Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát động chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị

Sáng 21/10, WWF ra mắt chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thiên nhiên.
Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã Đắk Lắk: Phát hiện 1.425 hành vi vi phạm về động vật hoang dã trong 5 năm

Với cách tiếp cận đổi mới, nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt đó là rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên, chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị được thực hiện tại 3 quốc gia gồm: Việt Nam, Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, Chiến dịch do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát động và thực hiện.

Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF – Việt Nam phát biểu tại lễ phát động
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF - Việt Nam phát biểu tại lễ phát động

Phát biểu khai mạc tại lễ phát động, tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF - Việt Nam cho hay, Lào, Việt Nam, Campuchia là ba quốc gia cho thấy mức độ sử dụng thịt động vật hoang dã cao, đặc biệt các loài thú và chim được bày bán nhiều ngoài chợ và tiêu thụ tại các nhà hàng. Trong khi đó, phần lớn các bệnh truyền nhiễm mới nổi hiện nay có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người. Buôn bán động vật hoang dã góp phần gây ra các thảm hoạ, đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường và các loài hoang dã, mà còn tới sức khỏe và an toàn của chính con người.

“Trong chiến dịch này, chúng tôi mong muốn có thể giúp được người dân thành thị tại các tỉnh thành thay đổi thói quen tiêu thụ thịt thú rừng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy động cơ chính khiến người dân ăn thịt thú rừng là bởi họ tin đây là món ăn tươi, ngon, giúp họ chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội, hoặc bồi bổ sức khỏe. Xây dựng một chiến dịch dựa vào động cơ của người tiêu dùng, chúng tôi hy vọng nhóm đối tượng mục tiêu nói riêng và công chúng nói chung hiểu ra rằng tiêu thụ thịt thú rừng không đáng để họ đánh cược sức khoẻ của chính bản thân và cộng đồng khi hành vi này có thể làm phát sinh và lan truyền các tác nhân gây bệnh từ động vật sang người”, ông Văn Ngọc Thịnh chia sẻ.

TS. Nguyễn Văn Long - quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, thế giới ngày nay ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã lây sang người như Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS/HIV), Ebola, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-Cov), đại dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện những dịch bệnh này là do việc sử dụng thịt thú rừng để làm thực phẩm.

“Chúng tôi ủng hộ và sẵn sàng đồng hành cùng WWF-Việt Nam thực hiện mục tiêu chung, hướng đến vận động người dân không tiêu thụ thịt thú rừng, góp phần giảm thiểu các mối đe dọa dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, thực hiện tốt tiếp cận Một sức khoẻ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực duy trì, phát huy vai trò, thế mạnh và kết quả đã đạt được trong thời gian qua”, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

Toàn cảnh buổi ra mắt chiến lịch truyền thông
Buổi ra mắt chiến dịch truyền thông

Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân - Cố vấn Quốc gia chống buôn bán động vật hoang dã trái phép của WWF, nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy, 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua. Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm động vật hoang dã trong tương lai.

Việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng.

Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lay truyền từ động vật.

“Mặc dù chúng ta có thể không xác định được chính xác nơi mà đại dịch mới sẽ bùng phát, nhưng chúng ta xác định được các hành vi như ăn thịt thú rừng làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Phương pháp tiếp cận người tiêu dùng để thay đổi hành vi của họ trong chiến dịch này là rất cần thiết để thay đổi quan niệm của xã hội về tiêu dùng thịt thú rừng và ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch tiếp theo”, bà Nguyễn Đào Ngọc Vân cho hay.

Chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị được thực hiện tại Việt Nam từ tháng 7/2022 đến tháng 1/2023. Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Đáng chú ý, chiến dịch sẽ có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng với cộng đồng, giúp chia sẻ thông điệp của chiến dịch và kêu gọi công chúng chấm dứt tiêu thụ thịt thú rừng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng kêu gọi sự hỗ trợ, chung tay của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cùng lan tỏa thông tin về chiến dịch trên các kênh truyền thông của họ.

Theo TS. Nguyễn Văn Long, để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật hoang dã sang người, Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) khuyến cáo các quốc gia thành viên áp dụng tiếp cận Một sức khỏe (phối hợp liên ngành); Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề xuất chính phủ các nước ban hành những quy định khẩn cấp cấm mua bán động vật hoang dã còn sống tại các chợ truyền thống, quy định về kiểm soát việc gây nuôi, buôn bán động vật hoang dã làm thực phẩm cho con người tại chợ, phát động các chiến dịch truyền thông về an toàn thực phẩm đối với những người buôn bán, tiêu thụ và những đối tượng liên quan đến động vật hoang dã; Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) khuyến nghị các quốc gia cần có quy định, biện pháp quản lý và giám sát việc khai thác, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã để đảm bảo an toàn, bền vững và hợp pháp.

Đối với Việt Nam, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật hoang dã sang người, chúng ta cần thực hiện theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, bên cạnh đó rà soát, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trên động vật hoang dã; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị quản lý động vật hoang dã và đặc biệt là công tác truyền thông để nhân dân hiểu rõ các quy định của quốc tế, của Nhà nước về động vật hoang dã cũng như ý thức được nguy cơ dịch bệnh khi săn bắn, gây nuôi, giết mổ và tiêu thụ thịt thú rừng đối với bản thân và cộng đồng. Người dân và Nhà nước cùng đồng hành để duy trì Hệ sinh thái bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học và sức khỏe cho mọi người.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: động vật hoang dã

Tin cùng chuyên mục

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Hồ thuỷ điện Tuyên Quang mở khẩn cấp 5 cửa xả đáy

Hồ thuỷ điện Tuyên Quang mở khẩn cấp 5 cửa xả đáy

18 h chiều 9/9, mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang

18 h chiều 9/9, mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang

Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Xem thêm