Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm.
5 giải pháp trọng tâm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế Nâng cao công tác dự báo, cảnh báo sớm về hội nhập kinh tế quốc tế Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã được triển khai sâu rộng, hiệu quả

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế  - Ảnh 1.
Thủ tướng Chính phủ: Phải xây dựng và phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước - Ảnh: VGP

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 321/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế tại phiên họp ngày 02/8/2023.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai nhiều hoạt động phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 22.

Báo cáo tổng kết cần bám sát tinh thần và nội dung của Nghị quyết 22, đánh giá những kết quả lớn trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22, các khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai; đồng thời, đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng giải pháp cho hội nhập quốc tế thời gian tới. Đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện Đề án tổng kết.

3 chuyển biến lớn

Khẳng định Nghị quyết 22 là một định hướng chiến lược đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta. Việc triển khai Nghị quyết đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là 03 chuyển biến lớn.

Về nhận thức, hội nhập quốc tế đã trở thành sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trở thành định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về hành động, Nghị quyết 22 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Các bước chuyển về tư duy và hành động đã góp phần dẫn đến bước chuyển mới cả về chất và lượng, nâng cao vị thế, uy tín và tiềm lực của đất nước, đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ XIII "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, còn nhiều tồn tại, hạn chế: Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai hội nhập còn chưa cao; vai trò của Nhà nước trong khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội nhập còn bị động, lúng túng, có lúc chưa thực sự hiệu quả; việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế còn hạn chế; mức độ vươn ra thế giới, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn;...

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau

Qua những thành tựu và hạn chế, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm cần quán triệt trong triển khai hội nhập thời gian tới:

Hội nhập quốc tế phải là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị; phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn về cả cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và hiệu quả; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nội lực là chiến lược, cơ bản, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Hội nhập quốc tế phải là động lực quan trọng để đổi mới và phát triển. Gắn kết chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với việc nâng cao năng lực tự chủ, sức cạnh tranh, sức chống chịu và khả năng thích ứng của đất nước ta.

Phải nắm chắc tình hình, bối cảnh quốc tế và nhu cầu phát triển trong nước, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Trong triển khai hội nhập quốc tế phải nhanh nhạy, chủ động, kịp thời, với tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết liệt hành động vì lợi ích quốc gia - dân tộc; "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; tập trung nguồn lực, có trọng tâm trọng điểm, xác định rõ nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình triển khai để đạt các kết quả thực chất, cụ thể.

Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế.

Để tạo sự chuyển đổi về "chất" cho hội nhập quốc tế, yếu tố nền tảng là xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, bản lĩnh trong xử lý, ứng phó với các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Đồng thời, cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế; nâng cao năng lực thực thi trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế

Khẳng định nhiều nội dung lớn, nguyên tắc và phương châm chỉ đạo của Nghị quyết 22 vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên thực tiễn mới đặt ra một số yêu cầu, nhiệm vụ mới trong triển khai hội nhập quốc tế thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án theo một số định hướng lớn sau đây:

Hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới phải bám sát và phục vụ hiệu quả cho chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục thực hiện xóa quan liêu, bao cấp, thực hiện đa thành phần, đa sở hữu.

Cùng với đó thực hiện đường lối độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đưa hội nhập thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ giữ vững môi trường hòa bình ổn định, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Sau 10 năm hội nhập quốc tế, nước ta đã mở rộng về lượng, tham gia vào nhiều tầng nấc hội nhập khác nhau cả song phương và đa phương. Đây là thời điểm phải tạo ra được các bước phát triển mới về chất, tranh thủ hiệu quả các xu thế mới về CMCN 4.0, về chuyển dịch, tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTAs mà ta đã tham gia, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.

Cần phải có lộ trình, kế hoạch để triển khai hiệu quả, nghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết quốc tế. Phải xây dựng và phát huy được cơ chế để theo dõi, đôn đốc, rà soát thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác mà ta đã ký kết với các nước, cả song phương và đa phương trên tinh thần đã cam kết là phải thực hiện, đã thực hiện là phải có kết quả.

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ triển khai công tác tổng kết, đề nghị Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Trên cơ sở tình hình trong nước và thế giới và khu vực, và kết quả 10 năm triển khai Nghị quyết 22, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện Đề án, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ đạo với hình thức phù hợp về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Bộ Ngoại giao, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, khẩn trương xây dựng lộ trình, phân công nhiệm vụ cụ thể, khả thi, hiệu quả cho các cơ quan thành viên, có tham khảo ý kiến các chuyên gia, đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng Đề án; sớm hoàn thành hồ sơ Đề án bảo đảm chất lượng, bài bản, khoa học, báo cáo Ban Chỉ đạo để trình Bộ Chính trị trong tháng 11 năm 2023.

Các ban, bộ, ngành, địa phương, hiệp hội căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đóng góp chất lượng, thực chất và kịp thời vào việc xây dựng Đề án.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hội nhập kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Toàn cảnh chiến sự ngày 28/10: Lữ đoàn Ukraine bại trận; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah

Lữ đoàn Ukraine tan tác; Israel cho nổ tung cơ sở ngầm Hezbollah... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine trưa 28/10.
4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

4 thành viên ASEAN trở thành đối tác của BRICS

Các quốc gia thuộc thành viên ASEAN gồm: Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Liên bang Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/10: Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh

Lữ đoàn Ukraine tháo lui ở Kursk; Chỉ huy Ukraine nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh... là những thông tin chiến sự Nga-Ukraine sáng ngày 28/10.
Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam - UAE dự kiến nâng cấp quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA

Việt Nam dự kiến nâng tầm quan hệ, ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/10/2024: Tổng thống Nga ra “tối hậu thư” nếu Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa với sự hỗ trợ của NATO.

Tin cùng chuyên mục

Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia ‘gõ cửa’ BRICS: Cơ hội hay thách thức?

Malaysia đánh giá BRICS có ý nghĩa chiến lược với nước này, đồng thời nhận định vị trí địa lý của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhóm.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/10: Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine

Chỉ huy NATO thiệt mạng; Phương Tây gửi món quà lớn cho Ukraine... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 27/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản 'vây Ngụy, cứu Triệu' đổ vỡ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/10/2024: Ukraine nguy kịch ở Kursk; Kịch bản vây Ngụy, cứu Triệu đổ vỡ khi Ukraine đang thua trên khắp mặt trận miền Đông.
Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Israel tấn công đợt 2 nhằm vào Iran; hơn 100 máy bay tham gia nhiệm vụ

Tờ Al Jazeera đưa tin, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã lên tiếng xác nhận việc Israel tấn công "các cơ sở quân sự và an ninh quan trọng".
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/10: Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO

Lính Ukraine bị bao vây ở Kursk; Đức phản đối Kiev gia nhập NATO... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng 26/10.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Chiến sự Trung Đông: Rò rỉ thông tin Israel cho UAV bay trinh sát trên bầu trời Iran

Một vụ rò rỉ thông tin tình báo đã tiết lộ Israel đang sử dụng một loại UAV tầm xa tiên tiến nhằm trinh sát trên bầu trời Iran và thậm chí là cả Trung Đông.
Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Toàn cảnh chiến sự ngày 25/10: Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông

Lính Ukraine rút lui ồ ạt; Tổng thống Putin quan ngại về tình hình Trung Đông... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine trưa ngày 25/10.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 'lên tiếng' thổi bay căn cứ UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/10/2024: FAB-3000 “lên tiếng” thổi bay căn cứ UAV Ukraine; Nga tiếp tục mở hướng vây hãm mới tại Kursk khiến AFU nguy khốn
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Bí mật đằng sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Elon Musk

Bí mật đằng sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và tỷ phú Elon Musk

Theo tờ Wall Street Journal, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tỷ phú Elon Musk đã bí mật trao đổi về các vấn đề địa chính trị và kinh doanh kể từ năm 2022.
Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức, Anh lắp tên lửa vào trực thăng cứu hộ để gửi đến chiến trường Ukraine

Đức và Vương quốc Anh đã ký một thoả thuận chiến lược về việc sẽ trang bị các hệ thống tên lửa hiện đại cho trực thăng Sea King của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/10: Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga

Ukraine hoảng loạn tại Chasov Yar; Kiev diệt xe tăng Nga... là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 25/10.
Xuất khẩu lê và táo của Argentina phục hồi nhẹ trong 9 tháng

Xuất khẩu lê và táo của Argentina phục hồi nhẹ trong 9 tháng

Xuất khẩu lê và táo của Argentina tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 6%, đạt 302.404 tấn; Brazil tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước này.
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Đại sứ Kazakhstan Kanat Tumysh: Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á

Nhân Ngày Cộng hòa Kazakhstan (25/10), Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Kazakhstan tại châu Á.
Hàng Việt Nam

Hàng Việt Nam 'nhân đôi' cơ hội khi xuất khẩu sang thị trường Anh

Việc hưởng ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA và CPTPP sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có nhiều lợi thế hơn và gia tăng năng lực cạnh tranh tại thị trường Anh.
Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tăng vọt, thâm hụt thương mại chỉ còn 2,1 tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tăng vọt, thâm hụt thương mại chỉ còn 2,1 tỷ USD

Dữ liệu từ Stats NZ cho thấy, xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tháng 9 đạt 5 tỷ USD, nhập khẩu giảm 0,9%, thâm hụt thương mại thu hẹp còn 2,1 tỷ USD.
Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô 5,14 triệu thùng/ngày

Trung Quốc sẽ tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô 5,14 triệu thùng/ngày

Bộ Thương mại Trung Quốc công bố, nước này tăng 6% hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tư nhân năm 2025 và sẽ đạt khoảng 5,14 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu thép dẹt của Ukraine bùng nổ trong 9 tháng năm 2024

Xuất khẩu thép dẹt của Ukraine bùng nổ trong 9 tháng năm 2024

Dữ liệu này được Cơ quan Hải quan Nhà nước Ukraine công bố, xuất khẩu thép dẹt của nước này tăng 65,1% trong 9 tháng năm 2024, đạt 1,297 triệu tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động