Phân hữu cơ sinh học Vina xanh giúp phục hồi vườn tiêu Biến rơm, rạ thành phân hữu cơ Dự án ODA chế biến phân hữu cơ từ rác thải ở Hải Dương: Chưa có “chính chủ”? |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu sử dụng phân hóa học những năm gần đây (2018-2020 ) là khoảng trên 11 triệu tấn các loại, trong đó đến 90% là phân hóa học, chưa nhiều phân hữu cơ được sử dụng.
GS.TS Phạm Văn Biên - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam - khẳng định, việc sử dụng nhiều hóa chất (phân hóa học-thuốc bảo vệ thực vật) đang gây suy thoái và ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, tích lũy kim loại nặng, tiêu diệt vi sinh vật có ích, tồn dư chất độc hại, tích lũy lại trong nông sản.
Để có được trạng thái đất đai gần giống như ban đầu thì phải rất nhiều năm cải tạo bằng nhiều biện pháp canh tác, xử lý đất, tạo ra một tầng canh tác nguyên sơ phải có những yếu tố ngoại cảnh nguyên sơ tác động, đó là chất hữu cơ, yếu tố sinh học, những chủng nấm vi sinh vật có lợi cho đất.
Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P của Công ty CP Phân bón Miền Nam |
Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu ngày càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của thị trường nhập khẩu. Do vậy, nông nghiệp hữu cơ là giải pháp tối ưu để nông sản Việt Nam giữ được "sân nhà" cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. Để có được nền nông nghiệp hữu cơ, việc sử dụng phân bón hữu cơ cũng cần được đẩy mạnh.
Cán bộ kỹ thuật và chủ vườn thực hiện mô hình thực nghiệm bón phân SFJC Bio-Gold G.A.P cho cây thanh long |
Chất hữu cơ trong Phân bón SFJC Bio-Gold G.A.P tạo ra môi trường dinh dưỡng đặc biệt, là vùng đệm cho vùng rễ cây; yếu tố sinh học như humic a xít, fulvic a xit tạo ra các muối tương ứng hay dinh dưỡng tương ứng; hệ nấm Trichoderma giúp cho bộ rễ khỏe, an toàn… Sản phẩm này tập trung được nhiều yếu tố có lợi. Kiểm chứng thực tế ở một số cây trồng cạn, cây ăn trái (thanh long, cam, bưởi, mít…) mức độ ra rễ mới nhanh, cây sinh trưởng phát triển khá mạnh.