Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nước mắm Phú Quốc: Tự hào thương hiệu Việt

Từ xa xưa, người dân trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã biết cách khai thác nguồn lợi cá cơm vốn dồi dào trên vùng biển của mình để trộn, ướp muối trong thùng gỗ làm từ một số loại cây gỗ quý trên rừng. Với truyền thống hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước mắm Phú Quốc đã mang văn hóa của người Việt đi khắp nơi. Sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh Châu Âu- EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần làm tăng thêm niềm tự hào thương hiệu Việt, mở ra thời kỳ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập nhiều thị trường quan trọng.
Nước mắm Phú Quốc: Tự hào  thương hiệu Việt
Du khách mua nước mắm Phú Quốc tại một nhà thùng trên đảo

“Ướp, ủ, chượp, kéo rút”

Cá cơm sống ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc được đánh giá là loại cá chất lượng cao, có nhiều đạm, vitamin, khoáng chất và là nguồn nguyên liệu quý, ảnh hưởng khá lớn đến việc sản xuất nước mắm Phú Quốc truyền thống nổi danh.

Với hơn 100 doanh nghiệp (DN) sản xuất, hàng năm đảo Phú Quốc cung ứng ra thị trường hơn 30 triệu lít nước mắm, doanh thu hơn 600 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Theo thống kê của Hội Nước mắm Phú Quốc, hiện có khoảng 70 cơ sở, DN sản xuất nước mắm tại Phú Quốc được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Chỉ tay vào hơn 600 thùng chượp cá, mỗi năm tiêu thụ hơn 8.000 tấn cá cơm nguyên liệu trong nhà thùng của mình, bà Hồ Kim Liên- Chủ hãng nước mắm Khải Hoàn nổi tiếng Phú Quốc - một trong những cơ sở có truyền thống làm nước mắm “cha truyền con nối” từ năm 1978 - chia sẻ về quy trình sản xuất. Theo bà Liên, khi ghe bao lưới đánh bắt vừa kéo lưới cập mạn thuyền, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và súc rửa sạch bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối theo lệ 3:1 (3 cá 1 muối) rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân hủy, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi. Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp.

Sau khi tàu vừa cập bến, chượp được đưa vào thùng gỗ bời lời lớn, đường kính từ 1,5-3m, cao từ 2-4m để ủ theo phương pháp gài nén (đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối) trong vòng 12 tháng thì cá chín thành phẩm. Sau đó, nhà thùng sẽ kéo rút liên hoàn (để nâng cao độ đạm và hương vị của nước mắm) cho cạn kiệt đạm trong chượp, rồi đóng chai và vô can nhựa. Mỗi nhà thùng tại Phú Quốc đều có cách làm nước mắm bí quyết gia truyền riêng. Muối dùng để ướp cá phải có hàm lượng tạp chất thấp, được lưu kho không ít hơn 3 tháng để các muối tạp gốc canxi và magiê- vốn tạo ra vị chát trong nước mắm lắng xuống dưới.

Nước mắm Phú Quốc: Tự hào  thương hiệu Việt
Vận chuyển nước mắm Phú Quốc vào đất liền tiêu thụ

Từ đảo, nước mắm lên bờ

Thời gian gần đây, đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu nước mắm Phú Quốc và phát triển kênh phân phối sản phẩm rộng khắp trong và ngoài nước.

Cuối tháng 7/2014, dưới sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU- MUTRAP), Bộ Công Thương, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, Hội Nước mắm Phú Quốc tổ chức tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc. Cùng thời điểm này, Hội Nước mắm Phú Quốc đã cùng ký thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với 5 DN phân phối (Big C, Hapro, FiviMart, Ocean Mart và chợ Đồng Xuân) dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương.

Theo ông Simon Morton- Ban Hợp tác và Phát triển, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, tuân thủ tốt chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc, đồng thời có thể phát triển sản phẩm đặc trưng này sang các thị trường khác. Giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ (DPO) được xem là công cụ tiếp thị quan trọng, nhưng cần phải nghiên cứu thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả kèm chất lượng của chính sản phẩm đó.

Với các DN sản xuất nước mắm ở Phú Quốc thì việc nhận được giấy chứng nhận tên gọi xuất xứ đã có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh, xuất khẩu. Bà Nguyễn Thị Tịnh-Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc - so sánh, trước khi được bảo hộ chứng nhận xuất xứ, chỉ có 4% sản lượng nước mắm Phú Quốc được xuất khẩu sang EU thì đến nay, sản lượng xuất khẩu đã chiếm 10-12% sản lượng sản xuất, nhiều DN đang làm thủ tục để xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ.

Nước mắm Phú Quốc: Tự hào  thương hiệu Việt
Một cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc theo kiểu truyền thống
Cá cơm có hơn chục loại, nhưng theo kinh nghiệm của nhà thùng thì cá sọc tiêu, cơm đỏ và cơm than cho chất lượng nước mắm cao nhất. Về cảm quan, nước mắm Phú Quốc có màu nâu vàng đến nâu đỏ, trong, sánh, không vẩn đục, mùi thơm dịu đặc trưng, không có mùi lạ, vị ngọt của đạm và có hậu vị.

Trên thực tế, còn nhiều cơ hội lẫn thách thức cho thương hiệu nước mắm Phú Quốc. Chủ một nhà thùng trên đảo nhớ lại, cuối năm 2013, Phú Quốc rộ lên phong trào thu gom cá cơm tươi rồi luộc bán cho thương lái Trung Quốc với giá cao gấp đôi. Khi ấy, làng nghề nước nắm truyền thống Phú Quốc từng một phen điêu đứng với nguy cơ “treo thùng” bởi không đủ cá cơm nguyên liệu để sản xuất- điều mà chưa từng bao giờ xảy ra nơi đây.

Theo ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc - để tránh tình trạng bị trả lại hàng khi xuất khẩu, ảnh hưởng đến thương hiệu chung, các DN được sử dụng chỉ dẫn địa lý phải bảo đảm chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất nước theo đúng hồ sơ đăng bạ với EU. Đồng thời, cần tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, nhà phân phối về sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm.

“Huyện Phú Quốc đã có quy hoạch, định hướng phát triển gắn với bảo tồn ngành sản xuất nước mắm và quản lý việc khai thác, đánh bắt cá nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu đầu vào. Chúng tôi cũng đề nghị quản lý chặt việc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Với các thuận lợi về phát triển kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, thu hút du lịch nói chung và nhiều nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và nhà thùng trên đảo, chúng tôi tin rằng nước mắm Phú Quốc sẽ còn vươn xa”- ông Hưng chia sẻ.

Lê Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Sơn La đã và đang tác động tích cực đến toàn xã hội, người dân, tạo thói quen mua sắm hàng Việt.
Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Hiện nay, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 5 siêu thị, 81 chợ, khoảng 7.000 cửa hàng bán lẻ, trong đó 90 - 95% hàng thiết yếu là hàng Việt Nam.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Vĩnh Phúc: Tăng cường đầu tư hệ thống phân phối tiêu thụ hàng Việt Nam

Vĩnh Phúc: Tăng cường đầu tư hệ thống phân phối tiêu thụ hàng Việt Nam

Đầu tư cho hệ thống phân phối; tăng cường các giải pháp xúc tiến thương mại… là các giải pháp Vĩnh Phúc đã triển khai nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng Việt.
Bắc Ninh: Người dân đã hình thành rõ nét thói quen tin dùng hàng Việt

Bắc Ninh: Người dân đã hình thành rõ nét thói quen tin dùng hàng Việt

Sau 15 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Bắc Ninh đã đi vào cuộc sống, tỷ lệ người dùng hàng Việt tăng mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa là một trong những hoạt động được tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai thời gian qua.
Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Tối 18/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Cùng với mạch nha, kẹo gương, đường phèn là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi. Với công dụng tốt cho sức khỏe, đường phèn được nhiều người yêu thích.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Sẽ có hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu sản phẩm nông sản tại Thanh Hóa.
Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh Ninh Bình, hiện sức mua của người tiêu dùng tỉnh với hàng Việt ngày càng tăng cao.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng.
Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024 có quy mô hơn 30 gian hàng tiêu chuẩn đến từ các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Việc mở rộng các Điểm bán hàng Việt cùng công tác tuyên truyền đã góp phần lan tỏa tinh thần người Việt Nam dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", 4 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn đã được Sở Công Thương Trà Vinh tổ chức.
Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Việc mở rộng kênh phân phối hàng Việt sẽ tạo sự hiện diện sâu và rộng hơn tại thị trường trong nước.
Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Các sở, ban ngành, đơn vị sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 diễn ra trong ngày 4 và ngày 5/10 nhằm hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sau 15 năm triển khai Cuộc vận động, cộng đồng doanh nghiệp từng bước cải tiến kỹ thuật, người tiêu dùng đã dần tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam.
Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

100% các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam hưởng ứng Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ bằng việc mua sắm đồ dùng là hàng Việt Nam.
‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

Chương trình "Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh", gọi tắt là "Tick xanh trách nhiệm" triển khai từ tháng 3/2024 đang rất được quan tâm.
Đưa hàng Việt về huyện miền núi Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Đưa hàng Việt về huyện miền núi Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Lễ khai mạc Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi huyện Bắc Bình năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Nhà Văn hóa xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động