Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khơi thông tiềm năng xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc

Với nhiều tiềm năng, việc gỡ vướng cho hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các tỉnh trong khu vực và nước ngoài.
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và các doanh nghiệp xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu 9 tháng ước đạt 2.164,63 triệu USD

Khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) thuộc vùng cao miền núi, có đường biên giới trải dài phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là khu vực, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế, có vai trò quan trọng trong vùng sinh thái của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với những đặc điểm về tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình và khí hậu đa dạng, có một số tài nguyên có giá trị… do vậy khu vực Tây Bắc có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp (năng lượng tái tạo, khai khoáng, chế biến, thủy điện…), du lịch, kinh tế cửa khẩu. Và là khu vực có nhiều lợi thế trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, trung chuyển, xuất khẩu hàng hóa, tiếp giáp với nước có nền kinh tế lớn và phát triển năng động bậc nhất thế giới (Trung Quốc).

Khơi thông tiềm năng xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ Kim Thành (Lào Cai - Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc)

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với những chương trình, chính sách kịp thời từ Chính phủ, các Bộ ngành, khu vực Tây Bắc đã đẩy mạnh các hoạt động như xúc tiến thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế của các tỉnh.

Đánh giá về hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu của khu vực tại "Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại" được tổ chức tại Điện Biên mới đây, ông Vũ Hồng Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, trong năm 2022, 9 tháng đầu năm 2022, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương với chính quyền địa phương các tỉnh trong khu vực cùng với những nỗ lực của toàn ngành Công Thương, sự ủng hộ phối hợp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc cũng như của cả khu vực phía Bắc và cả nước.

"Các chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức thành công, mang lại nhiều ích lợi, cơ hội và các nguồn thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ hội cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá, giới thiệu nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có ưu thế vùng miền có cơ hội được tiếp cận đến các thị trường xuất khẩu. Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu và xúc tiến thương mại được tăng cường, các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, miền núi, vùng biên giới được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường" - ông Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông Sơn, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng từ các sự kiện chính trị, kinh tế lớn trên thế giới, tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của khu vực vẫn duy trì ổn định. Nhờ các hiệp định thương mại tự do, thị trường xuất khẩu đang dần được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vùng Tây Bắc nói riêng tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất hướng đến mở rộng thị trường tới các nước thành viên của các hiệp định.

Theo đó, giá trị xuất khẩu 9 tháng năm 2022 của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc năm 2022 ước đạt 2.164,63 triệu USD, đạt 59,4% kế hoạch đề ra và chiếm 7,66% so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước (2.164,63/28.252 triệu USD; theo số liệu dự ước của Tổng cục Thống kê).

Mặt hàng xuất khẩu khá phong phú về chủng loại, tập trung ở các sản phẩm nông lâm sản (trái cây tươi, trái cây qua sơ chế, chè, măng, quế, rau củ, gỗ ván bóc, đũa gỗ,…), các mặt hàng công nghiệp và chế biến khoáng sản, hàng may mặc và các mặt hàng khác.

Khơi thông tiềm năng xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc

Lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Bắc tham quan các gian hàng tại "Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại" ngày 21/10

Kết quả hoạt động xuất khẩu của các tỉnh: Hòa Bình đạt 1.056,8 triệu USD, Lào Cai đạt 690 triệu USD, Yên Bái đạt 222,16 triệu USD, Sơn La đạt 124,44 triệu USD, Điện Biên đạt 63,15 triệu USD, Lai Châu đạt 8,08 triệu USD.

"Về thị trường xuất khẩu của các tỉnh trong vùng Tây Bắc, hiện tại đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu tới hơn 60 thị trường các nước trên thế giới" - ông Sơn thông tin.

Bên cạnh đó, về hoạt động nhập khẩu, giá trị nhập khẩu 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.380,7 triệu USD, chiếm 5,02% giá trị nhập khẩu chung của cả nước (1.380,7/27.570 triệu USD). Mặt hàng nhập khẩu khá đa dạng chủ yếu là các sản phẩm máy móc thiết bị, phân bón, hóa chất, các loại rau củ quả, nguyên phụ liệu, các sản phẩm hàng tiêu dùng.

Loại bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song đại diện Sở Công Thương Điện Biên cho rằng, do tác động từ dịch bệnh Covid-19 và các sự kiện chính trị, kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. Theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu và xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài cũng ít nhiều bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp trong vùng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn hạn chế năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh. Công tác phối hợp các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên. Giá trị xuất khẩu còn thấp, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, đa dạng, khả năng cạnh tranh chưa cao, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, gia công. Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng vững chắc.

Ngoài ra, sự liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt được sự hài hòa về lợi ích. Việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường, yêu cầu, điều kiện trong quá trình sản xuất sản phẩm còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ chưa rõ nét, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh, nội vùng, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao, chưa đáp ứng và thu hút thị hiếu người tiêu dùng.

Công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, nhất là quy hoạch phát triển các sản phẩm xuất khẩu gắn với nhu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế; Việc thực hiện chuyển đổi số một số nội dung trong hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử còn nhiều khó khăn, chưa thực sự quan tâm đến chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Khơi thông tiềm năng xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc
Để nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu cho khu vực Tây Bắc, các địa phương kiến nghị Chính phủ cần khơi thông từ cơ chế chính sách như loại bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết

Trước nhiều khó khăn, thách thức, một số nhiệm vụ, giải pháp về hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2022 đã được đề ra cho khu vực như: Kịp thời cập nhật, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đã được phê duyệt trong năm 2022, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng sức mua trên thị trường; đổi mới công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu; củng cố phát triển thị trường truyền thống và khai thác phát triển các thị trường mới.

Tăng cường các hoạt động kết nối thông tin giữa các tỉnh trong nước và các tổ chức xúc tiến thương mại. Đa dạng hóa các loại hình xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài; nghiên cứu nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp để hỗ trợ bằng các loại hình xúc tiến phù hợp.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng giữa các thành viên trong khu vực Tây Bắc nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, khắc phục khó khăn hạn chế, phát huy được các thế mạnh của từng địa phương trong hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu (kinh nghiệm sản xuất, chế biến, tìm kiếm thị thường, tìm kiếm đối tác, tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá....).

Tuy nhiên, để đạt được những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, các tỉnh thành trong khu vực đã có những đề xuất với Chính phủ như cần hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử theo hướng loại bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết; Bổ sung các quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, đề nghị Cục Xúc tiến thương mại; Ban quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ các địa phương đặc biệt là các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc định hướng, hướng dẫn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại để mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc họp khẩn nhằm ứng phó cơn bão Yagi

Chiều tối ngày 7/9, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã có cuộc họp trực tuyến với các sở, ngành, địa phương nhằm ứng phó với cơn bão Yagi.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Bí quyết nào giúp Cần Thơ đạt doanh số vượt 11.200 tỷ đồng?

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 của TP. Cần Thơ ước tính đạt 11.208,35 tỷ đồng, tăng 13,57% so với cùng kỳ năm trước.
Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 43%

Tính đến ngày 28/8/2024, TP. Cần Thơ đã giải ngân được 3.810,29 tỷ đồng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đạt 43,13% so với kế hoạch năm.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Thái Nguyên mở rộng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc)

Một số nhà đầu tư từ Quảng Tây (Trung Quốc) đang đặt vấn đề đầu tư vào điện rác, nhôm và năng lượng tại Thái Nguyên.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Hải Phòng: Kết nối hạ tầng giao thông thúc đẩy thu hút đầu tư

Với sự linh hoạt và tư duy đột phá, đến nay Hải Phòng có sự thay đổi mạnh mẽ trong đầu tư hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hoá tiếp đà tăng trưởng

Trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tiếp đà tăng trưởng.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, thương mại dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và khởi sắc

8 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, nhất là sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Cần Thơ: Sản lượng thủy sản tăng hơn 15% so với cùng kỳ

Thông tin từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản của thành phố ước đạt 158.948 tấn, tăng 15,13% so với cùng kỳ.
Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Kiên Giang: Nhiều biện pháp tăng trường các chỉ tiêu ngành Công Thương

Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch Điều hành tăng trưởng các chỉ tiêu ngành Công Thương trong những tháng cuối năm 2024.
Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Thanh Hóa thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Cần Thơ: Nông dân hướng đến mùa lúa thu đông thắng lợi

Với giá lúa có xu hướng liên tục nhích trong những tuần qua, nông dân Cần Thơ phấn khởi với niềm tin một vụ thu đông thắng lợi.
Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Đà Lạt đón khoảng 100.000 lượt khách dịp lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đón khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đảm bảo an toàn lành mạnh.
Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Hơn 200.000 lượt khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong ngày 2/9

Trong ngày 2/9, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng hơn 123 tỷ đồng, tăng 16,56% so cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Những quyết sách mang hơi thở cuộc sống

Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành nhiều chính sách mang tính nhân văn, thiết thực với thực tiễn, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

An toàn khu Định Hóa: Dấu ấn sau 77 mùa thu lịch sử

Mùa thu năm nay, an toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên) ghi dấu ấn 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Trung ương Đảng và Chính phủ chọn là nơi lập ATK .
Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Người phụ nữ vượt khó, đưa hoa hồi Lạng Sơn ra “biển lớn”

Trải qua nhiều khó khăn, chị Phạm Thị Giang đã kiên trì, vượt khó, từng bước đưa các sản phẩm làm từ hoa hồi Lạng Sơn đến vươn ra thế giới.
Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Vũng Tàu: Xây dựng hình ảnh đẹp, an toàn vệ sinh trong lòng du khách

Các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, vệ sinh thực phẩm, môi trường, hình ảnh du lịch Vũng Tàu.
Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

Danh sách 35 doanh nghiệp bị tạm dừng khai thác cát, sỏi trên sông Hồng và sông Đà

35 mỏ trên sông Hồng và sông Đà bị dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi và cơ quan công an vào cuộc kiểm tra.
Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Long An sắp có khu công nghiệp sạch, quy mô 23.000 lao động trên diện tích 322ha

Khu công nghiệp Bình Hòa Nam 1 tại huyện Huệ Đức được HĐND tỉnh Long An thông qua với quy hoạch sẽ là khu công nghiệp sạch, tổng hợp đa ngành.
Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Phú Thọ: Kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận hợp quy các mặt hàng bánh Trung thu

Trước nhu cầu tiêu thụ bánh Trung thu tăng cao, lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động