Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
01/09/2022 06:00
Longform | Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

01/09/2022 06:00

Trải qua 12 năm xây dựng phát triển, thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam đang ngày càng chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả; góp phần vào quá trình hội nhập.
Longform | Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường giao dịch hàng hóa đã trải qua lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) được thành lập vào ngày 01/09/2010, là Sở Giao dịch Hàng hóa quy mô cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Sau khi mở cửa nền kinh tế, Chính phủ đã đặt các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trở thành trọng tâm trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu giao thương hàng hóa được mở rộng từ thị trường nội địa ra khắp các thị trường tiềm năng trên toàn thế giới. Các Trung tâm, Sở Giao dịch Hàng hóa từ đó được hình thành như một bước tất yếu để hòa mình vào lịch sử phát triển hàng trăm năm tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển.Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCCE) hay Sàn Giao dịch Thủy sản Cần Giờ đều được gửi gắm rất nhiều kỳ vọng sẽ giúp giải bài toán “được mùa mất giá” của nông dân Việt Nam và giúp hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động của các Trung tâm/ Sàn Giao dịch này đều không đạt kỳ vọng và hiện đã dừng hoạt động.

Với vai trò là Sở Giao dịch Hàng hóa quy mô cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, MXV đã lắng nghe những ý kiến đóng góp của các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để xây dựng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường trong nước. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch hàng hóa chỉ thực sự được “cởi trói” sau khi Bộ Công Thương thực hiện Nghị định số 51/2018/NĐ-CP, cho phép MXV liên thông giao dịch với các Sở Giao dịch thế giới. Đây là bước ngoặt, tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá của thị trường trong giai đoạn 2018 – 2022.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Việc liên thông giao dịch với thế giới đã khắc phục được những bất cập của thị trường trong giai đoạn trước và hình thành một thị trường giao dịch hàng hóa hội tụ đầy đủ những ưu điểm như: (i) Thị trường hoàn toàn minh bạch, không có hiện tượng thao túng giá; (ii) Tính thanh khoản cao khi các lệnh giao dịch được đẩy trực tiếp lên các Sở Giao dịch thế giới; (iii) Đa dạng mặt hàng và các loại hợp đồng kỳ hạn được giao dịch; (iv) Giao dịch điện tử 24 giờ mỗi ngày, từ 4h sáng thứ hai đến 4h sáng thứ bảy hàng tuần; (v) Vừa là kênh bảo hiểm giá nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp, vừa là kênh đầu tư hiệu quả đối với các nhà đầu tư.

Mặt khác, liên thông giao dịch đồng nghĩa với việc MXV sẽ vừa phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, vừa phải tuân thủ các quy định của các Sở Giao dịch thế giới. Đây là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với dòng chảy lịch sử của thế giới. Về cơ bản, sau 4 năm triển khai theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP, hoạt động giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đảm bảo thông suốt, không gặp bất kỳ sự cố nào, và đang trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Sau 12 năm thành lập và phát triển, hiện nay MXV đang liên thông với hầu hết các Sở Giao dịch lớn nhất trên thế giới như: Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group), Sở Giao dịch Kim loại London (LME), Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE), Sở Giao dịch Singapore (SGX), Sở Giao dịch Osaka (OSE), Sở Giao dịch Phái sinh Bursa Malaysia (BMD). Đây đều là những Sở Giao dịch có khối lượng lớn nhất thế giới đối với các loại hàng hóa nguyên liệu. Trong đó, CME Group được thành lập từ năm 1848, hay LME được thành lập vào năm 1877, là những Sở Giao dịch Hàng hóa lâu đời nhất của Mỹ, Anh nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Tính đến hết ngày 31/08/2022, MXV đang niêm yết giao dịch 42 sản phẩm chia thành 4 nhóm: Nông sản, Năng lượng, Kim loại và Nguyên liệu công nghiệp. Trong đó, hầu hết là các mặt hàng thế mạnh và quan trọng đối với thương mại và kinh tế của Việt Nam như xăng dầu, cà phê, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cao su, kim loại…

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Giai đoạn đầu năm 2022 đã chứng kiến những biến động lịch sử đối với thị trường hàng hóa như giá dầu thô tăng gần 40% chỉ sau một tuần giao dịch; giá lúa mì thế giới tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, ảnh hưởng tới an ninh lương thực tại nhiều quốc gia châu Âu; Sở Giao dịch kim loại London (LME) phải dừng giao dịch do giá Niken tăng đột biến. Những sự kiện này đã tạo ra bước ngoặt cho hoạt động giao dịch hàng hóa trên thế giới và trong nước. Nếu không có những biện pháp bảo hiểm giá hiệu quả và kịp thời, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đã phải chịu những thiệt hại rất lớn khi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Theo số liệu từ Khối Quản lý Giao dịch MXV, khối lượng giao dịch hàng hóa trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị giao dịch liên tục phá vỡ các kỷ lục trong quý I/2022. Sự tăng trưởng ở cả nhóm doanh nghiệp và cá nhân đã giúp khối lượng giao dịch tại MXV tăng ổn định và bền vững từ đầu năm 2022 tới nay, kể cả khi giá hàng hóa nguyên liệu đã bình ổn trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng, khi thị trường phát triển và tăng trưởng không phụ thuộc vào những biến động bất thường của thế giới.

Kết quả ấn tượng này có sự đóng góp rất lớn của các Thành viên thị trường, là những cánh tay nối dài giúp MXV tổ chức thị trường một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 36 Thành viên cùng các văn phòng, chi nhánh trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước đã giúp lan tỏa thị trường hàng hóa đến với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.Tại Hội nghị Tập huấn Thành viên toàn quốc năm 2022 của MXV, ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương đã đánh giá cao sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trong những năm qua, đồng thời nhấn mạnh vai trò của hoạt động giao dịch hàng hóa trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Ông đề nghị MXV và các Thành viên thị trường tiếp tục duy trì sự chuyên nghiệp, minh bạch trong công tác tổ chức và vận hành thị trường; liên tục cập nhật, đổi mới để cung cấp các công cụ bảo hiểm giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; giúp giao dịch hàng hóa trở thành một kênh đầu tư hiệu quả của các nhà đầu tư trong nước.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, từ đầu năm 2022 đến nay, MXV đã sửa đổi và ban hành một số quy định như: Quy chế Thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Bộ quy định xử lý vi phạm, Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng Thành viên, Quy chế quản lý rủi ro… MXV thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo và nhấn mạnh yêu cầu tất cả các Thành viên thị trường tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam như: Không hoạt động, kinh doanh các ngành nghề không được pháp luật cho phép; không huy động vốn trái quy định của pháp luật… MXV đã đưa ra những chế tài xử lý rất nghiêm khắc cho các vi phạm nêu trên, từ cảnh cáo toàn thị trường, cho tới dừng một phần hoạt động hoặc chấm dứt tư cách thành viên.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ông Đặng Việt Hưng, Tổng Giám đốc MXV cho biết "Khối Quản lý Thành viên của MXV liên tục thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và bất thường đối với các Thành viên trên thị trường để sớm phát hiện các vi phạm và xử lý theo Bộ Quy chế đã ban hành. Bên cạnh đó, MXV cũng lắng nghe các thông tin, dư luận, để yêu cầu các Thành viên thị trường giải trình và đưa ra các hình thức xử lý phù hợp với từng mức độ vi phạm".

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ý thức được vai trò dẫn đầu trên thị trường giao dịch hàng hóa, MXV đề ra mục tiêu kép, vừa phát triển thị trường nhanh và đột phá, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và bền vững, hơn là hướng đến sự phát triển nóng nhưng thiếu nền tảng vững chắc. Vì thế, công tác nghiên cứu và đào tạo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của MXV.

Theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo MXV, tính đến hết tháng 8/2022, toàn thị trường hiện có hơn 1.000 học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo định kỳ và gần 200 học viên hoàn thành khóa môi giới nâng cao. Các khóa đào tạo được MXV tổ chức đều đặn hàng tháng với sự tham gia của các Thành viên, nhà môi giới, nhà đầu tư trên khắp cả nước. Đội ngũ giảng dạy là những giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa với chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, giúp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường.Bên cạnh đó, MXV đã liên tục phối hợp với các trường đại học, học viện và các Sở Giao dịch liên thông, tổ chức những hội thảo mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, tạo được tiếng vang lớn đối với giới nghiên cứu, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh thị trường hàng hóa đang ghi nhận những sự kiện chưa từng có trong lịch sử, nghiệp vụ Quản lý rủi ro luôn là nghiệp vụ trọng tâm được MXV yêu cầu các Thành viên thị trường triển khai một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp. MXV đã xây dựng các công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu dựa trên các thuật toán xác suất, thống kê. Vì vậy trước những biến cố thị trường như trên, Khối Quản lý Rủi ro MXV đã hoạt động liên tục 24/7 và có những khuyến nghị đến Thành viên, giảm bớt vị thế của những khách hàng nắm giữ vị thế lớn để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Điều này không chỉ giúp các Thành viên giảm thiểu áp lực, mà còn giúp các nhà đầu tư tránh được những rủi ro khi giá hàng hóa biến động mạnh.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đối tác quốc tế. Đầu tháng 08/2022, Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group), Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE), Công ty Công nghệ đa quốc gia CQG đã tới thăm và làm việc tại trụ sở MXV. Các đối tác đều vô cùng ấn tượng trước sự lớn mạnh của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam và đánh giá sự tăng trưởng là hệ quả tất yếu của quá trình tổ chức hoạt động một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Đáng chú ý, lần đầu tiên, đại diện CME Group đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi về định hướng phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, để xứng tầm với tiềm năng của một trong những quốc gia xuất nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu hàng đầu thế giới. Các đối tác quốc tế cũng coi MXV là đối tác chiến lược để phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tại khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á Thái Bình Dương.

So với quãng thời gian 12 năm hình thành, thị trường giao dịch hàng hóa mới chỉ thực sự phát triển kể từ năm 2018 tới nay.Việc thị trường hàng hoá Việt Nam bước ra sân chơi lớn trên toàn cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đồng nghĩa với việc sẵn sàng đương đầu với nhiều thách thức. Trong một thị trường liên thông với toàn thế giới, các chính sách được đặt ra cần phải bắt kịp với diễn biến trên toàn cầu. Bên cạnh đó, sự đồng bộ trong chính sách cũng là một yêu cầu tất yếu, không chỉ riêng quy định về tổ chức hoạt động của MXV mà còn của các bộ ngành khác có liên quan như chính sách thuế, chế độ hạch toán kế toán, quy định về quản lý ngoại hối hay các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia bảo hiểm giá nguyên liệu.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

"Với vai trò là Cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương luôn bám sát hoạt động để có những chính sách kịp thời với diễn biến thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà Nước đối với hoạt động này", ông Đặng Việt Hưng cho biết. Để thúc đẩy thị trường giao dịch hàng hóa trong nước phát triển các quy định liên quan cần phải sớm được hoàn thiện và ban hành phù hợp với thị trường quốc tế.

Nhìn lại chặng đường 12 năm xây dựng và phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phê duyệt, Nghị định 158/2006 và Nghị định 51/2018 liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ được Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi trong quý III năm 2022. Các văn bản quy phạm cần được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để hoạt động giao dịch hàng hóa thực sự được "cởi trói" và phát triển đúng với tiềm năng của thị trường.

Về phía MXV, với sứ mệnh và mục tiêu trở thành Sở Giao dịch Hàng hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, việc niêm yết giao dịch các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2022 – 2025. Giao dịch các sản phẩm thế mạnh như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… trên thị trường tập trung sẽ giúp nâng tầm nông sản Việt, giúp người nông dân tránh được cảnh “được mùa mất giá”, giúp các doanh nghiệp không còn bị ép giá khi tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, việc bắt kịp và đón đầu xu thế của thế giới sẽ là yếu tố quyết định để thu hẹp khoảng cách đối với các Sở Giao dịch quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), MXV đã nỗ lực nghiên cứu để sớm niêm yết giao dịch các sản phẩm năng lượng xanh. Các sản phẩm này vừa nằm trong lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, vừa khẳng định tầm vóc và vị thế của thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Thực hiện: Nhóm Phóng viên

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (20/11).
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 19/11.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (18/11).

Xem thêm

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
|< < 1 2 3 4 > >|