Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao

Chiều ngày 3/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023: Chỉ số giá tiêu dùng tăng, công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng giảm Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023: Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm 2022

Họp báo Chính phủ tháng 3/2023 được tổ chức ngay sau Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 diễn ra cùng ngày.

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế xã hội nước ta trong tháng 3 và quý I/2023 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực với nhiều điểm sáng, thực hiện được các mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao. Cụ thể, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. GDP quý I tăng 3,32% trong điều kiện có rất nhiều khó khăn; 58/63 địa phương tăng trưởng dương, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng cao (Hậu Giang 12,67%; Bình Thuận 9,86%; Hải Phòng 9,65%; Khánh Hòa 9,07%; Cà Mau 9,05%).

Lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ có xu hướng giảm dần qua các tháng (CPI tháng 1 tăng 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35% so với cùng kỳ, tính chung Quý I tăng 4,18%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 4,5%).

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023

Các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Thu đủ chi, thu NSNN quý I đạt 30,3% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tính chung quý I xuất siêu 4,07 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt gần 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1 tỷ USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ. An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, lãi suất điều hành được điểu chỉnh giảm 2 lần trong quý I, góp phần làm cho mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng; số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Thủy sản đạt 1,89 triệu tấn, tăng 1,4% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 13,9% so với cùng kỳ và tăng 26,7% so với năm 2019; du lịch phục hồi nhanh, có gần 2,7 triệu lượt khách quốc tế, gấp 29,7 lần cùng kỳ và bằng gần 3/4 lượng khách của cả năm 2022.

Đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ, giải ngân vốn đầu tư công tăng 11,6 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I tăng 3,7% so với cùng kỳ. Thu hút FDI quý I có những tín hiệu tích cực: số dự án FDI đăng ký mới tăng 58,6% so với cùng kỳ; tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 2,77 tỷ USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI thực hiện đạt 4,32 tỷ USD.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 3 tăng cả 3 tiêu chí so với tháng 2: số doanh nghiệp (tăng 60,9%), vốn (tăng 122,2%), lao động (tăng 81,4%). Gần 80% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II sẽ ổn định và tốt hơn quý I. Công tác quy hoạch tiếp tục được thúc đẩy. Nhiều quy hoạch quốc gia, tỉnh, ngành được trình và ban hành.

An sinh xã hội được bảo đảm, kinh phí trợ Tết trên toàn quốc là gần 10 nghìn tỷ; hỗ trợ 18.300 tấn gạo cho gần 205.000 hộ với 1,2 triệu nhân khẩu. Dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác được kiểm soát tốt. Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới.

Quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí. Công tác đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.

Thông tin truyền thông được tăng cường; đã ngăn chặn, gỡ bỏ, phản bác nhiều thông tin giả, xấu, độc, phản cảm, chống phá Đảng và Nhà nước.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023: Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng cao
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại họp báo

Về chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh, thời gian tới những khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn so với cơ hội, thuận lợi; áp lực đặt ra là rất lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: "Bối cảnh khó khăn của tình hình đặt ra yêu cầu, đòi hỏi là: đã cố gắng rồi, cần cố gắng hơn nữa; quyết tâm rồi, cần quyết tâm hơn nữa; nỗ lực rồi, cần nỗ lực hơn nữa; có trọng tâm, trọng điểm rồi cần trọng tâm, trọng điểm hơn nữa; làm việc nào phải dứt điểm việc đấy với quyết tâm cao nhất có thể, thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra".

Thủ tướng nêu rõ, quan điểm chỉ đạo, điều hành là: Phải bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chủ động, tích cực và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là: Tiêu dùng; đầu tư; xuất khẩu.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải giữ vững bản lĩnh; không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, dao động. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu vươn lên, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và sinh kế của người dân.

Nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa Trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, làm phải có hiệu quả, có sản phẩm, có thể lượng hóa ra được, có thể cân đong đo đếm được.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách của một số cơ quan, đơn vị; giữ đúng nguyên tắc hành động, đồng thời, căn cứ diễn biến thực tiễn để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể: Tiếp tục nhất quán mục tiêu bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại.

Bảo đảm 4 cân bằng giữa lãi suất và tỉ giá; giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa cung và cầu; giữa chính sách tiền tệ và tài khóa; giữa tình hình bên trong và bên ngoài. Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tiền tệ. Chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận và đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới đây một cách hợp lý và ưu tiên cho các lĩnh vực cần phải ưu tiên như chúng ta đã xác định.

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. “Trong tuần tới sẽ có hội nghị về đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng, quốc gia”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn pháp lý; cắt bỏ quyết liệt các thủ tục hành chính rườm rà, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư, phương thức hợp tác công - tư, thu hút vốn FDI, nhất là FDI chất lượng cao.

Theo sát diễn biến giá cả các mặt hàng trên thế giới; chủ động có các kịch bản điều hành giá cả, sản xuất, bình ổn giá phù hợp lường trước các rủi ro. Điều hành thận trọng giá các mặt hàng nhà nước quản lý, xác định thời điểm và lộ trình điều chỉnh giá phù hợp; bảo đảm nguồn cung, lưu thông thông suốt các hàng hóa khác, nhất là những mặt hàng thiết yếu.

Đẩy mạnh, kích cầu tiêu thụ trong nước. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA. Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là chương trình quốc gia về nông thôn mới. Tập trung tháo gỡ thẻ vàng EC.

Thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất quốc tế.

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường liên kết, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng. Nắm bắt tình hình, nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, nhất là tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp, tập trung lao động; kịp thời kết nối, cung ứng lao động.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, nhất là Ngày giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5).

Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống nhân dân theo tinh thần không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến thuốc, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, đảm bảo không để thiếu thuốc, không để thiếu trang thiết bị, không để thiếu các điều kiện để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm. Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là trong dịp nghỉ lễ.

Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tăng cường tuyên truyền về các nhiệm vụ, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; thúc đẩy truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội. Chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, xấu, độc, các quan điểm sai trái, thù địch.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao.

Quang Lộc - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình có buổi làm việc với Bộ Nội vụ để nắm bắt tình hình; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tháo gỡ dự án, đất đai trong kết luận thanh tra phải ‘đúng người, rõ việc’

Tháo gỡ dự án, đất đai trong kết luận thanh tra phải ‘đúng người, rõ việc’

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định đúng người, rõ việc trong thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Vuasanca trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Sáng 16/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho đồng chí Hồ Đức Anh.
Bầu, bổ nhiệm nhân sự ở Trung ương và các tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Gia Lai

Bầu, bổ nhiệm nhân sự ở Trung ương và các tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Gia Lai

Tuần qua, nhiều nhân sự các bộ, ngành, địa phương như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên An Giang, Gia Lai... đã được điều động, bổ nhiệm đảm nhiệm vị trí mới.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Ủy viên BCĐ xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục cơn bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục cơn bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
Thủ tướng: Mục tiêu sắp tới không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở

Thủ tướng: Mục tiêu sắp tới không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở

Thủ tướng nhấn mạnh các mục tiêu sắp tới: Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sạch, không có chỗ ở, các sinh hoạt thiết yếu hàng ngày.
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, dự báo tốc độ tăng trưởng cả nước chậm lại

Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng, dự báo tốc độ tăng trưởng cả nước chậm lại

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sơ bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 5 bài học và 6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế.
Bức tranh kinh tế Việt Nam: Vui thôi đừng vui quá!

Bức tranh kinh tế Việt Nam: Vui thôi đừng vui quá!

Bức tranh kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm tích cực, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, nên ẩn chứa nhiều rủi ro.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm Trường Hoàng Việt

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình thăm Trường Hoàng Việt

Sáng 15/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới thăm Trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt tại phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 984/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Sáng nay (15/9), Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả.
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024.
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 1 tỷ đồng và 1.500 phần quà hỗ trợ Lạng Sơn khắc phục thiên tai

Chiều 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương tới trao tiền và hiện vật hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Yên Bái được hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Tỉnh Yên Bái được hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.
Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng và 2.000 suất quà hỗ trợ Cao Bằng khắc phục thiên tai

Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng và 2.000 suất quà hỗ trợ Cao Bằng khắc phục thiên tai

Ngày 14/9, Thứ trưởng Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương trao 500 triệu đồng, 2.000 suất quà hỗ trợ người dân gặp bão lũ tại tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Sáng 14/9 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hòa Indonesia Prabowo Subianto sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thông tin chính thức sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê ở Hà Nội

Thông tin chính thức sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê ở Hà Nội

Do mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Chính phủ họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2024, cho ý kiến sửa đổi 5 dự án Luật

Chính phủ họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2024, cho ý kiến sửa đổi 5 dự án Luật

Ngày 14/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động