Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển năng lượng sạch: Nhìn từ chủ trương, chính sách của Việt Nam

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn

Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2021 thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đứng đầu ASEAN.
Năng lượng tái tạo: Cần hoàn thiện chính sách để phát triển bền vững Bài 1: Phát triển năng lượng sạch: Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, trong giai đoạn vừa qua (2016-2021) thị trường điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, đứng đầu các nước trong khu vực ASEAN.

Chiếm 27% tổng công suất lắp đặt

Tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tuyên bố mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biển đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chuyển dịch nguồn năng lượng truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch.

Theo đó, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện đã tăng nhanh chóng, đạt gần 80.000 MW năm 2021, đáp ứng nhu cầu phụ tải của nền kinh tế tăng khoảng 10%/năm trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,6%/năm trong giai đoạn 2021-2030 và khoảng 5,7%/năm trong giai đoạn 2031-2045, ngành năng lượng phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện chất lượng, chi phí tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương Phạm Nguyên Hùng cho biết: "Nhờ có các quyết sách kịp thời của Chính phủ, thị trường điện năng lượng tái tạo đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió và mặt trời) đã đạt khoảng 20,7 GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, nhờ đó Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời".

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời

Kết quả thực tế năm 2022, sản lượng điện phát từ nguồn điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 130 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng gần 48% sản lượng điện phát của hệ thống điện Việt Nam, trong đó 35% là thủy điện và 13% là của điện gió, mặt trời và sinh khối.

Các nguồn điện năng lượng tái tạo đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025. Chính sách về năng lượng tái tạo cũng đã huy động hiệu quả, kịp thời nguồn tài chính thương mại trong nước, quốc tế tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, giảm gánh nặng đầu tư nguồn điện từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, đối với các địa phương, phát triển năng lượng tái tạo đã góp phần khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, huy động nguồn lao động sẵn có tại địa phương và bổ sung nguồn ngân sách đáng kể cho các địa phương”- ông Phạm Nguyên Hùng nhấn mạnh.

Cùng với đó, việc đầu tư xây dựng các dự án điện sử dụng nguyên liệu hoá thạch như điện than, dầu, khí... dự báo ngày càng có nhiều rủi ro về cung cấp nguyên liệu do Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, phục thuộc vào sự biến động bất thường của nguồn nguyên liệu quốc tế.

Trong bối cảnh đó, các nguồn điện năng lượng tái tạo được đánh giá sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới, không chỉ góp phần đảm bảo nguồn cung cấp điện năng sản xuất cho đất nước với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, dịch vụ, gia tăng việc làm; tăng cường chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Tăng cường nhập khẩu điện và liên kết lưới điện với các nước láng giềng nhằm đảm bảo an toàn vận hành hệ thống và an ninh năng lượng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển cân đối, hài hòa công suất nguồn trên từng vùng; nâng cao là tin cậy cung cấp điện nhằm giảm tổn thất truyền tải và khai thác hiệu quả cả nguồn điện.

Thứ hai, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa đạng hóa các loại hình nguồn điện. Tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và điện khí trong nước nhằm tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Xem xét nâng cao tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với các mục tiêu đặt ra trong các chính sách hiện hành.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các trung tâm nguồn điện sử dụng LNG với quy mô đủ lớn để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, ưu tiên phát triển tại các khu vực có nhu cầu điện lớn, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kho cảng, có khả năng mở rộng trong tương lai. Có lộ trình giảm tỉ trọng các nguồn điện than một cách hợp lý; Tăng cường nhập khẩu điện và liên kết lưới điện với các nước láng giềng và các nước trong khu vực có tiềm năng, trên nguyên tắc đảm bảo an ninh năng lượng, an toàn vận hành hệ thống điện.

Thứ tư, phát triển các loại hình nguồn điện vận hành linh hoạt (thủy điện tích năng, hệ thống lưu trữ năng lượng, ...) phù hợp với quy mô và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện.

Góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26

Ước tính ngành năng lượng có tổng mức phát thải chiếm khoảng 80% của cả nước (bao gồm năng lượng sử dụng trong sản xuất công nghiệp, điện và vận tải, riêng sản xuất điện tổng mức phát thải chiếm 30% của cả nước). Trong đó, năng lượng đặt ra một cơ hội lớn cho tham vọng đạt phát thải ròng bằng không của Việt Nam.

Ông Bruce Delteil – Giám đốc Điều hành McKinsey Việt Nam nhận định: Phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam cần chuyển hướng phần lớn năng lượng sang điện gió và mặt trời, bảo đảm đến năm 2050 công suất lắp đặt điện gió đạt khoảng 150GW, phần lớn là ngoài khơi và công suất điện mặt trời khoảng 70GW. Phần công suất còn lại cần chuyển dịch sang thủy điện và ngừng sử dụng than sau năm 2030.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Việt Nam có thể xuất khẩu ròng năng lượng tái tạo và trở thành trung tâm sản xuất hydro xanh

Lộ trình này đề ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năng lượng tái tạo nhưng cũng chỉ giúp khai thác được một phần nhỏ trong tiềm năng lượng tái tạo của Việt Nam: 650 GW điện gió và 380 GW điện mặt trời. Nếu khai thác được lợi thế tự nhiên của mình, Việt Nam có thể xuất khẩu ròng năng lượng tái tạo và trở thành trung tâm sản xuất hydro xanh”- ông Bruce Delteil nhận định.

Trong khi đó ông Patrick Lenain – Cộng sự cấp cao tại Hội đồng chính sách kinh tế (CEP) cho rằng: Ở Việt Nam phần lớn khí thải nhà kính xuất phát từ các hoạt động sản xuất điện, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và giao thông. Sản xuất điện là nguồn phát thải các – bon lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Chuyển dịch năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt trung hòa các - bon vào năm 2050.

Chuyển dịch năng lượng: Những thách thức đặt ra

Theo yêu cầu của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã lần lượt đệ trình Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2015 và cập nhật vào năm 2022, theo đó cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính quốc gia theo kịch bản phát thải thông thường vào năm 2030, tăng lên thành 9% trong NDC và mục tiêu tương ứng khi có sự hỗ trợ phù hợp từ quốc tế là 25% trong NDC và 27% trong NDC cập nhật.

Tại COP 26, Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa Việt Nam trở thành một nước trung hòa các - bon vào năm 2050. Tuy nhiên để thực hiện các cam kết trên Việt Nam cần phải giải quyết một loạt các thách thức, khó khăn trong các vấn đề chính sách, nguồn nhân lực, công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính song song với việc thực hiện các mục tiêu phát triển khác, trong đó đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội là ưu tiên hàng đầu.

Các vướng mắc về chính sách và các quy định pháp luật hiện hành: Thị trường năng lượng tái tạo cần có các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách với các điều kiện tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, giúp vượt qua các rào cản và đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Tuy nhiên, các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo còn chưa đưa ra được định hướng lâu dài, nhiều chính sách còn bất cập.

Hiện Việt Nam còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư các dự án, cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Về sử dụng đất, các dự án năng lượng tái tạo có các đặc thù: Diện tích đất vẫn có thể canh tác các cây trồng phù hợp (đối với các dự án trên mặt đất), hoặc nuôi trồng thủy sản (đối với các dự án trên mặt nước). Như vậy, các dự án năng lượng tái tạo có thể kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, thực hiện dự án vẫn cần thủ tục thu hồi đất như các dự án đầu tư khác, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, gây nhiều vướng mắc giữa chủ dự án và người nông dân có đất.

Bài 2: Từ chính sách đến thực tiễn
Các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết nên hệ thống lưới điện sẽ gặp nhiều thách thức

Các khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật: Việc phát triển không đồng bộ giữa các dự án năng lượng tái tạo với lưới điện truyền tải dẫn đến quá tải lưới điện; không huy động hết năng lực các nhà máy. Các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết, nên khi được tích hợp vào hệ thống điện với quy mô lớn sẽ gặp nhiều thách thức về kỹ thuật cần được giải quyết. Các số liệu về nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam chưa được xây dựng hoàn thiện, tin cậy làm cơ sở cho phát triển dự án.

Khó khăn trong thu xếp tài chính: Đầu tư các dự án năng lượng tái tạo có nhu cầu về vốn lớn, rủi ro cao do công suất, sản lượng phụ thuộc thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn kéo dài do suất đầu tư và giá điện cao hơn nguồn năng lượng truyền thống. Vì vậy, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại thường chưa sẵn sàng cho vay các dự án đầu tư vào lĩnh vực này.

Bài cuối: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam trong phát triển năng lượng sạch

Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động