 tỷ RM (1,95 tỷ USD). Khoản trợ cấp này nhằm duy trì giá xăng RON 95 ở mức 0,48 USD/lít, dầu diesel là 0,5 USD/lít và LPG là 0,45 USD/kg.

Ngược lại, quốc gia có mức giá xăng dầu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại là Singapre.

Theo chuyên gia kinh tế Duckju Kang, Giám đốc Công ty Tư vấn ValueChampion, Singapore là nước nhập khẩu ròng dầu thô, đồng nghĩa với việc nước này sẽ không chủ động được nguồn cung mà phải phụ thuộc vào nhiều quốc gia khác về số lượng và giá cả. Một lý do khác nữa đó là xăng dầu ở Singapore bị đánh thuế quá nặng. Với mật độ dân số đông thứ ba trên thế giới, chính phủ nước này đã buộc phải đưa ra các chính sách không khuyến khích việc sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là ô tô, cũng như giảm thuế đường bộ đối với những người đi xe máy (vì dung tích động cơ nhỏ hơn), lái xe thuê, đồng thời hoàn thuế 100% đối với xe buýt và ô tô chở hàng.

Các nước kìm giá xăng dầu ra sao?

Trước tình hình giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh tăng như vậy, Bộ Tài chính đã quyết định giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000 đồng/kg; dầu hỏa 700 đồng/lít từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12/2022. Mức giảm thuế này giúp hạ nhiệt giá xăng dầu từ đó hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Trên phạm vi quốc tế, nhiều nước cũng đã bắt đầu có các chính sách để hạ nhiệt giá xăng dầu. Ví dụ, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều lần tuyên bố sẽ tìm mọi cách để giảm giá xăng, đồng thời xả kho dự trữ quốc gia, tìm thêm nguồn cung mới... Chính phủ Hà Lan đã giảm 12% thuế giá trị gia tăng với năng lượng, xuống còn 9%; mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu cũng giảm 21%. Ngoài ra, Hà Lan cũng vừa thông báo sẽ tăng khoản trợ cấp năng lượng một lần cho các gia đình có thu nhập thấp lên gấp 4 lần, từ 200 euro lên 800 euro.

Giảm thuế cũng là cách mà Hàn Quốc, Thái Lan đang chọn để kìm đà tăng của giá xăng dầu. Tại Hàn Quốc, thuế với xăng, dầu diesel và LPG giảm 20% trong 6 tháng, đến hết tháng 4 năm nay. Theo đó, thuế với xăng giảm từ 820 won (0,656 USD) xuống còn 656 won (0,525 USD) một lít. Mỗi lít dầu diesel giảm thuế từ 582 won (0,477 USD) còn 466 won (0,382 USD). Còn Thái Lan, chính phủ nước này quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel trong 3 tháng, về mức 3 baht một lít (tương đương mức giảm 2,99 baht mỗi lít dầu, tức khoảng 50%).

Ngoài ra, Bồ Đào Nha, Canada hay Anh cũng đang tính tới phương án giảm thuế VAT hoặc tiêu thụ đặc biệt đánh vào nhiên liệu để hạ nhiệt giá năng lượng. Mức giảm thuế mà Chính phủ Anh đang xem xét có thể là hạ thuế VAT xuống 15% với xăng, dầu trước diễn biến mỗi lít xăng tại nước này đã tăng lên gần 1,6 bảng Anh (tương đương 2,06 USD).

Ấn Độ - nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai châu Á, cũng thực hiện cắt giảm thuế đối với xăng và dầu diesel từ tháng 11/2021 để đạt được mức giá dầu ổn định, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng đã giảm 5 rupee (0,0671 USD)/lít và 10 rupee (0,1342 USD) mỗi lít đối với dầu diesel.

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động