Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thực hư câu chuyện 'thuế độc thân' và những ý kiến trái chiều

Gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao về một loại "thuế độc thân" sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Vậy thực hư câu chuyện này là sao?
Thanh Hoá: Công an kịp thời giúp người phụ nữ độc thân thoát “bẫy tình” trên mạngBỏ nộp giấy xác nhận độc thân khi đăng ký kết hôn là phù hợp và khả thi

Trong tuần qua, các trang mạng xã hội đang nóng dần trước tin đồn về một loại “thuế độc thân”, sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, khi trả lời kiến nghị về giải pháp cải thiện tỷ lệ sinh vùng đô thị, Bộ trưởng đã dẫn Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về việc “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”.

Thực hư câu chuyện 'thuế độc thân' và những ý kiến trái chiều

Bộ trưởng Y tế Bộ trưởng Đào Hồng Lan

Ảnh: Vietnamnet

Ngay sau đó, thông tin về một loại “thuế độc thân” đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người dùng mạng xã hội bày tỏ lo ngại. Dưới một bài viết trên Facebook bàn về loại “thuế” này, một tài khoản mang tên Trung Hieu Nguyen đã bình luận: “Cảm thấy vi phạm quyền con người. Ai cũng có quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Tự do không vi phạm pháp luật và hạnh phúc cứ không phải là kết hôn hay sinh con như theo số đông. Đánh thuế hay tăng hình phạt không khác gì chà đạp lên quyền con người cơ bản”.

Tương tự, một tài khoản Nguyễn Linh chia sẻ: “Người độc thân không được miễn giảm người phụ thuộc khi tính thuế thu nhập cá nhân (trừ khi nuôi dưỡng bố mẹ hoặc người thân mất khả năng lao động) đã phải đóng thuế nhiều hơn so với người có con. Giờ còn đẻ thêm thuế độc thân thì khác gì thuế chồng thuế?”.

Còn tài khoản Nguyễn Thủy nói: “Muốn người ta không độc thân nữa thì cứ giải quyết các vấn đề cơm áo gạo tiền của gia đình đi. Chứ đánh thuế mà các cái khác vẫn thế thì người ta thà chấp nhận đóng thuế sống độc thân còn hơn. Vất vả, khổ quá ai buồn.”

Trên thực tế, luật pháp Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có bất kì định nghĩa, hay quy định nào về một loại “thuế độc thân”. Cụm từ “thuế độc thân” cũng không hề xuất hiện trong quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt “Chương trình Điều chỉnh Mức sinh Phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.

Đáng lưu ý, những quốc gia đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh sụt giảm như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng không hề ra quy định về một loại "thuế độc thân" nào. Thay vào đó, các quốc gia này đang tập trung vào việc cải thiện các chính sách an sinh xã hội và tăng trợ cấp cho các cặp vợ chồng nuôi con nhỏ.

Tiêu biểu là Nhật Bản, từ năm 2010, Chính phủ nước này đã thông qua đạo luật Kodomo Teate, mà qua đó, mọi trẻ em sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng là 13.000 yen (tương đương khoảng 2,2 triệu đồng) từ lúc sinh đến năm 15 tuổi. Vào tháng 6 năm nay, độ tuổi được hưởng trợ cấp đã được nâng lên thành 18 tuổi, và mức hỗ trợ đối với trẻ em là con thứ 3 trong gia đình đã được nâng lên là 30.000 yen (tương đương 5,1 triệu đồng).

Liệu "Thuế độc thân" có là giải pháp cải thiện tỷ lệ sinh?

Một người phụ nữ và em bé trong công viên tại thành phố Tokyo, Nhật Bản

Ảnh: Getty Image

Hàn Quốc cũng là quốc gia khác cũng đang đẩy mạnh chi tiêu ngân sách để khuyến khích sinh nở. Kể từ tháng 4 năm 2022, chính phủ Hàn Quốc đã trao các phiếu mua hàng trị giá 2 triệu won (khoảng 37,7 triệu đồng) cho các bậc cha mẹ sinh con đầu lòng, và các phiếu mua hàng 3 triệu won (khoảng 56,6 triệu đồng) cho mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp theo. Với mỗi trẻ sơ sinh dưới một tuổi, cha mẹ Hàn Quốc cũng được chính phủ trợ cấp hàng tháng số tiền là 1 triệu won (khoảng 18,8 triệu đồng).

Còn tại Trung Quốc, Chính phủ nước này mới đây cũng đã đặt mục tiêu giảm chi phí sinh nở, chi phí nuôi dạy con cái và chi phí giáo dục, qua đó thúc đẩy phát triển dân số cân bằng, lâu dài. Trung Quốc cũng sẽ tinh chỉnh các chính sách nghỉ phép của cha mẹ trẻ sơ sinh, cải thiện cơ chế chia sẻ chi phí lao động của người sử dụng lao động, và tăng nguồn cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em trong thời gian tới.

Thực tế, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, và việc cải thiện an sinh xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong chính sách dân số của nước ta. Chính quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 cũng đã đã đề ra một số chính sách cho các gia đình nuôi con nhỏ như: Thí điểm, nhân rộng các mô hình đưa đưa, đón, trông giữ trẻ; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình; xây dựng chính sách về mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình...

Tuy vậy, kinh nghiệm thực tế từ Hàn Quốc cho thấy, chỉ chính sách an sinh xã hội là chưa thật sự đầy đủ. Kể cả với những khoản trợ cấp từ chính phủ, ngày càng có một lượng lớn phụ nữ Hàn Quốc nói rằng họ sẽ không kết hôn và không lập gia đình. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định này là do định kiến và áp lực về giới, khi phụ nữ Hàn Quốc vừa phải gánh trọng trách chăm lo cho con cái, cha mẹ; vừa phải đối mặt với áp lực mưu sinh và thái độ trọng nam, khinh nữ tại nơi công sở.

Liệu "Thuế độc thân" có là giải pháp cải thiện tỷ lệ sinh?
Phụ nữ Hàn Quốc tại một buổi biểu tình phản đối kết hôn và phân biệt giới tính
Ảnh: Security Distillery

Quả thật, giải quyết vấn đề già hóa dân số không phải là một nhiệm vụ đơn giản và yêu cầu nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mặc dù các giải pháp như tăng cường trợ cấp hay thậm chí là áp dụng “thuế độc thân” có thể mang lại hiệu quả ban đầu, nhưng chúng sẽ không thể bền vững, nếu ta không giải quyết được nguyên nhân sâu xa đằng sau lựa chọn độc thân của nhiều phụ nữ Việt Nam.

Giống như phụ nữ Hàn Quốc, phụ nữ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực lớn từ nhiều phía, bao gồm cả gia đình, nơi làm việc và xã hội. Để giảm bớt gánh nặng này, ngoài những chính sách an sinh xã hội, cần phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bình đẳng giới. Việc nam giới cùng chia sẻ gánh nặng gia đình với nữ giới sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững về mặt dân số, và đảm bảo một tương lai an toàn, hạnh phúc cho con em chúng ta.

An Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để tránh sai lầm, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng

Để tránh sai lầm, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng

Để tránh những sai lầm không đáng có, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng, xây dựng hình ảnh nghệ sĩ có trách nhiệm.
Loạt nghệ sĩ biểu diễn dưới cờ ba sọc: Tiền rất quý nhưng đừng đánh mất lòng tự tôn dân tộc

Loạt nghệ sĩ biểu diễn dưới cờ ba sọc: Tiền rất quý nhưng đừng đánh mất lòng tự tôn dân tộc

Loạt nghệ sĩ như Việt Hương, Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng, Tóc Tiên… nhận show diễn mà trên sân khấu có cờ ba sọc khiến cộng đồng mạng đòi "phong sát".
Loạt nghệ sĩ Việt biểu diễn dưới lá cờ ba sọc: Lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội ở đâu?

Loạt nghệ sĩ Việt biểu diễn dưới lá cờ ba sọc: Lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội ở đâu?

Loạt nghệ sĩ Việt đang là tâm điểm tranh cãi, chỉ trích về lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội khi bị 'đào lại' quá khứ từng biểu diễn dưới lá cờ ba sọc.
Từ

Từ 'trend' vẽ cờ Tổ quốc: Cần sử dụng cờ Đảng, cờ Tổ quốc đúng quy định và đúng cách

Gần đây bỗng rộ lên trào lưu sơn phết cờ Tổ quốc trên mái nhà. Chưa đủ, cờ Tổ quốc, cờ Đảng còn được vẽ lên cả cửa cuốn, tường rào và gọi đây là "yêu nước".
Tình trạng sốt

Tình trạng sốt 'nóng' đấu giá đất ở Hà Nội: Phải ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng giá trị tiền đặt cọc sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Khi Thủ tướng phải trực tiếp chấn chỉnh chuyện đấu giá đất

Khi Thủ tướng phải trực tiếp chấn chỉnh chuyện đấu giá đất

Ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Làm gì để di sản văn hóa ẩm thực mang lại lợi ích cho du lịch?

Làm gì để di sản văn hóa ẩm thực mang lại lợi ích cho du lịch?

Sau khi được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, cần một giải pháp tổng thể để các di sản ẩm thực như phở có đóng góp nhiều hơn nữa cho du lịch.
Chống tham nhũng, tiêu cực: Doanh nghiệp không thể đứng ngoài

Chống tham nhũng, tiêu cực: Doanh nghiệp không thể đứng ngoài ''cuộc chơi''

Để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, liêm chính, bên cạnh chủ trương của Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần nói “không” với tiêu cực, tham nhũng.
Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Lợi dụng văn hóa tặng quà biến tướng tham nhũng

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Lợi dụng văn hóa tặng quà biến tướng tham nhũng

Vụ án cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ, một lần nữa cho thấy văn hóa tặng quà dịp lễ, tết đã bị biến tướng tạo thành môi trường cho "quan tham" trục lợi.
Hoa hậu Phương Lê cùng loạt nghệ sĩ bị đặt dấu hỏi về lòng yêu nước: Đừng chỉ xin lỗi cho xong

Hoa hậu Phương Lê cùng loạt nghệ sĩ bị đặt dấu hỏi về lòng yêu nước: Đừng chỉ xin lỗi cho xong

Thời gian qua, loạt nghệ sĩ, người nổi tiếng như Phương Lê, gia đình Osen Ngọc Mai, "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung,... bị dư luận đặt dấu hỏi về lòng yêu nước.
Vẽ cờ Tổ quốc: Thể hiện lòng yêu nước nhưng cần giữ sự trang nghiêm của biểu tượng thiêng liêng

Vẽ cờ Tổ quốc: Thể hiện lòng yêu nước nhưng cần giữ sự trang nghiêm của biểu tượng thiêng liêng

Trào lưu vẽ cờ Tổ quốc trên mái nhà, tường nhà đang lan toả, "thắp lửa" lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân, cộng đồng.
Xả rác khi thuê villa, đừng suy nghĩ kiểu

Xả rác khi thuê villa, đừng suy nghĩ kiểu 'mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng'

Việc thu dọn vệ sinh sau khi thuê căn hộ, thuê villa là một vấn đề không hề mới, nhưng dường như luôn gây bức xúc dư luận trên mạng xã hội.
Phát triển thương mại điện tử: Đừng quên thượng tôn pháp luật

Phát triển thương mại điện tử: Đừng quên thượng tôn pháp luật

Lợi ích từ thương mại điện tử đã rõ nhưng phát triển điện tử rất cần việc xây dựng những thiết chế để các đối tượng tham gia có điều kiện chấp hành pháp luật.
Remix nhạc cách mạng, minh họa phản cảm: Cần sự tôn trọng đối với giá trị tinh thần của ca khúc

Remix nhạc cách mạng, minh họa phản cảm: Cần sự tôn trọng đối với giá trị tinh thần của ca khúc

Mạng xã hội đang xuất hiện nhiều video remix nhạc cách mạng lại thiếu sự tôn trọng tin thần của ca khúc gốc.
Học sinh ‘từ chối’ Khoa học tự nhiên, cách nào hiện thực hóa khát vọng quốc gia ‘có công nghiệp hiện đại’?

Học sinh ‘từ chối’ Khoa học tự nhiên, cách nào hiện thực hóa khát vọng quốc gia ‘có công nghiệp hiện đại’?

Tỷ lệ học sinh chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên ngày càng ít, cách nào để hiện thực hóa khát vọng quốc gia 'có công nghiệp hiện đại'?
‘Nợ nhà, nợ con’: Bài toán nan giải của thế hệ trẻ trong thời giá nhà tăng cao

‘Nợ nhà, nợ con’: Bài toán nan giải của thế hệ trẻ trong thời giá nhà tăng cao

Nhiều ý kiến cho rằng, giá nhà tăng cao khiến nhiều người trẻ ưu tiên kiếm tiền mua nhà, lo cho cuộc sống của bản thân thay vì xây dựng gia đình.
Đối tượng ‘yêu sách’, cản trở thi công đường dây 500kV: Chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh"

Đối tượng ‘yêu sách’, cản trở thi công đường dây 500kV: Chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh"

Người dân luôn ủng hộ chủ trương đẩy nhanh dự án đường dây 500kV mạch 3, đối tượng ra ‘yêu sách’, ép đơn vị thi công chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Từ chuyện doanh nghiệp bỏ

Từ chuyện doanh nghiệp bỏ 'trận địa', làm gì để gạo Việt thoát cảnh 'vô danh' trên thị trường thế giới?

Những “trận địa” lớn như thị trường Hoa Kỳ, EU có thể không giúp doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng lớn, song lại có giá trị trong xây dựng thương hiệu gạo.
Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Có nên lạm dụng

Giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Có nên lạm dụng 'liều thuốc' ngắn hạn?

Việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là “liều thuốc” khá hữu hiệu nhưng ngành công nghiệp ô tô cần biện pháp bền vững hơn.
Câu nói

Câu nói ''Ăn rau má phá đường tàu'' bắt nguồn từ đâu và mang hàm ý gì?

Nhắc đến người dân Thanh Hóa, người ta thường hay nói vui rằng 'Ăn rau má phá đường tàu', vậy câu nói trên bắt nguồn từ đâu và có hàm ý gì?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động