Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Sản xuất, thương mại nông sản không gây mất rừng của EC: Mặt hàng nào sẽ chịu tác động? Xây dựng chuỗi giá trị bền vững để nông sản Việt tiến sâu vào thị trường EU Sản xuất cà phê: Thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo kế hoạch, ngày 25/4/2024, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) sẽ tổ chức Lễ công bố vùng sản xuất cà phê tuân thủ EUDR.

Ngành cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng trong những năm gần đây đã và đang đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức như diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, nông dân già hoá, biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe, sản xuất cà phê không còn đơn thuần là tạo ra sản phẩm ngon, chất lượng mà đi kèm đó là trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Chương trình Sản xuất cà phê không gây mất rừng đáp ứng yêu cầu của châu Âu do Simexco hợp tác với 4C triển khai trên quy mô 9.000 nông hộ, 11.000 ha
Chương trình Sản xuất cà phê không gây mất rừng đáp ứng yêu cầu của châu Âu do Simexco hợp tác với 4C triển khai trên quy mô 9.000 nông hộ, 11.000 ha

Theo yêu cầu mới của châu Âu về hàng hoá không gây mất rừng, theo đó, dự luật đưa ra yêu cầu cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc gây mất rừng, gây suy thoái rừng từ sau ngày 31/12/2020.

Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco) đã triển khai chương trình chứng nhận bền vững từ năm 2009. Trong đó, có chương trình cà phê sản xuất phù hợp với bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê (chứng nhận 4C), chứng nhận Rainforest Alliance (chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp nền vững), chứng nhận Fairtrade (chứng nhận tiêu chuẩn thương mại công bằng). Điều này đảm bảo rằng cà phê được sản xuất mà không gây thiệt hại đến các khu rừng quan trọng.

Simexco cho rằng việc triển khai chương trình EUDR không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn của công ty để bảo vệ môi trường, xây dựng uy tín và tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội bền vững.

Đặc biệt trong việc thích ứng với EUDR, Simexco tự hào là đơn vị tiên phong. Theo đó, doanh nghiệp đã hợp tác với Đơn vị 4C (4C là tên viết tắt của “Quy tắc chung của Cộng đồng cà phê” và đây là một hệ thống chứng nhận toàn cầu về trồng và sản xuất cà phê bền vững. Mục tiêu của 4C là đạt được bền vững trong toàn ngành cà phê.) từ những ngày đầu Đơn vị 4C bắt đầu chương trình chứng nhận bền vững tại Việt Nam.

Cụ thể, chương trình sản xuất cà phê không gây mất rừng đáp ứng yêu cầu của châu Âu do Simexco hợp tác với Đơn vị 4C triển khai trên quy mô 9.000 nông hộ, 11.000ha đã chứng minh cho các can thiệp của các chương trình bền vững mà Simexco đã nỗ lực hình thành. Theo đó, kết quả phân tích của bản đồ GRAS thể hiện 100% diện tích cà phê 4C không chồng lấn với diện tích đất rừng.

"Simexco đã sẵn sàng mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu mới của châu Âu", ông Lê Đức Huy – Tổng giám đốc Simexco – chia sẻ và cho biết, chúng tôi hy vọng rằng đây cũng sẽ là tiền đề và động lực để nhân rộng quy mô đến những vùng trong chuỗi liên kết bền vững của Công ty. Simexco tin rằng với sự nỗ lực của tất cả các đối tác, các bên liên quan, cùng nhau chúng ta sẽ đưa “Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong đáp ứng yêu cầu của châu Âu về sản xuất cà phê không gây mất rừng và suy thoái rừng - EUDR”.

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 585.696 tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 1,93 tỷ USD, tăng mạnh 56,7%.

Việt Nam có 700.000ha trồng cà phê nhưng thực chất hiện còn bao nhiêu thì chưa xác định được. Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh lên sản xuất cà phê toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam hiện tượng El Nino gây ra khô hạn làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cà phê tại các vùng trồng cà phê. Mặt khác, do giá cà phê qua nhiều năm quá thấp đã có một số diện tích cà phê chuyển đổi cây trồng khác kinh tế cao hơn làm ảnh hưởng lớn đến diện tích của cây trồng này.

Theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, chúng ta có một lợi thế là từ ngày 1/1/2025, tất cả sản lượng cà phê trồng trên đất phá rừng sẽ không vào được thị trường châu Âu. Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ an toàn nhất về xuất khẩu cà phê vào châu Âu. Vấn đề của ngành cà phê Việt Nam hiện nay là làm sao ổn định được diện tích và sản lượng.

“Chúng tôi đã bắt đầu bán lô hàng đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ là không phá rừng và được đánh giá khá ổn. Rõ ràng đây là một lợi thế mà không phải nước nào cũng làm được”, ông Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.

Theo TS. Nguyễn Trọng Cương - Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để cây cà phê đáp ứng quy định EUDR cần phải thiết lập cơ sở dữ liệu rừng để EU sử dụng. Thiết lập ranh giới rừng, diễn biến rừng để làm căn cứ, cơ sở cho các ngành chứng minh sản phẩm đáp ứng yêu cầu không gây mất rừng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Xây dựng bản đồ và dữ liệu rừng, bản đồ vùng sản xuất theo mốc thời gian mà EUDR quy định. Đặc biệt, ngành cà phê cần thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ trang trại đến các đại lý tại địa phương.

Bà Vanúsia Nogueira - Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) - cho biết, để xác định đất trồng cà phê không vi phạm EUDR, Việt Nam cần phải hoạch định bản đồ của những vùng trồng cà phê, và cần phải biết từng hộ sản xuất trong vùng đó.

Để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững, bà Vanúsia Nogueira cũng khuyến nghị các cơ quan quản lý cần quan tâm theo dõi những diễn tiến hiện tại ở châu Âu. Tìm hiểu và tuân thủ những quy định để đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường phù hợp theo quan điểm chấp nhận của xã hội EU. Tốt nhất là các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra lối đi riêng để chứng minh sản phẩm của mình là ổn và thỏa mãn những yêu cầu và giới hạn theo tiêu chuẩn EU.

Theo Liên đoàn Cà phê châu Âu, Liên minh châu Âu có mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ tại các thị trường thành viên khác nhau. Quy mô thị trường cà phê châu Âu dự tính đạt 47,88 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo sẽ đạt 58,14 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng bình quân 3,96% trong giai đoạn 2024 – 2029.

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Tây Âu do đã ăn sâu vào văn hóa và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhu cầu về cà phê cũng ngày càng tăng trong khu vực do số lượng quán cà phê mới mở, sự phát triển của các chuỗi cửa hàng cà phê và số lượng người mua máy pha cà phê ngày càng tăng. Do đó, châu Âu được coi là thị trường tiềm năng lớn mà bất kỳ nước sản xuất cà phê nào cũng muốn khai thác.

Năm 2023, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 652 nghìn tấn, trị giá 1,53 tỷ EUR (tương đương 1,66 tỷ USD), giảm 1,4% về lượng và giảm 0,02% về trị giá so với năm 2022. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thế giới tăng từ 14,85% năm 2022 lên 16,08% năm 2023. Tương tự, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 21,69% năm 2022 lên 23,75% năm 2023.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cà phê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào 19 mặt hàng chính. Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch 43,6 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hạt điều của Campuchia

Với lượng nhập khẩu gần 786.530 tấn, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất, chiếm gần 95% sản lượng hạt điều thô của Campuchia trong 7 tháng năm nay.
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 3,64 triệu tấn lúa mì, tăng mạnh 18,3% về lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%

8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 1.400 xe/ngày

Tổng số phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1.400 xe/ngày.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động