Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
28/06/2023 11:16
Longform | Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

28/06/2023 11:16

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, vùng rốn lũ Đại Lộc đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả
Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Huyện Đại Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, đây được xem là vùng rốn lũ của tỉnh.

Vào mùa mưa, nước sông từ thượng nguồn chảy về cùng với thủy điện xả lũ nên nơi đây nhanh chóng trở thành một vùng ngập lụt rộng, nhiều lúc người dân phải chạy lũ trong đêm.

Nhắc lại về trận “đại hồng thủy” năm 1999, ám ảnh lại ùa về với người dân làng Phương Trung (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc).

Lũ lớn diễn ra trong đêm khiến hơn 300 hộ dân làng Phương Trung hốt hoảng chạy lũ vì vậy tài sản mang theo chỉ là bộ quần áo mặc trên người. Cơn lũ đã tàn phá hơn 1/3 nhà cửa, 2/3 tài sản có giá trị, hàng chục hecta đất màu và khiến 2 người chết.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi, người dân làng Phương Trung) cho biết, năm đó lũ rất kinh hoàng và diễn ra vào ban đêm nên người dân trở tay không kịp. Nước chảy xiết, kéo theo cây cối từ thượng nguồn và cát đổ về khiến các lũy tre làng, hàng dừa dần dần bị nước lũ nhấn chìm.

“Ba chồng tôi may mắn thoát chết trong trận lũ năm đó, ông vừa chạy ra khỏi nhà đi tránh lũ thì căn nhà bắt đầu nghiêng dần và bị nước lũ nhấn chìm”, bà Lý nhớ lại.

Khi nhận thông tin làng Phương Trung bị lũ lụt tàn phá nặng nề, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc bấy giờ đã về thăm hỏi, động viên nhân dân và vận động xây dựng hơn 100 ngôi nhà cho nhân dân trong thôn, hình thành nên làng mới Phương Trung.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Đúng như lời đồng chí Lê Khả Phiêu dặn dò, vượt qua đau thương, nay làng Phương Trung đang dần hồi sinh mạnh mẽ dưới bàn tay của các lão nông để dần biến nơi đây trở thành một làng sinh thái đầy sức sống.

Hiện với 2 hecta, bà Nguyễn Thị Lý đã trồng cây ăn quả gồm các loại chuối, mít, dừa, xoài. Bà Lý đóng giếng, kéo đường ống khắp vườn, để chăm tưới cây vào mùa khô hạn. Ngoài ra, bà cũng đầu tư thêm hồ bơi, làm các chòi để bà con tới vui chơi, nghỉ mát.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

“Lúc đầu tôi chỉ nghĩ tới việc cải tạo lại khu vườn để con cháu cuối tuần về vui chơi và kiếm thêm thu nhập tuổi già. Sau đó, tôi nghĩ ra ý tưởng tạo những khu vườn để đón những đoàn khách yêu thích thiên nhiên đến tham quan. Từ khu vườn cũ, tôi mua thêm hai khu vườn lân cận để mở rộng diện tích, trồng mít, chuối, dừa để tăng thu nhập và làm du lịch” - bà Lý chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Tương tự như bà Lý, nhiều người dân làng Phương Trung khác cũng đã gượng dậy trên vùng đất lũ.

Ông Đoàn Tám – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang cho hay, làng cũ Phương Trung trong trận “đại hồng thủy” năm 1999 đã được Đảng nhà nước quan tâm hỗ trợ đưa bà con vào trong làng mới, hiện làng cũ trở thành nơi sản xuất, trồng cây ăn trái.

“Trong những năm qua, hội nông dân xã đã vận động bà con phát quang, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, hiện có một số hộ làm du lịch tại làng. Đơn cử như hội viên Nguyễn Thị Lý đã xây dựng chỗ nghỉ ngơi để du khách có thể vui chơi, giải trí, đặc biệt có hồ bơi để các học sinh có thể rèn luyện kỹ năng bơi lội, hạn chế đuối nước xảy ra trên địa bàn”, ông Tám chia sẻ và cho biết thêm, trong gian đến, hội sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển, trong đó sẽ chú trọng đầu tư phát triển làng sinh thái Phương Trung.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”
“Hiện nơi đây cũng đã hình thành tổ hợp tác mít thái da xanh, bưởi, trồng măng cụt…. Sắp đến, Hội sẽ huy động bà con tham gia mô hình kinh tế khuyến nông từ tỉnh, trồng 5 hecta cam sành, mang lợi lợi ích kinh tế cao”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang thông tin.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Những năm trở lại đây, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn huyện Đại Lộc đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả.

Tại xã Đại Quang, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các mô hình phát triển kinh tế đã hoạt động hiệu quả với nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất: chăn nuôi gà, nuôi heo, nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, làm chổi đót…

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Đến với thôn Trường An (xã Đại Quang), mô hình kinh tế đang phát huy hiệu quả giải quyết bài toán lao động nông nhàn ngay tại địa phương chính là sản xuất chổi đót. Là người có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với cây chổi đót. Từ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, đến nay, hộ gia đình chị Hồ Thị Hoa (54 tuổi) đã trở thành một cơ sở sản xuất chổi thủ công với quy mô lớn.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”Nhiều năm qua chị luôn dành tâm sức để nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Công việc làm ăn thuận lợi nên cơ sở của chị Hoa đầu tư nguyên liệu máy móc để sản xuất, ngoài lao động chính chị Hoa còn còn giúp đỡ nhiều em khuyết tật người già trong thôn vào làm việc.

“Từ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ từ các Hội, tuy không nhiều nhưng tôi cũng có thêm vốn để trang trải, từ đó tạo điều kiện để cơ sở ngày càng phát triển hơn”, chị Hoa chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Hay với ông Nguyễn Minh - vừa là Chi hội trưởng Hội Nông dân, vừa là chủ cơ sở mộc Trường An (xã Đại Quang) nhiều năm gắn bó với công tác hội và được hội viên tín nhiệm. Từ khi mới thành lập, tổ hợp tác sản xuất mộc tại địa phương, nhiều hội viên nông dân phụ nữ đã có công việc làm ổn định lúc nông nhàn.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Mỗi xưởng thành viên trong tổ hợp tác gồm có từ 2-5 thành viên. Đây cũng là những hội viên của hội nông dân. Việc mở xưởng như thế này đã giúp các hội viên nông dân có công ăn việc làm, từ đó có thêm nguồn thu nhập ổn định”, ông Minh tâm sự.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội Nông dân, trang trại gà của Hợp tác xã Lâm Phong (xã Đại Quang) đến nay đã có hơn 8000 con gà.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Trang trại đi vào hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

Với mô hình nuôi gà khép kín, cùng lợi ích kinh tế cao, trang trại đã thu về lãi hơn 100 triệu/ năm. “Khi trang trại đi vào hoạt động đã giúp tôi có cuộc sống ổn định. Ngoài ra, tạo công ăn việc làm cho hơn 5 lao động động thường xuyên với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng”, anh Phạm Văn Phong (Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm Phong) chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang cho biết, Hội Nông dân như chiếc cầu nối cho các hội viên được tiếp cận khoa học – kỹ thuật, nguồn giống, vốn vay…

Với những sự hỗ trợ đến nay, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Đại Quang từng bước phát triển. Hiện trên địa bàn xã không còn hộ nghèo. Tỷ lệ hội viên Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng, hàng năm có gần 300 hội viên đạt thành tiếp Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp", ông Đoàn Tám thông tin.

Tại xã Đại An, ông Nguyễn Vũ Trường - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết đến nay toàn xã có 206 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó cấp xã 125 hộ; cấp huyện là 71 hộ; cấp tỉnh 10 hộ.

Những hộ có mô hình tiêu biểu như: ông Võ Đình Huy mô hình chăn nuôi heo; sản phẩm ớt bột của ông Trần Xuân Bách; sản phẩm ớt bột và gia vị của chị Huỳnh Thị Trang...

Ngoài ra, xã Đại An hiện có làng rau sạch Bàu Tròn với gần 300 hộ gia đình làm nghề, xen canh trên diện tích gần 50 hecta chuyên về các loại rau củ quả. "Nhờ sức lao động và học hỏi trao đổi kinh nghiệm cũng như kỹ thuật đã biến nơi đây thành một vùng rau chuyên canh trù phú. Từ nhiều năm nay, vùng chuyên canh rau hàng hóa Bàu Tròn đã là điểm tham quan, học hỏi của nhà nông trong, ngoài tỉnh", ông Trường thông tin

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”
Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Ông Trương Hữu Mai – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc cho biết, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo bền vững; với phong trào thi đua đó các cấp Hội Nông dân tập trung vận động nông dân cải tiến phương thức sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh; cùng với đó thành lập mới 9 hợp tác xã, 52 tổ hợp tác trên các lĩnh vực về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản… góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung hằng năm của huyện.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân huyện Đại Lộc đã kết nạp 1.899 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn huyện đến nay là 23.317 hội viên, đạt 147% so với nghị quyết đề ra; có 118 chi hội (trong đó 113 chi hội thôn, khu phố, 5 chi hội nghề nghiệp).

Hiện nông dân Đại Lộc chiếm 67,4% lực lượng lao động toàn huyện, vị thế chính trị của giai cấp nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Longform|Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

“Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong những năm qua đã thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao, hình thành các hình thức hợp tác tự nguyện của nông dân, góp phần đổi mới hợp tác xã nông nghiệp, tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, thực hiện tốt liên kết “4 nhà”.

Đồng thời tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ đó đã giúp cho 197 hộ nghèo, cận nghèo được thoát nghèo bền vững”, ông Mai nhấn mạnh.

Ông Mai cũng cho biết thêm, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các cuộc hội thảo giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, có kiến thức trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc thông tin thêm, huyện Đại Lộc là nơi "rốn lũ" của tỉnh Quảng Nam. Để ít hạn chế ít nhất thiệt hại vào mùa mưa lũ, trong thời gian tới, hội sẽ định hướng bà con nông dân xây dựng các mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian thu hoạch ngắn. Đồng thời, phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã phát huy hiệu quả như chăn nuôi bò, lúa, đậu xanh giống, ngô giống, bí đỏ, dưa hấu, vườn cây ăn quả và phát triển các mô hình trồng rau sạch. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất quy mô lớn; tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, nhân rộng quy trình sản xuất VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững theo chuỗi giá trị, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Hội Nông dân cũng sẽ đề xuất, kiến nghị các cấp ban ngành cùng chung tay hỗ trợ, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân làm ra, tránh để xảy ra tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa”, ông Mai nói.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Ông Nguyễn Hảo – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đại Lộc cho biết để không ngừng phấn đấu chất lượng công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn huyện, ngoài các nhiệm vụ chính trị thường xuyên của hội nông dân, các cán bộ hội viên nông dân toàn huyện cần quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt của Đảng là xác định nông nghiệp nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các ban ngành mặt trận và đoàn thể của huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong đó, tập trung chú ý 3 nhóm phong trào lớn:
Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Nông dân xây dựng nông thôn mới và Nông dân tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Tại Đại hội Hội Nông dân huyện Đại Lộc, bà Lê Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những kết quả đã đạt được của Hội Nông dân huyện Đại Lộc trong nhiệm kỳ 2023-2028 và đề nghị các cấp Hội Nông dân huyện sớm cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện theo chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra, đồng thời, các cấp Hội xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm mà trong báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành đã nêu. Đặc biệt đã tập trung nhấn mạnh 6 nội dung trọng tâm mà Hội Nông dân huyện cần phải thực hiện.

“Để góp phần xây dựng Đại Lộc trở thành “Huyện nông thôn mới” thành công, Hội Nông dân huyện cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, nhằm mục đích làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên; là việc làm thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; trong đó nông dân là chủ thể”, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Thực hiện: Hạ Vĩ

Huyện Đại Lộc: Phấn đấu đến năm 2024 đạt chuẩn huyện nông thôn mới Vùng “rốn lũ” Đại Lộc, Quảng Nam: Nhiều nơi bị ngập sâu trong nước

Hạ Vĩ

Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam: Ngăn chặn việc cố tình trả giá cao rồi bỏ cọc trong đấu giá khai thác khoáng sản

Quảng Nam: Ngăn chặn việc cố tình trả giá cao rồi bỏ cọc trong đấu giá khai thác khoáng sản

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu giá khai thác khoáng sản trên địa bàn.
PC Quảng Nam nỗ lực khôi phục cấp điện do ảnh hưởng bão số 6

PC Quảng Nam nỗ lực khôi phục cấp điện do ảnh hưởng bão số 6

Công ty Điện lực Quảng Nam nhanh chóng triển khai khôi phục cấp điện sau khi bão số 6 gây ảnh hưởng làm cây cối va ngã vào đường dây lưới điện trên địa bàn.
EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Đến 15h ngày 27/10, EVNCPC đã khôi phục được 140 sự cố lưới điện, cấp điện lại cho 502.613 khách hàng, chiếm 71,9% khách hàng bị mất điện do bão số 6.

Xem thêm

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
|< < 1 2 3 4 > >|