Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao tiêm đủ vaccine bạch hầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh?

Tiêm vaccine bạch hầu rồi có nguy cơ bị bệnh bạch hầu nữa không? Đây là băn khoăn của nhiều người. Thực tế có những người đã được tiêm vaccine mà vẫn mắc bệnh.
Vì sao thanh thiếu niên cần chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu? Nhận biết sớm triệu chứng bệnh bạch hầu Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu là gì?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vì sao tiêm đủ vaccine bạch hầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh?
Vaccine phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ,

Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Theo bác sĩ Trần Quang Đại, Phòng Tiêm chủng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền chủ yếu theo đường hô hấp. Bệnh này do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên.

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỷ lệ nhiễm bạch hầu giảm mạnh vào những năm 2010.

Vaccine phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vaccine 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.

Theo bác sĩ Phan Văn Mạnh, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguồn gây bệnh bạch hầu là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Dấu hiệu của bệnh bạch hầu

Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt.

Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu. Khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: Sốt tăng 38-38,5 độ C, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng.

Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt).

Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu).

Bên cạnh đó, kháng sinh (thường là Penicillin và Erythromycin) cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.

Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, quản lý tim mạch và chế độ dinh dưỡng.

Cách phòng bệnh

Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Vaccine bạch hầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Hiện nay tại Việt Nam không có vaccine đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vaccine phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.
Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá không chỉ là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người hút mà còn gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với những người xung quanh.
Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đã ứng dụng thành công phương pháp thay van động mạch phổi qua da, giúp trẻ em mắc tim bẩm sinh không phải cưa xương ức.
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Việc ăn nhiều cơm được chế biến từ gạo trắng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, vì vậy không ít người đã chọn các loại hạt để thay cơm.
Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phơi bày tác động tàn khốc của ngành công nghiệp thuốc lá đối với môi trường toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Liên quan đến chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, đến thời điểm này, không có căn nguyên các bệnh truyền nhiễm xảy ra.
Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân trong bão Yagi.
Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Ông Lê Đức Thành - nhà sáng lập Công ty Xe khách Thành Bưởi qua đời sau 1 thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

Ngày 5/9, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã bố trí 113 điểm tiêm vắc - xin sởi cho trẻ 1 đến 5 tuổi trên toàn địa bàn thành phố.
Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, tình hình hút thuốc lá, đặc biệt ở giới trẻ vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế có văn bản về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số trường hợp học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện.
TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, gần 17.000 trẻ được tiêm trong chiến dịch “phủ” vắc - xin sởi trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9.
Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thuốc lá đã và đang gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá và hút thuốc thụ động.
Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện với triệu chứng là sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận 7.638 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, có trên 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn.
Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xuất hiện ngày càng nhiều, được quảng cáo là sản phẩm ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, thực tế có phải vậy?
Nóng:

Nóng: 'Vi khuẩn ăn thịt người' - Whitmore xuất hiện tại Đồng Nai

Trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca mắc bệnh Whitmore - vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên. Đó là một nữ bệnh nhân sinh năm 2010.
Hãy giúp trẻ vị thành niên nói

Hãy giúp trẻ vị thành niên nói 'không' với thuốc lá ngay từ đầu

Để giúp trẻ vị thành niên tránh được sự tiếp xúc với thuốc lá, bị bạn bè xấu lôi kéo, các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây.
Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Sau 1 ngày được cứu chữa, tài xế ô tô trong vụ va chạm với tàu hoả tại Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc đã không qua khỏi.
Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Trên toàn cầu, thuốc lá không chỉ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người mà còn gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng, thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Số lượng người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng tăng đột biến, đặc biệt là ở nhóm thanh thiếu niên.
Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của nhiều gia đình.
Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Thuốc lá ẩn chứa những tác hại khôn lường đối với môi trường và sức khỏe con người.
Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi đang bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, song vướng mắc lớn nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 và nhiều bệnh viện khác hiện nay là tình trạng thiếu thuốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động