Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời, đẹp đạo:

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Giáo lý không nằm ngoài phép nước

Thời gian qua, trước sự việc một số tu sĩ, giảng sư thuyết giảng sai kinh điển, giáo lý Phật giáo gây hoang mang dư luận, lợi dụng điều này một số cá nhân, tổ chức lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá phiến diện, sai lệch, xuyên tạc hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. Việc này là hoàn toàn sai sự thật.

Theo Tiến sĩ Bùi Hữu Dược - Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng: Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quan điểm xuyên suốt của Đảng ta. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Đối với Phật giáo, trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 15/7 (âm lịch) năm 1947, Hồ Chủ tịch khẳng định: “Từ ngày nước ta trở nên dân chủ cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện. Thế là: Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ mở mang”.

Hồ Chủ tịch cũng đã đánh giá cao hoạt động nhập thế của tôn giáo trong đó có đạo Phật qua tấm gương và tư tưởng của những người khai sáng ra tôn giáo: “Đức Giê-su hy sinh vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc”. “Suốt đời Ngài chỉ huy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ”. Theo Người, Phật ra đời cũng chính là để: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”.

Cũng theo Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, ngay khi nước nhà giành được độc lập, trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều thứ 7) và “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận. Tự do xuất bản. Tự do tổ chức và hội họp. Tự do tín ngưỡng”.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Hiến pháp nước ta đã một số lần điều chỉnh, tuy nhiên tự do tôn giáo luôn được tôn trọng. Gần đây nhất, Hiến Pháp năm 2013, quyền tự do tôn giáo đã khẳng định: (điều 24).

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tôn trọng sự phát triển của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng (Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: TTXVN

Có thể thấy rằng, ngay từ khi thành lập nước cho đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, ban hành các quy định liên quan đến Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung không nhằm mục đích gì khác đó là mục tiêu để đông đảo người dân sống một đời sống tín ngưỡng an lành, phát huy tính đại đoàn kết của cộng đồng, giáo dục con người về lịch sử, tinh thần yêu nước…Song cũng chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban ban hành các quy định để Phật giáo và các tôn giáo không xa rời "cỗ xe chân lý" và chấn chỉnh các hoạt động nhằm xâm phạm, bôi nhọ tôn giáo, trái với thuần phong mỹ tục... góp phần không nhỏ gìn giữ những chuẩn mực của tôn giáo, các giá trị đạo đức, văn hóa cũng duy trì các nguyên tắc ứng xử của xã hội.

Điều này là hoàn toàn tương đồng với các giáo lý của Đạo Phật. Bởi ngay trong các kinh sách của Phật giáo, việc thực hành tín ngưỡng cũng phải nằm trong những khuôn khổ nhất định bằng giáo lý, giáo luật. Cùng với đó, Đức Phật luôn quan niệm và hành động với tinh thần nhập thế, “Phật pháp bất ly thế gian pháp” là phương châm cốt lỗi. Trong Kinh Dược Sư bổn nguyện công đức có trích, khi ngài A Nan hỏi bằng cách nào để thoát khỏi những kiếp nạn, đức Phật cũng đã trả lời rằng:

Nếu có chúng hữu tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ nghịch, phỉ báng ngôi Tam Bảo, phá hoại phép vua tôi, vi phạm điều cấm giới thì vua Diêm Ma pháp vương tùy tội nặng nhẹ mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu tình nên thắp đèn làm phan, phóng sanh, tu phước khiến khỏi được các tai ách, khỏi gặp những kiếp nạn”.

Tại một số quốc gia trên thế giới, vấn đề quyền tự do tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng đều được quản lý bằng khuôn khổ pháp luật cũng như phù hợp điều kiện phát triển kinh tế và lịch sử truyền thống văn hóa. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật.

Do vậy, các tôn giáo phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới.

Kinh nghiệm từ quốc tế

Tôn trọng các tôn giáo, tín ngưỡng và bảo đảm quyền lợi là những việc mà các nước trên thế giới đang “ứng xử” với Phật giáo nói riêng và các tôn giáo khác nói chung. Điều này được được thể hiện tại Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị nêu rõ: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Ở Nhật Bản, Luật về các tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân quy định rõ: Các cấp chính quyền quản lý tổ chức tôn giáo là Bộ Văn hóa, tỉnh, huyện. Các tổ chức tôn giáo đều phải đăng ký ở Bộ Văn hóa và chỉ sau khi đã được đăng ký mới được hoạt động tại nơi đặt văn phòng của tổ chức đó.

Tại Trung Quốc, theo Sách Trắng công bố năm 2018 của Chính phủ nước này, các tôn giáo chính được thực hành ở Trung Quốc là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành và có gần 200 triệu tín đồ tôn giáo ở nước này. Trong số những người theo những tôn giáo này, phần lớn là Phật tử ở Tây Tạng. Những người khác bao gồm 20 triệu người theo đạo Hồi, 38 triệu người theo đạo Tin lành và 6 triệu người theo đạo Thiên chúa.

Ngày nay, Chính phủ Trung Quốc cũng đang thực thi chính sách “Sinicization”. Chính sách này đòi hỏi các tôn giáo du nhập từ nước ngoài phải tiếp biến văn hóa và truyền thống của Trung Quốc. Chính phủ nước này cũng tôn vinh Phật giáo Hán truyền vì đã tiếp nhận được Nho giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc.

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý và phát triển Phật giáo và các tôn giáo khác cũng được đặt trong những thiết chế nhất định - Ảnh minh họa (Ban Tôn giáo Chính phủ)

Tại hội nghị toàn quốc về các vấn đề tôn giáo, được tổ chức hồi tháng 12/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh về việc xã hội hóa các tôn giáo ở Trung Quốc và mong muốn thực hiện đầy đủ lý thuyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề tôn giáo.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “duy trì nguyên tắc phát triển các tôn giáo ở Trung Quốc và đưa ra hướng dẫn tích cực để các tôn giáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa”.

Chủ tịch Trung Quốc cũng cho rằng, các nhóm tôn giáo nên tăng cường tự quản và cần thiết phải làm việc và cải thiện luật pháp về các vấn đề tôn giáo. Ông nói: “Các hoạt động tôn giáo phải được thực hiện trong phạm vi được pháp luật và các quy định đề ra, không được làm tổn hại đến sức khỏe của công dân, xúc phạm đến trật tự công cộng và đạo đức tốt, ảnh hưởng đến các công việc giáo dục, tư pháp và hành chính cũng như đời sống xã hội”.

Ở Trung Quốc, Cục Tôn giáo Quốc gia Trung Quốc, dựa trên các luật và quy định hiện hành, bao gồm Luật An ninh mạng và Quy chế Hoạt động Tôn giáo, đã ban hành Các Biện pháp Quản lý Dịch vụ Thông tin Tôn giáo trên Internet của Trung Quốc vào ngày 3/12/2021, có hiệu lực từ 1/3/2022. Việc ban hành và trách nhiệm thi hành các biện pháp này có sự phối hợp của Cục Quản lý Tôn giáo Quốc gia phối hợp Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Bộ An ninh Nhà nước.

Theo đó, bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào của Trung Quốc hoạt động dịch vụ thông tin tôn giáo trực tuyến phải nộp đơn đăng ký tại các sở tôn giáo cấp tỉnh. Đơn đăng ký theo mẫu phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan. Các biện pháp quy định rằng việc rao giảng trực tuyến phải được tổ chức và thực hiện bởi các nhóm tôn giáo, cơ sở thờ tự và các trường đào tạo tôn giáo đã có Giấy phép Dịch vụ Thông tin Tôn giáo Internet. Giấy phép có thời hạn 3 năm. Thẩm quyền cấp giấy phép được phân cấp từ cấp tỉnh đến cấp Trung ương.

Tại một số quốc gia châu Âu như Đức và Đan Mạch lại có những hình thức quản lý tôn giáo theo cách riêng. Theo đó, các nước này có hệ thống nhà nước tài trợ cho các tôn giáo cụ thể và giám sát hoạt động của họ. Ở Đức, chính phủ thu thuế tôn giáo từ các tín đồ và chuyển giao cho các nhà thờ tương ứng. Hệ thống này không chỉ cung cấp tài chính cho các hoạt động tôn giáo.

Còn tại một số quốc gia có tôn giáo chính thức, như Hồi giáo ở Ả Rập Xê-út và Phật giáo ở Thái Lan, tôn giáo chính thức có vai trò quan trọng trong cuộc sống công cộng và chính trị. Điển hình, ở Ả Rập Xê-út, luật Sharia (luật Hồi giáo) là nền tảng của hệ thống pháp lý, ảnh hưởng sâu sắc đến các chính sách và quy định của nhà nước.

Tại một số nước Đông Nam Á khi Phật giáo trở thành quốc giáo như Thái Lan (95% theo Đạo Phật) đã xây dựng hình thành một hệ thống quản lý tu sĩ rất chặt chẽ và bài bản. Hội đồng Tăng già Tối cao (SSC) là cơ quan cao nhất quản lý các vấn đề Phật giáo tại đây. Được thành lập theo Đạo luật Tăng già năm 1962, SSC có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ Vinaya, bộ quy tắc tu hành của tu sĩ Phật giáo.

Đạo luật Tăng già quy định các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với các tu sĩ vi phạm quy tắc. Các vi phạm được phân thành nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, với các hình phạt tương ứng như khiển trách, đình chỉ tạm thời, hoặc khai trừ. Những vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy tố hình sự.

Thái Lan có một hệ thống giáo dục tu sĩ phong phú, từ các trường chùa dạy các giáo lý cơ bản đến các trường đại học Phật giáo như Mahachulalongkornrajavidyalaya và Mahamakut. Những trường này cung cấp chương trình học từ cử nhân đến tiến sĩ, bao gồm cả các môn học thế tục và tôn giáo, giúp tu sĩ có kiến thức toàn diện.

Tại Campuchia có hệ thống quản lý tu sĩ thông qua Tăng vương (Sangharaja) và Bộ Tôn giáo và Sùng đạo. Tăng vương là chức sắc được bổ nhiệm bởi nhà vua và có quyền lực lớn trong các vấn đề tôn giáo.

Cũng giống như Thái Lan và Myanmar, cộng đồng tu sĩ Phật giáo Campuchia tuân thủ Vinaya và các quy định của Tăng vương. Những vi phạm được xử lý nghiêm khắc, đảm bảo tu sĩ duy trì đạo đức và kỷ luật cao. Bộ Tôn giáo và Sùng đạo hỗ trợ trong việc giám sát và thực thi các quy định này.

Giáo dục tu sĩ tại Campuchia bắt đầu từ các trường chùa, sau đó tiếp tục ở các trường đại học Phật giáo như Đại học Preah Sihanouk Raja. Chương trình học bao gồm các giáo lý Phật giáo, Pali và giáo dục đạo đức, chuẩn bị cho tu sĩ vai trò lãnh đạo trong cộng đồng.

Tại Lào, tổ chức Phật giáo Lào (LBFO) chịu trách nhiệm quản lý tu sĩ. Được thành lập năm 1975, LBFO giám sát việc quản lý các tu viện, phong chức tu sĩ và thực thi kỷ luật. LBFO thực thi kỷ luật thông qua một cấu trúc phân cấp, với các tu sĩ cao cấp giám sát hành vi và quy tắc của các tu sĩ trẻ. Các biện pháp kỷ luật được thực hiện theo Vinaya, và các vi phạm nghiêm trọng có thể dẫn đến khai trừ khỏi cộng đồng tu sĩ.

Hệ thống giáo dục tu sĩ ở Lào bao gồm các trường chùa và các cơ sở giáo dục cao cấp như Cao đẳng Phật giáo Lào. Chương trình giảng dạy tập trung vào kinh điển Phật giáo, ngôn ngữ Pali và thực hành thiền định, đảm bảo rằng các tu sĩ nhận được đào tạo tôn giáo toàn diện.

Có thể thấy, mỗi quốc gia sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để quản lý tôn giáo, trong đó có Phật giáo từ phân tách nhà nước và tôn giáo đến sự giám sát chặt chẽ của chính quyền. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mục tiêu chung vẫn là đảm bảo sự hòa hợp xã hội và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mọi công dân.

Tại Việt Nam, thực tế đã cho thấy Phật giáo và các tôn giáo khác đang phát triển và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Các tôn giáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của văn hóa Việt Nam, của đời sống con dân đất Việt. Cùng với đó, dù tồn tại trong bất cứ hình thái xã hội nào thì tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng luôn là bệ đỡ tinh thần giúp tín đồ sống lành mạnh, có trách nhiệm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sâu sắc luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Do đó, việc quản lý, khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo là thành tố cấu thành văn hóa nhằm tạo nguồn lực để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hết sức cần thiết.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Tôn giáo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động