Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Lợi dụng văn hóa tặng quà biến tướng tham nhũng

Vụ án cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ, một lần nữa cho thấy văn hóa tặng quà dịp lễ, tết đã bị biến tướng tạo thành môi trường cho "quan tham" trục lợi.
Chiêu trò xuyên tạc, chống phá qua các vụ án "chuyến bay giải cứu" và kit test Việt Á: Bổn cũ soạn lại Bài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính? Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Thời gian qua dư luận đã xôn xao trước nhiều nhiều đại án tham nhũng lớn được “đưa ra ánh sáng”. Công tác phòng, chống tham nhũng cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhiều lãnh đạo cấp cao đã bị xét xử. Tuy nhiên, dù nhận tiền, vật phẩm giá trị lớn nhưng khi đứng trước cơ quan điều tra nhiều “quan tham” khai rằng họ không biết rằng hành vi của mình là phạm tội “Nhận hối lộ” mà chỉ nghĩ rằng đơn giản, đó chỉ là “quà cảm ơn” dịp lễ, tết từ các cá nhân, doanh nghiệp. Qua đó cho thấy mang nhiều biểu hiện quanh co, chối tội. Lợi dụng văn hóa biếu tặng dịp lễ, tết của người Việt mà biến tướng thành cơ hội tham nhũng.

Mới đây nhất, cơ quan điều tra Bộ Công an vừa công bố kết luận vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa - Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC.

Trong đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố 4 người về tội "Nhận hối lộ" gồm: Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Hạnh Chung, cựu Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh và Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế tỉnh Bắc Ninh (Ban Quản lý).

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Ranh giới giữa 'nhận quà cảm ơn' và 'nhận hối lộ'
Các bị can Nguyễn Nhân Chiến và Nguyễn Tử Quỳnh thừa nhận hành vi nhận hối lộ. (Ảnh: TL)

Sau khi AIC và Công ty Sông Hồng “chia địa bàn” trúng thầu trong tỉnh Bắc Ninh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nhiều lần nhận tổng số 13 tỷ đồng từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 1 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng.

Theo kết luận điều tra, ông Chiến nhận tiền từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng vào nhiều dịp lễ, tết, với lý do là "quà biếu". Tuy nhiên, những chi tiết được đưa ra trong vụ án đã hé lộ một bức tranh đen tối hơn.

Thứ nhất, với số tiền lớn, mức độ thường xuyên và thời điểm trao đổi có liên quan chặt chẽ với việc trúng thầu của các công ty này tại Bắc Ninh. Cụ thể, tổng cộng từ năm 2014 đến 2020, bà Nhàn bị cáo buộc 13 lần đưa tiền cho ông Chiến dịp Tết Nguyên đán, Quốc khánh, ngày thống nhất đất nước, tổng 13 tỷ đồng, trong đó 12 lần tại phòng làm việc ở trụ sở UBND và tỉnh ủy Bắc Ninh, một lần tại nhà riêng. Số tiền mỗi lần từ 500 triệu đến 1-2 tỷ đồng, dưới hình thức "quà biếu".

Thứ hai, việc ông Chiến nhận tiền vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là trước những thời điểm quan trọng trong quá trình đấu thầu, khiến cho "quà biếu" mang ý nghĩa vụ lợi rõ ràng. Hơn nữa, hình thức trao đổi tinh vi, ông Chiến nhận tiền tại văn phòng làm việc, nhà riêng, không có biên lai, chứng từ, chứng minh đây là "quà biếu" thông thường mà là hành vi cố ý che giấu.

Tương tự, ông Nguyễn Tử Quỳnh trong vai trò Phó Chủ tịch UBND và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng nhiều lần nhận hối lộ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng, tổng số 8,1 tỷ đồng. Ông Quỳnh khai đã chi tiêu cá nhân hết số tiền này.

Những chi tiết trên đã khiến dư luận nghi ngờ về tính chất "quà biếu" của số tiền ông Chiến, ông Quỳnh nhận được. Vậy, đâu là ranh giới giữa “nhận quà biếu, quà cảm ơn” và “nhận hối lộ”? Cần phải khẳng định rằng, việc tặng quà là một nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn, lịch sự. Tuy nhiên, khi việc tặng quà trở thành công cụ để tác động đến quyết định của người nhận - nhất là người nắm giữ chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích để đạt được lợi ích riêng hòng trục lợi phi pháp thì hành vi này đã vượt qua ranh giới đạo đức và trở thành hành vi hối lộ.

Vụ án cựu Bí thư Bắc Ninh đã cho thấy sự nguy hiểm của việc lợi dụng các dịp lễ tết, lợi dụng nét đẹp văn hóa truyền thống biến tướng dễ dẫn đến hành vi hối lộ, nhận hối lộ vi phạm pháp luật.

Hay như cách đây không lâu, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng trong vụ án "chuyến bay giải cứu", cho rằng phạm tội vì nhận thức quá giản đơn, "không phân biệt được ranh giới giữa nhận tiền cảm ơn và nhận hối lộ""chưa bao giờ đòi hỏi" giống cách biện hộ phổ biến của nhiều quan chức trước tòa.

Tháng 7/2023 TAND Hà Nội xét xử đại án "chuyến bay giải cứu", khi nói những lời cuối, 21 cựu cán bộ đều xin lỗi, dành nhiều thời gian phân trần về động cơ khiến vướng lao lý.

Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần được suy ngẫm, vai trò của đạo đức trong việc giữ gìn phẩm chất của người cán bộ, công chức là điều cần được đặc biệt chú trọng. Vụ án cho thấy, đạo đức là nền tảng của cán bộ, là thước đo phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo. Khi đạo đức bị suy thoái, dễ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật. Cần có những quy định rõ ràng về việc tặng quà, nhận quà trong các mối quan hệ công vụ. Quy định cần xác định rõ ràng các trường hợp được phép tặng quà, mức giá trị quà tặng, thời điểm tặng quà, cũng như những hành vi tặng quà bị cấm và vi phạm nghiêm trọng những điều Đảng viên không được làm.

Vụ cựu Bí thư Bắc Ninh nhận hối lộ 14 tỷ: Ranh giới giữa 'nhận quà cảm ơn' và 'nhận hối lộ'
(Ảnh minh hoạ: lsvn.vn)

Có thể nói, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về việc tặng quà, nhận quà trong công vụ cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Việc giáo dục và tuyên truyền về pháp luật cần được thực hiện thường xuyên, để cán bộ, công chức hiểu rõ những hậu quả nghiêm trọng khi lợi dụng việc tặng quà để trục lợi. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát về việc tặng quà, nhận quà trong công vụ cũng là một biện pháp cần thiết. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát để phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật.

Đáng nhẽ ra, những bị cáo trên đó là những người có chức vụ, quyền hạn, họ phải thông tường pháp luật, là những Đảng viên được giáo dục, rèn luyện trong môi trường kỷ cương của Đảng. Vậy tại sao họ không phân biệt được giữa “quà biếu” hay “quà cảm ơn” và “nhận hối lộ”? Hay khi không còn làm lãnh đạo, trong vai trò một bị cáo bình thường họ coi như không nhận thức được hành vi của mình để hòng chối tội trước những bản án nghiêm minh. Và những lời như “không bao giờ đòi hỏi” hoặc “không nhận thức đầy đủ về quà tặng” chỉ là lời bao biện cho hành vi tham nhũng... Và liệu còn nhiều cán bộ không phân biệt được giữa “quà biếu” và “nhận hối lộ” để rơi vào vòng lao lý nữa không!?

Hoàng Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng

Hàng triệu học sinh, nhà giáo trên mọi miền cả nước đã có một ngày khai giảng tràn ngập niềm vui cùng sự kỳ vọng lớn lao về một năm học mới.
Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Băn khoăn trong quản lý dạy thêm và học thêm?

Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến được cho là vẫn khó có thể quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Dạy thêm và học thêm: Chuyện có khó bàn?

Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, câu chuyện dạy thêm, học thêm tiếp tục được quan tâm, nhất là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có dự thảo thông tư mới.
Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Lòng yêu nước: Ngọn lửa bất diệt, soi sáng con đường lịch sử dân tộc

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, lòng yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện rõ nét qua nhiều hành động ý nghĩa, những phong trào sôi nổi và đầy tự hào.
Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia: Cần làm gì để giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ?

Từ vụ nam sinh đường lên đỉnh Olympia, có thể thấy, việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là việc quan trọng hơn bao giờ hết.

Tin cùng chuyên mục

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển hạ tầng giao thông

Từ thành công của đường dây 500 kV mạch 3, tinh thần ‘Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ là giải pháp để tiếp tục thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Bài học đắt giá sau những phát ngôn của nam sinh: Cần thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ

Sự việc đáng tiếc của cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đã trở thành bài học đắt giá nhưng điều quan trọng là cần sửa thành khẩn xin lỗi, sửa sai để tiến bộ.
Cát nơi ‘đắp chiếu

Cát nơi ‘đắp chiếu', chỗ 'phơi sương’ - nghịch lý công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng

Hàng triệu mét khối cát nạo vét từ lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện tại Lâm Đồng đang 'đắp chiếu', 'phơi sương' không thể đưa ra thị trường vì chờ đấu giá.
Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua

Đừng đánh mất khoảnh khắc khi chỉ nhìn thế giới thu gọn qua 'con mắt' điện thoại

Điện thoại thông minh - bạn đồng hành ghi lại mọi khoảnh khắc nhưng ranh giới giữa sử dụng hợp lý và lạm dụng, lệ thuộc vào nó vẫn là điều đáng để suy ngẫm.
Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng

Giao dịch lan đột biến tiền tỷ: Chuyện nực cười từng 'đột tử' vì sao lại được 'hồi sinh' tạo sóng?

Giao dịch lan đột biến 20 tỷ lại gây ồn ào, phải chăng là chiêu tạo sóng, thổi giá mới?. Trong khi trước đó, nhiều người từng tán gia bại sản vì loại cây này.
Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến,

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?

Từ đầu năm 2024 đến nay, các giao dịch về lan đột biến bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại khi xuất hiện nhiều cuộc ngã giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử

Giải pháp nào để phát triển trò chơi điện tử 'made in Vietnam'?

Để phát triển ngành trò chơi điện từ tại Việt Nam, điểm mấu chốt đến từ việc thay đổi nhận thức và tăng cường nguồn lực cho loại hình giải trí này.
Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Công trình của niềm tin, sức mạnh đại đoàn kết

Dòng điện từ đường dây 500kV mạch 3 đã thông suốt liên miền, mang theo niềm tin, niềm tự hào của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3: Lời cam kết mạnh mẽ với nhà đầu tư nước ngoài

Đường dây 500KV mạch 3 vận hành sau thời gian thi công kỷ lục là lời cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài về bảo đảm ổn định nguồn điện.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Đấu giá quyền sử dụng đất: Bao giờ “cò” hết đất diễn?

Những phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở ngoại thành Hà Nội khiến dư luận choáng váng gần đây đang đặt ra câu hỏi về quản lý một bộ phận môi giới bất động sản.
Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn

Trang Trần quỳ gối cạnh cờ ba sọc: Đừng vô ơn ''đổ thêm 'dầu vào lửa''

Bị phát hiện quỳ gối cạnh cờ ba sọc, Trang Trần quay sang thách thức, như ''đổ thêm dầu vào lửa” trước cơn giận dữ của cư dân mạng.
Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Kỳ vọng vào siêu thị nhưng cũng lại mong muốn “một mình một đường ray”, khiến sản phẩm OCOP chưa thể đến với người tiêu dùng qua kênh phân phối hiện đại.
Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi

Vụ hoa hậu Phương Lê: Cần có chế tài hành chính để hành vi 'chế' lời Quốc ca không tái diễn

Việc cần có chế tài hành chính để xử lý hành vi 'chế' lời Quốc ca như của Phương Lê không những cần thiết, mà đã được nhiều quốc gia áp dụng và có hiệu quả.
Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Nghịch lý trong hoạt động tuyển dụng: Văn hóa đọc chưa được coi trọng đúng mức

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không hoặc chưa hình thành văn hóa đọc khiến cho các hồ sơ ứng tuyển của ứng viên cao cấp trở nên vô tác dụng.
Trào lưu vẽ cờ Tổ quốc trên mái nhà: Tình yêu nước cần chân thành và trách nhiệm

Trào lưu vẽ cờ Tổ quốc trên mái nhà: Tình yêu nước cần chân thành và trách nhiệm

Nhà báo Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, trào lưu vẽ cờ Tổ quốc trên mái nhà cần cân nhắc để bảo đảm tính thiêng, thực hiện đúng các quy định của hiến pháp và pháp luật.
Ngành giáo dục và

Ngành giáo dục và 'bài toán' thiếu giáo viên năm nào cũng 'giải'

'Bài toán' nhiều năm chưa có 'lời giải': Nhiều địa phương miền Trung tiếp tục thiếu giáo viên trong năm học mới 2024 – 2025, nhất là tại các huyện miền núi.
Thực hư câu chuyện

Thực hư câu chuyện 'thuế độc thân' và những ý kiến trái chiều

Gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao về một loại "thuế độc thân" sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Vậy thực hư câu chuyện này là sao?
Để tránh sai lầm, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng

Để tránh sai lầm, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng

Để tránh những sai lầm không đáng có, nghệ sĩ cần trang bị cho mình nhận thức chính trị vững vàng, xây dựng hình ảnh nghệ sĩ có trách nhiệm.
Loạt nghệ sĩ biểu diễn dưới cờ ba sọc: Tiền rất quý nhưng đừng đánh mất lòng tự tôn dân tộc

Loạt nghệ sĩ biểu diễn dưới cờ ba sọc: Tiền rất quý nhưng đừng đánh mất lòng tự tôn dân tộc

Loạt nghệ sĩ như Việt Hương, Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng, Tóc Tiên… nhận show diễn mà trên sân khấu có cờ ba sọc khiến cộng đồng mạng đòi "phong sát".
Loạt nghệ sĩ Việt biểu diễn dưới lá cờ ba sọc: Lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội ở đâu?

Loạt nghệ sĩ Việt biểu diễn dưới lá cờ ba sọc: Lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội ở đâu?

Loạt nghệ sĩ Việt đang là tâm điểm tranh cãi, chỉ trích về lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội khi bị 'đào lại' quá khứ từng biểu diễn dưới lá cờ ba sọc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động