Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
05/07/2023 21:04
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

05/07/2023 21:04

Sau gần 6 năm Viêt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” IUU, đến nay, vẫn còn 4 bốn nội dung mà Việt Nam cần phải đáp ứng.
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Sau gần 6 năm Việt Nam bị EC cảnh báo “thẻ vàng” IUU, đến nay, vẫn còn 4 bốn nội dung mà Việt Nam cần phải đáp ứng. “Tăng tốc” gỡ “thẻ vàng” để lấy lại hình ảnh và vị thế của hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế là mục tiêu được triển khai đồng bộ.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Đồng loạt vào cuộc từ

cấp Trung ương đến địa phương

Ngày 23/10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Chống khai thác IUU) với Việt Nam.

Ngay sau khi EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” IUU, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành đã dốt dáo vào cuộc. Ngày 20/5/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 596/QĐ-TTg về việc hành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU).

Trong năm 2018, 2019 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành, trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Thủy sản 2017 gồm 02 Nghị định của Chính phủ, 01 Quyết định của Thủ tướng, 08 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Thủy sản năm 2017 đã được xây dựng đảm bảo tương thích với các quy định quốc tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành 13 Quyết định phê duyệt các chương trình, kế hoạch về chống khai thác IUU, 28 các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn địa phương khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU,…

Các Ban, bộ, ngành gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông... theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện Luật Thủy sản, các nghị quyết, chỉ thị, công điện, quyết định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU; thường xuyên nắm bắt thông tin đối ngoại, động thái của EC đối với công tác chống khai thác IUU của Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Ban, bộ, ngành kịp thời nắm tình hình, đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện.

Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo hàng năm với một trong những trọng tâm tuyên truyền từ 2017 đến nay là vấn đề phòng, chống tiến tới chấm dứt khai thác IUU; thường xuyên chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, dư luận xã hội trong nước và thông tin đối ngoại về nội dung, cách thức giải quyết các vấn đề chống khai thác IUU của Việt Nam, vấn đề tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý;…

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Sau gần 6 năm gỡ “thẻ vàng” IUU, đến nay, khung pháp lý cơ bản đã đáp ứng yêu cầu quốc tế về chống khai thác IUU. Đã từng bước giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác. Đã cơ bản hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase. Việc lắp đặt, theo dõi, giám sát tàu cá qua Hệ thống giám sát tàu cá đã có kết quả. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác qua cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác có sự cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai thực hiện; một số nhiệm vụ các Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành theo tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Thực thi pháp luật xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU còn yếu kém, thiếu thống nhất, đồng bộ. Công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác đối với các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU chưa đảm bảo theo quy định, có hiện tượng hợp thức hóa hồ sơ bất hợp pháp đã bị phía EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 3. Đặc biệt tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Đánh giá cao về những nỗ lực của Việt Nam trong việc gỡ “thẻ vàng” IUU, tuy nhiên, ngài Virginijus Sinkevičius - Cao ủy EU về Môi trường, Đại dương và Nghề cá – cho rằng, việc ban hành các quy định luật pháp thôi là chưa đủ. Vấn đề quan trọng chính là việc thực thi trên thực tế và do nhiều lý do điều này chưa được làm tốt.

Việc thực thi là không dễ với Việt Nam vì các bạn có số lượng tàu lớn nhưng rất nhiều trong số này là các tàu rất nhỏ. Ngoài ra, một điều rất quan trọng khác nữa là đảm bảo các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc”, ngài Virginijus Sinkevičius cho biết.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

“Thẻ vàng” IUU và thiệt hại kép đối với hải sản Việt

Việc chưa gỡ được “thẻ vàng” IUU đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu hải sản nói riêng và xuất khẩu thủy sản nói chung của Việt Nam. Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – dẫn chứng, trước khi bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU, giai đoạn 2015 – 2017, EU từng là thị trường nhập khẩu hải sản nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 30 - 35% xuất khẩu hải sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng” IUU, tỉ trọng xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường này giảm dần qua từng năm. Qua thống kê của VASEP, năm 2018 - năm đầu tiên sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, tỉ trọng xuất khẩu hải sản sang thị trường EU chiếm 11,8%. Sang năm 2019, con số này suy giảm còn 10,7% và còn 9,5% vào năm 2020. Đến năm 2022 – tức là sau 5 năm, tỉ trọng đã giảm còn 9,4%.

Việc EC áp “thẻ vàng” IUU đối với hải sản buộc các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách chuyển dịch sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó là xu hướng gia công cho các nhà kinh doanh hải sản ở các nước, xuất khẩu trở lại các nước đó, nhất là gia công các loài cá biển như cá tuyết, cá sa ba, cá thu, cá minh thái...

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Bà Lê Hằng cho biết, đây là cách vừa tận dụng được công suất chế biến vừa tạo được việc làm cho công nhân và vừa không bị áp lực về vấn đề nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc theo quy định IUU. “Ngay cả xuất khẩu sang EU bây giờ cũng có một tỉ trọng đáng kể là hàng gia công, chứ nguyên liệu thuần túy trong nước vừa khan hiếm, lại vừa khó làm giấy xác nhận khai thác (SC) và chứng nhận khai thác (CC) đáp ứng quy định IUU của thị trường này”, bà Lê Hằng chia sẻ.

“Nếu Việt Nam bị cảnh báo thẻ đỏ thì không chỉ mất thị trường EU với giá trị xuất khẩu hải sản trên 500 triệu USD mỗi năm mà còn tổn thất hơn nữa về thương mại thủy sản cũng như uy tín ngành thủy sản Việt Nam tại các thị trường khác”, bà Cao Thị Kim Lan - Ủy viên Ban chấp hành VASEP, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định nhận định.

Tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/7/2023, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết, việc hải sản Việt Nam bị rút “thẻ vàng” IUU khiến việc xuất khẩu bị tác động lớn, với việc kiểm soát 100% lô hàng, thời gian thông quan kéo dài 2 – 3 tuần khiến đội chi phí. Không chỉ thị trường EU, hiện Nhật Bản cũng đã nêu vấn đề này, Hoa Kỳ cũng điều trần và chúng ta cũng đã phải giải trình. Không những thế còn ảnh hưởng đến vị thế của hải sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Nghi Sơn Food Group – chia sẻ, kể từ khi EC áp “thẻ vàng” IUU, việc xuất khẩu hải sản của công ty gặp nhiều khó khăn. Việc EU kiểm tra nghiêm ngặt nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thủy sản từ khai thác dẫn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, sản lượng xuất khẩu đến thị trường EU vì thế giảm. Đáng chú ý, quy định chống khai thác IUU của EC, nhất là việc truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác cũng đã được Nhật Bản và Hoa Kỳ áp dụng, nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn nhiều hơn.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

khi còn tàu vi phạm sẽ không nói đến việc gỡ "thẻ vàng"

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong quy định của EC về chống khai thác IUU là điều khoản cho phép cấm nhập khẩu hoặc cập cảng đối với các quốc gia hoặc tàu cá không có hành động công khai, rõ ràng trong việc chống khai thác IUU.

Trên cơ sở này, EC sẽ cảnh báo “thẻ vàng” đối với một số quốc gia và “thẻ đỏ” - hình thức trừng phạt thương mại thực tế - đối với các nước chưa có đủ sự nỗ lực trong việc quản lý nghề cá và ngăn chặn khai thác IUU.

Để gỡ “thẻ vàng”, Thủ tướng Chính phủ đã có ít nhất hai lần chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương. Gần đây nhất, ngày 13/2/2023, Ban hành "Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4".

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

EC đã tiến hành ba đợt thanh tra việc gỡ “thẻ vàng” IUU tại Việt Nam. Nhìn nhận thẳng vào vấn đề cần phải giải quyết, ông Phùng Đức Tiến thông tin, hiện, chúng ta có 86.820 tàu có lắp thiết bị hành trình đạt 97,3%, nhưng số nguy cơ cao lại nằm ở tàu chưa lắp thiết bị. Thứ hai, lắp thiết bị nhưng không hoạt động 24/24 nên việc giám sát chưa đạt hiệu quả 100%. Ngoài ra, việc ngắt kết nối, gửi thiết bị sang tàu khác là có. Việc quản lý, giám sát đội tàu còn có vấn đề.

“Tàu đi đánh bắt về phải có nhật ký, nhưng thời gian quan kiểm tra thì thấy ngư dân viết như hồi ký. Mà nhật ký lại toàn chữ… giống nhau. Do đó cần quản lý đội tàu tốt hơn. Quản tàu, quán cá chưa triệt để thì chưa thể truy xuất được nguồn gốc…” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ và cho biết, việc EC liên tục lùi thời hạn kiểm tra việc gỡ “thẻ vàng” IUU tại Việt Nam vì họ nói khi vẫn còn tàu vi phạm thì chưa gỡ “thẻ vàng”.

Ngoài ra, việc quản lý tàu vào cập cảng mới được 45%, còn đỗ bãi ngang, đỗ bến nhà. Sản lượng cá đi theo tàu mới quản được hơn 25 - 30%. Quản lý tàu cá như vậy, thì quản lý truy xuất nguồn gốc hải sản thế nào? Có trường hợp mua ở cảng cá này xong lại làm chứng chỉ ở cảng kia,… ông Phùng Đức Tiến đặt vấn đề và nhân mạnh, muốn gỡ “thẻ vàng” IUU vấn đề đặt ra lúc này là phải nghĩ thật, nói thật, làm thật.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

“Người tiêu dùng ở EU rất tuân thủ pháp luật và luôn muốn có thông tin đầy đủ về sản phẩm, họ sẽ không tham gia vào các hoạt động không bền vững. Tôi nghĩ nếu các tiêu chuẩn cao về tính bền vững được đảm bảo, thị trường EU là thị trường có thể trả giá tốt cho một sản phẩm chất lượng hàng đầu”, ngài Virginijus Sinkevičius chia sẻ và khuyến nghị, Việt Nam cần tuân thủ pháp luật trong hoạt động đánh bắt trên thực tế. Tôi nghĩ đây là điều cực kỳ, vô cùng quan trọng. Việc tuân thủ quy định pháp luật trên thực tế phải được tất cả các tỉnh, tất cả các khu vực nghiêm túc thực hiện. Thứ hai, cần đảm bảo không có thị trường tiêu thụ cá đánh bắt trái phép. Cá đánh bắt trái phép không thể cập cảng; công ty chế biến hoặc xuất khẩu không thể mua loại cá này.

Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh miền Tây về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định; phân giới cắm mốc; phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 28/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - cho biết, Đoàn kiểm tra của EC sắp tới là Đoàn kiểm tra cuối cùng của nhiệm kỳ châu Âu hiện tại, do đó nếu không có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có thể phải mất 2 - 3 năm nữa Việt Nam mới có cơ hội gỡ “thẻ vàng” IUU.

Vì thế, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh mục tiêu lớn lao nhất từ nay đến khi đoàn kiểm tra của EC đến Việt Nam là không để một tàu cá nào bị nước ngoài bắt giữ.

Đợt sát hạch quan trọng của hải sản Việt Nam

Về một số nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung sửa đổi, bổ sung Nghị định 42 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định 26 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, phấn đấu hoàn thành trong tháng 7 này.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải cố gắng quản lý tốt nhất tàu cá của địa phương mình; phối hợp với các cơ quan chức năng đưa ra khởi tố một số vụ việc để nâng cao tính răn đe; mạnh tay trong xử lý hành chính, dù việc này rất đau xót nhưng nếu càng nương nhẹ thì càng khó gỡ được “thẻ vàng”, xuất khẩu hải sản bị tắc nghẽn, cuộc sống của ngư dân vì thế còn gian nan hơn nữa.

Gỡ “thẻ vàng” IUU ngay trong năm nay là quyết tâm của Việt Nam và được xác định là không phải để đối phó với Đoàn kiểm tra của EC mà là thay đổi nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Điều này đòi hỏi từng ngư dân có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật, vì lợi ích quốc gia, lợi ích của chính ngư dân.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Phùng Đức Tiến cho biết, nhiệm vụ đặt ra trước mắt là cần quản lý tốt tàu cá và giám sát chặt chẽ đội tàu. Thời gian tới, Bộ sẽ sửa Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo hướng nghiên cứu, bổ sung thêm 6 thiết bị phạt nguội để xử lý vi phạm IUU của các tàu cá, giống như cảnh sát thực hiện với phương tiện giao thông đường bộ. Công khai, minh bạch thông tin để người dân giám sát. Xử phạt cả chủ tàu và cả máy trưởng nếu để xảy ra vị phạm. Cùng với đó, sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng để giải quyết đồng bộ các vấn đề về đánh bắt hải sản.

“Từ lần kiểm tra đầu tiên của EC vào tháng 10/2017, đến nay Việt Nam vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” IUU. Không những IUU trên biển mà sắp tới còn IUU trên rừng nữa. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn đi kiểm tra việc thực hiện quy định IUU tại một số địa phương trọng điểm để chấn chỉnh tình trạng này…” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Song song với việc đầu tư phát triển các sản phẩm mới, đa dạng thị trường xuất khẩu, tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khuyến nghị của EC,… là cách mà Nghi Sơn Food Group đang triển khai để đợi ngày “thẻ vàng” được gỡ bỏ.

Ông Nguyễn Văn Minh chia sẻ, dù chật vật do thiếu nguyên liệu nhưng công ty kiên quyết chỉ thu mua nguyên liệu thủy sản từ những tàu cá khai thác hợp pháp, được lực lượng chức năng xác nhận và chứng nhận nguồn gốc khai thác rõ ràng, đúng quy định. Điều này sẽ góp phần hạn chế, tiến đến chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm những quy định chống khai thác IUU.

Bởi hơn ai hết, chính các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ “thấm nhất” hậu quả của việc không sớm gỡ “thẻ vàng” thì thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn. Ông Nguyễn Văn Minh cũng mong cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục vận động, khuyến khích chủ tàu, thuyền trưởng chấp hành các quy định chống khai thác IUU. Kiên quyết không thu mua những sản phẩm khai thác không rõ nguồn gốc, hoặc của chủ tàu không thực hiện các quy định về xuất nhập cảng và bốc dỡ hàng hóa qua cảng.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Theo các chuyên gia, “thẻ vàng” IUU là một nguy cơ lớn nhưng dưới góc độ tích cực, đây là một đợt “sát hạch” quan trọng để Việt Nam nhìn lại mình. Gỡ được thẻ vàng, tránh bị thẻ đỏ là cơ hội để hải sản Việt nâng cấp, tăng thêm uy tín và mở cơ hội lớn vào các thị trường khó tính.

“Thẻ vàng” IUU là động lực để đổi mới nghề cá của Việt Nam theo hướng tốt hơn, có trách nhiệm hơn. EU là thị trường có những yêu cầu khắt khe nhất, khi khắc phục được tất cả khuyến cáo của EC đồng nghĩa với việc chúng ta tạo ra được chuỗi sản xuất bền vững, tự tin xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản các thị trường khác.

Với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, Chính phủ, các cấp, các ngành, từng địa phương, đơn vị, từng chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân và mọi tầng lớp nhân dân, hi vọng cơ hội gỡ “thẻ vàng” IUU sẽ hái “quả ngọt” và khép lại hành trình dài suốt gần 6 năm qua.

Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”
Longform | Gỡ “thẻ vàng” IUU: Hành trình gần 6 năm và kỳ vọng sớm hái “quả ngọt”

Thực hiện: Nguyễn Hạnh – Hà Duyên – Trang Anh

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Thông tin về chiến thắng của ông Donald Trump đã lan rộng ra khắp châu Âu, khiến một số nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng, nhưng cũng không ít người lo lắng.
Nhiều quốc gia

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Do lo ngại về cạnh tranh, chất lượng và bảo mật, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái "mạnh tay" với sàn thương mại điện tử Temu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gỡ ''thẻ vàng IUU'', nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết.

Xem thêm

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
|< < 1 2 3 4 > >|