Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”

Nhờ nguồn thu ổn định từ những vườn cây trĩu quả, nhiều hộ dân trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, có điều kiện vươn lên làm giàu.
Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương” Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc

Từ vùng dược liệu nơi vùng cao Sìn Hồ

Cách TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu) khoảng 60km về phía Tây, Sìn Hồ được đánh giá là 1 trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều giống dược liệu như đương quy, actiso, đỗ trọng, sâm cát cánh… đã được bà con đưa vào sản xuất tập trung, mở ra hướng đi mới giúp tăng thêm thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Bà con xã Sà Dề Phìn trồng và phát triển cây sâm Lai Châu

Câu chuyện của gia đình chị Sùng Thị Cúc - dân tộc Mông, ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ là ví dụ điển hình. Từng là hộ nghèo nhất bản, cuộc sống của 9 nhân khẩu trong gia đình chị phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh nương lúa, nương ngô, khiến cuộc sống thiếu trước, hụt sau kéo dài nhiều năm, gia đình thường xuyên phải nhờ vào nguồn gạo cứu đói mùa giáp hạt của Nhà nước.

Cách đây mấy năm, khi được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, chị mạnh dạn trồng hơn 1.000m2 cây đương quy và actiso trên mảnh nương gần nhà. Dược liệu cho thu hoạch đã được tiểu thương đến tận nương thu mua, cộng với khoản tiền tích cóp của chồng chị làm công nhân ở Bắc Ninh, tiền hai mẹ con đi làm thuê cho công ty dược liệu gần nhà, vừa qua gia đình chị đã sửa được nhà và mua một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Không chỉ gia đình chị Cúc, nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn đã thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu. Xác định phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước gắn với du lịch cộng đồng… huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu phù hợp như đương quy, actisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp nhất chi hoa…

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Nhiều hộ nông dân ở xã Sà Dề Phìn thoát nghèo nhờ những vườn dược liệu

Hiện địa phương đã thu hút được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển mở rộng diện tích các cây dược liệu. Các sản phẩm dược liệu sau thu hoạch đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô hay các cây hoa màu khác và được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong nước, giúp người dân có thu nhập ổn định.

Toàn huyện Sìn Hồ có hơn 600ha dược liệu các loại. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện trồng mới hơn 120ha, chủ yếu là các loại cây như actisô, đương quy, với kinh phí hỗ trợ của huyện lên tới hơn 2,1 tỷ đồng. Huyện cũng đã hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, thị trấn và một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.

Kết quả trồng khảo nghiệm dược liệu của một số công ty và công trình nghiên cứu khoa học tại Sìn Hồ cho thấy, các cây dược liệu có dược tính cao hơn so với các địa phương trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Quốc Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, các công ty vào địa bàn chỉ đưa chuyên gia, cán bộ kỹ thuật dưới xuôi lên, còn toàn bộ quá trình làm đất, gieo trồng, làm cỏ, chăm sóc cây dược liệu là lao động tại địa phương. Từ đó, giúp đồng bào có việc làm và thu nhập ổn định hơn trước. Chẳng hạn như Công ty cổ phần Nông nghiệp cao Thái Minh, Công ty cổ phần Sao Đỏ Tây Bắc bình quân thuê 10 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng.

Nhằm xây dựng Sìn Hồ trở thành vùng dược liệu lớn của tỉnh Lai Châu, thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển diện tích các loài cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân; bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý.

Mục tiêu của Sìn Hồ thời gian tới là tiếp tục phát triển diện tích các loại cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân để bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý như sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa. Với các chính sách thu hút ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân, cây dược liệu đang là cây chủ lực giúp người dân trên địa bàn huyện Sìn Hồ giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường liên kết chuỗi phát triển, bao tiêu sản phẩm, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế dược liệu tại xã Sà Dề Phìn. Phấn đấu đến năm 2025, Sìn Hồ có 719ha diện tích trồng mới các loại cây dược liệu và đến năm 2030 huyện có 772ha các loại cây dược liệu.

Địa phương đã và đang khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu. Ngoài ra, huyện còn có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng và phát triển cây dược liệu quy mô lớn. Từ các sản phẩm dược liệu, huyện đã có nhiều mặt hàng nông sản được chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh và từng bước khẳng định ưu thế, hiệu quả kinh tế.

Đến vườn cây trĩu quả ở Bắc Giang, Phú Thọ

Mới đây, Hội Nông dân xã Hợp Đức (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã tổ chức trồng và bàn giao công trình “Vườn cây tình nghĩa giúp đỡ hội viên giảm nghèo” cho hội viên Nguyễn Văn Trung ở thôn Tiến Sơn là hội viên nông dân thuộc hộ nghèo. Tại đây, Hội viên nông dân xã Hợp Đức đã trồng 70 cây vải sớm trên diện tích 3.600m2 đất vườn, với tổng kinh phí công trình trên 8 triệu đồng và 15 ngày công lao động.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Những “vườn cây tình nghĩa” ở Tân Yên giúp hội viên thoát nghèo

Qua tìm hiểu được biết, phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017. Theo đó, mỗi hội viên nông dân ủng hộ tối thiểu 2.000 đồng và giúp đỡ ngày công lao động cho hộ nghèo, cận nghèo phá bỏ vườn tạp để trồng cây ăn quả. Phong trào sau này đã được nhân rộng tới các tổ chức hội, đoàn thể khác như hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Đặc biệt từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Yên đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, tổ chức hội, đoàn thể chung tay thực hiện các giải pháp hỗ trợ hội viên, đoàn viên và nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Hình thức tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” được Hội Nông dân khởi xướng được nhân rộng tới hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên.

Theo đó, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ cây giống căn cứ theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Ví dụ tại xã Hợp Đức thường hỗ trợ hộ nghèo trồng cây vú sữa, vải thiều; xã Quế Nham, Ngọc Lý hỗ trợ trồng cây bưởi, hồng xiêm; xã Liên Chung, các hộ dân được tặng cây bưởi, mít hoặc sâm Nam núi Dành.

Không chỉ tặng cây giống, các cơ sở hội còn hỗ trợ phân bón, cử cán bộ, hội viên đến thăm vườn, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trong thời gian đầu. Hàng năm, các hội cũng tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt giúp bà con nâng cao kinh nghiệm sản xuất.

Cùng với nguồn đóng góp, ủng hộ của hội viên, đoàn viên, nhiều vườn cây tại các xã như: Quế Nham, Ngọc Lý, Hợp Đức còn được UBND xã hỗ trợ kinh phí hoặc trích từ Quỹ Vì người nghèo địa phương. Hình thức hỗ trợ này dành cho những hộ có ruộng vườn nhưng thiếu vốn, tư liệu sản xuất. Qua rà soát, Hội sẽ nắm bắt nhu cầu, điều kiện thực tế mỗi gia đình để hỗ trợ loại cây phù hợp.

Theo ông Nguyễn Huy Ngọc - Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tân Yên, tặng vườn cây là hình thức hỗ trợ sinh kế thiết thực, có ý nghĩa lâu dài, phù hợp với điều kiện thực tế hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Qua đó góp phần giúp các gia đình khó khăn có thêm điều kiện để sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thống kê sơ bộ, đến nay, toàn huyện Tân Yên đã trồng, tặng 120 vườn cây ăn quả gồm các loại: Nhãn, bưởi, hồng xiêm, vú sữa, mít, xoài cho hộ nghèo. Mỗi vườn trồng từ 40-120 cây, tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Nhờ sự hỗ trợ thiết thực, hơn 5 năm qua, các cơ sở hội nông dân trong huyện đã giúp 135 hội viên thoát nghèo. Kết quả đó góp phần để tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân gần 2%/năm.

Ngắm nhìn thành quả có được, nhiều bà con trong xã Liên Chung phấn khởi chia sẻ: Với mức thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/vụ bưởi đã giúp gia đình có thêm điều kiện trang trải cuộc sống.

Những trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
Phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017

Còn với người dân ở xã Hợp Đức, với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng loại cây vú sữa, tính trung bình mỗi vườn 50 cây cho thu nhập từ 25-30 triệu đồng/vụ, chưa kể nguồn thu từ mít, vải thiều giúp nhiều gia đình ở đây thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chưa có phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” như ở Tân Yên (Bắc Giang) nhưng huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) lại hình thành được các vùng cây ăn quả tập trung, ứng dụng công nghệ cao, có sự liên kết bao tiêu sản phẩm giúp bà con tăng thêm thu nhập.

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, Thanh Sơn đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, chú trọng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, ngày càng mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững.

Các mô hình sản xuất có hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều ở Thanh Sơn, điển hình như phát triển mô hình trồng bưởi tập trung tại các xã Tất Thắng, Tân Minh, Tân Lập, Cự Thắng, Cự Đồng, Võ Miếu…; liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con nhân dân, nâng cao giá trị thu nhập cho bà con.

Hiện toàn huyện có trên 600ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích bưởi chiếm trên 80%, còn lại là cây có giá trị kinh tế cao như: Cam, thanh long, táo... Các trang trại, gia trại, hộ gia đình đầu tư, phát triển mở rộng quy mô sản xuất và đạt hiệu quả, giải quyết việc làm tại địa phương, tăng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Những ngày này, nhiều mô hình trang trại tổng hợp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở huyện Thanh Sơn được nhiều người đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Chia sẻ của một số chủ trang trại cho biết, chỉ tính riêng nguồn thu từ cây ăn quả đã giúp gia đình mỗi năm thu nhập tới trên 100 triệu đồng.

Nhờ nguồn thu từ những trái ngọt, giờ đây nhiều hộ nông dân, trong đó có không ít bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Cháy lớn ở Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Hà Nội: Cháy lớn ở Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Vụ cháy xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thuộc quận Long Biên, Hà Nội; ngọn lửa bùng lên dữ dội đỏ rực, nhiều xe chữa cháy đã đến dập lửa.

'Hà Nội một thời để nhớ' dưới góc nhìn của nhiếp ảnh gia người Anh

Sáng nay 10/10, khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thuốc Zinnat không rõ nguồn gốc xuất hiện trên thị trường

Thuốc Zinnat không rõ nguồn gốc xuất hiện trên thị trường

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo các đơn vị nếu phát hiện thấy thuốc Zinnat tablets 500mg không rõ nguồn gốc như cảnh báo, cần khẩn trương thông báo về Sở Y tế.
Điểm nóng 24h:

Điểm nóng 24h: 'Vi khuẩn ăn thịt người' tấn công cô gái nguy kịch; cảnh báo ma tuý dạng ‘nước vui'

'Vi khuẩn ăn thịt người' tấn công cô gái nguy kịch; cảnh báo ma tuý dạng ‘nước vui'... là những điểm tin nóng 24h ngày 10/10.
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt

Ngày 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takebe Tsutomu - Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục

Theo Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam, BUV là cầu nối góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong lĩnh vực giáo dục.
Bộ Giao thông vận tải công bố tình trạng khẩn cấp khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 51

Bộ Giao thông vận tải công bố tình trạng khẩn cấp khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 51

Chiều 10/10, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai khắc phục hư hỏng trên quốc lộ 51 do ảnh hưởng của bão số 4.
Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện để phát triển bền vững

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện để phát triển bền vững

Ngày 10/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi xanh toàn diện.
Bảng tin tổ dân phố mang ‘diện mạo mới

Bảng tin tổ dân phố mang ‘diện mạo mới' nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Những bảng tin rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do đoàn viên, thanh niên thực hiện tại phường Phương Liên (quận Đống Đa, Hà Nội).
Đồng Nai: Sự cố bất ngờ khiến 38.000 hộ dân tại Biên Hòa bị mất điện

Đồng Nai: Sự cố bất ngờ khiến 38.000 hộ dân tại Biên Hòa bị mất điện

Khi di chuyển trên sông Đồng Nai, một tàu chở hàng đã vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện, việc này khiến hơn 38.000 hộ dân TP. Biên Hòa bị mất điện.
Chi trả bảo hiểm hậu bão số 3 dự kiến hơn 11,6 nghìn tỷ đồng

Chi trả bảo hiểm hậu bão số 3 dự kiến hơn 11,6 nghìn tỷ đồng

Dự kiến tổng số tiền doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 và lũ lụt khoảng 11.627 tỷ đồng.
Dự báo thời tiết ngày mai 11/10/2024: Chiều tối mai mưa to đến rất to ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ

Dự báo thời tiết ngày mai 11/10/2024: Chiều tối mai mưa to đến rất to ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ

Dự báo thời tiết ngày mai 11/10: Từ Quảng Trị đến Phú Yên, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ, chiều tối mai có mưa to đến rất to, có nơi trên 90mm với cường suất lớn.
Đằng sau những bức ảnh phục dựng được gửi tới người dân Làng Nủ

Đằng sau những bức ảnh phục dựng được gửi tới người dân Làng Nủ

Anh Phùng Quang Trung (29 tuổi) cùng nhóm Skyline đã triển khai dự án ‘Skyline - Nét ảnh vượt bão’, phục dựng ảnh miễn phí gửi tặng nhiều gia đình tại Làng Nủ.
TP. Hồ Chí Minh: Gỡ khó nhiều vấn đề

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ khó nhiều vấn đề 'nóng' về pháp luật lao động, việc làm

Gần 60 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc làm, an toàn lao động… được giải đáp tại hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn

TP. Hồ Chí Minh: Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'

Bệnh viên Nhân dân Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) cứu sống nữ bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” trong tình trạng hội chứng nguy kịch hô hấp cấp.
Triển lãm Tem năm nước - Việt Nam 2024: Cùng tiến bước

Triển lãm Tem năm nước - Việt Nam 2024: Cùng tiến bước

Triển lãm Tem năm nước - Việt Nam 2024 với chủ đề “Cùng tiến bước”, diễn ra từ ngày 10/10 đến ngày 12/10/2024 tại Bưu điện Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chùm ảnh: Choáng ngợp với dàn khí tài

Chùm ảnh: Choáng ngợp với dàn khí tài 'khủng' tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Từ ngày 1/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Đồng Tháp: Kiểm soát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh thuốc lá

Đồng Tháp: Kiểm soát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh thuốc lá

Các ngành chức năng Đồng Tháp tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát bán lẻ thuốc lá trên thị trường giúp hạn chế tình trạng buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu.
Hà Nội: Trái tim hồng của mỗi người Việt Nam và bè bạn

Hà Nội: Trái tim hồng của mỗi người Việt Nam và bè bạn

Câu hát “Mỗi bước đi trên đường Hà Nội/Lại cho tôi một tình yêu mới” của nhạc sĩ Nguyên Nhung đã nói lên những gì thiêng liêng nhất trong tâm tưởng chúng ta.
Luật Đất đai 2024 quy định giao đất cho các dự án đầu tư ra sao?

Luật Đất đai 2024 quy định giao đất cho các dự án đầu tư ra sao?

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định sẽ tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp tiếp cận đất đai thuận lợi theo Luật Đất đai 2024.
Thủ đô qua góc nhìn bạn bè quốc tế

Thủ đô qua góc nhìn bạn bè quốc tế

Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính và ẩm thực phong phú, Hà Nội còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều bạn bè quốc tế nhờ sự hiếu khách và lòng nhân hậu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Sắp xây dựng Bảo tàng Trường Sa tại tỉnh Khánh Hoà

Sắp xây dựng Bảo tàng Trường Sa tại tỉnh Khánh Hoà

Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hoà, dự kiến cuối năm 2025 sẽ khởi công xây dựng Bảo tàng Trường Sa tại tỉnh Khánh Hoà.
Hưng Yên: Nhà hàng đang xây dựng bị sập trong đêm

Hưng Yên: Nhà hàng đang xây dựng bị sập trong đêm

Trong quá trình xây dựng, một nhà hàng trong khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang, Hưng Yên) bị đổ sập đè lên một người khiến nạn nhân bị thương.
Nhân sự 9/10: Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc VTV; Tỉnh ủy Nghệ An điều động Trưởng ban Tuyên giáo

Nhân sự 9/10: Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc VTV; Tỉnh ủy Nghệ An điều động Trưởng ban Tuyên giáo

Nhân sự 9/10: Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV); bà Nguyễn Thị Hồng Hoa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động