Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Nét trang trọng trong trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Theo truyền thống trang phục phụ nữ dân tộc Lào mặc ở vùng Tây Bắc đều phải tự thu bông, kéo sợi, nhuộm vải, dệt và thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Để hoàn thành một bộ trang phục gồm: Váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu những phụ nữ Lào phải mất ít nhất 1 đến 2 tháng vì phải tự tay làm hoàn toàn.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay

Với đồng bào dân tộc Lào ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, nghề dệt truyền thống đã phát triển và vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay. Đặc biệt, hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa biểu trưng trong đời sống lao động và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Lào.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa

Đồng bào dân tộc Lào thường dệt hoặc thêu nhiều loại hoa văn lên vải thổ cẩm, dùng làm áo, váy, khăn cài chéo. Phổ biến nhất là hoa văn họa tiết cách điệu hình con rồng 2 đầu, con chim công 2 đầu, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, cây cối, quả trám, hình chùa tháp nhiều tầng, hình người cưỡi voi…

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Mỗi nét hoa văn, họa tiết trên trang phục phụ nữ dân tộc Lào thể hiện nét tinh hoa văn hóa dân gian

Mỗi nét hoa văn, họa tiết trên trang phục phụ nữ dân tộc Lào thể hiện nét tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ, gắn với nhiều sự tích khác nhau, mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe, sự may mắn cho người sử dụng trang phục.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Để làm được 1 bộ trang phục phải trải qua rất nhiều công đoạn

Được biết, để làm được 1 bộ trang phục phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu tơ tằm, bông hay lanh, kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải, thêu hoa văn họa tiết, cắt may... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Váy được dệt công phu, cẩn thận, họa tiết cầu kỳ ở phần chân váy

Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn và mặc thân váy dài thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ như hình cây lá, chim muông, quả trám... Bên cạnh áo ngắn, loại áo dài của phụ nữ Lào cũng được may bằng vải nhuộm, theo kiểu tứ thân, mở ngực, cài cúc, phía sau có đường nối giữa lưng. Ngoài váy và áo, phụ nữ Lào thường có thêm phụ kiện như thắt lưng, khăn đội đầu, trâm bạc cài tóc…càng tôn nên vẻ duyên dáng của phụ nữ Lào.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Ngoài áo váy phụ nữ dân tộc Lào thường có thêm khăn quàng chéo trước ngực và trâm bạc cài tóc

Tuy nhiên, tùy từng địa phương mà trang phục phụ nữ Lào có những thay đổi như kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở tỉnh Sơn La. Trong khi đó, ở vùng Điện Biên, phụ nữ Lào mặc áo gần giống với áo của người Khơ Mú, đó là chiếc áo dài tay, lửng trước ngực với hàng khuy bạc. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn “phạ biềng”. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bằng bạc gọi là “khiểm khắt” và quấn trên đầu chiếc khăn “phạ phe”.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Phụ nữ Lào tỉnh Điện biên còn có thêm chiếc khăn đội đầu

Ngày nay với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, có sự giao thoa văn hóa càng khiến cho trang phục của phụ nữ dân tộc Lào cũng có sự thay đổi. Hiện nay, phụ nữ Lào cũng đã cách tân trong trang phục của mình. Thay vì phải ngồi khung cửi dệt vải hàng giờ đồng hồ, thêu từng đường kim mũi chỉ, kéo sợi tằm, nhuộm vải đến hàng tháng thì họ lại thay đổi bằng những bộ trang phục có màu sắc rực rỡ, may đo theo hình tiết hoa văn của người dân tộc Kinh, Cách tân từ màu váy đen truyền thống sang những chiếc váy đủ màu sắc may các loại hoa văn theo yêu cầu người sử dụng; từ chiếc áo ngắn chuyển đổi thành chiếc áo dài qua eo phần đuôi bồng bềnh thiết kế theo thời thượng.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Dù có chút thay đổi nhưng trang phục phụ nữ Lào vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình

Đến nay trang phục phụ nữ dân tộc Lào có sự thay đổi ít nhiều, nhưng có thể thấy đồng bào vẫn ý thức được việc gìn giữ bản sắc và duy trì được nét văn hóa độc đáo trên trang phục của mình.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục

Tin cùng chuyên mục

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Xem thêm