Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 19:56

Bàn luận thêm về sự minh bạch và sự công bằng trong giá điện tại Việt Nam

Liên quan đến thông tin điều chỉnh giá điện tại Việt Nam, một số ý kiến cho rằng cần minh bạch khoản lỗ 31.000 tỉ đồng của EVN

Trước thông tin ngành điện đề xuất điều chỉnh giá điện vì nguồn nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xuất điện tăng cao, dẫn đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị lỗ, đã có nhiều ý kiến về vấn đề này.

Đặc biệt trên 1 tờ báo gần đây, TS. Bùi Trinh cho rằng số lỗ của EVN là tính chi phí cho cả ngành hay chỉ chi phí sản xuất điện? Nếu “đẩy vào giá” tất cả các yếu tố lỗ là bất hợp lý, đặc biệt là yếu tố tỷ giá? Và cần minh bạch chi phí sản xuất, kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là các khoản lỗ/lãi.

Chủ quan hơn có ý kiến cho rằng việc đưa ra thông tin báo lỗ của EVN là cái cớ và động thái để Tập đoàn này xin tăng giá điện. Và tại sao các năm trước EVN báo lãi mà năm nay lại báo lỗ.

Hay câu chuyện giá bán than (than trộn) cho sản xuất điện thấp hơn giá nhập khẩu nhiều lần khiến ngành than gặp khó khăn.

Chuyện có ý kiến với giá một loại sản phẩm ảnh hưởng tới đại đa số người dân, doanh nghiệp, thậm chí cả nền kinh tế - xã hội như điện là chuyện hết sức bình thường nhưng cần xem xét một cách thật khách quan.

Trước hết có thể khẳng định việc điều chỉnh tăng/hay giảm giá hàng hoá nói chung, trong đó có giá điện là chuyện hết sức bình thường của nền kinh tế thị trường khi chi phí đầu vào cho sản xuất, các yếu tố khác biến đổi tăng/giảm. Đối với một số hàng hoá thông thường thì đó là câu chuyện riêng của doanh nghiệp nhưng với một số sản phẩm đặc thù như năng lượng điện cần có sự điều tiết của nhà nước. Điều này đã được quy định trong các văn bản của pháp luật.

Và thực tế rằng không ai muốn tăng giá sản phẩm hàng hoá dịch vụ, trong đó có giá điện. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một cách thực tế và khách quan.

Chi phí sản xuất tăng là 1 thực tế

Có một điều thực tế cần thừa nhận là chi phí đầu vào cho sản xuất điện gồm than, dầu, khí …trong nhiều năm gần đây tăng cao. Đặc biệt trong năm 2022, cuộc xung đột Nga -Ukraine là một yếu tố đã góp phần làm tăng cao hơn chi phí năng lượng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Dữ liệu từ Trading Economic, giá nguyên liệu như dầu thô, khí tự nhiên tăng lần lượt là 74,52% và 179,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ EVN, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD một tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD một thùng, gấp gần 2,5 lần.

Do nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng, cộng thêm các yếu tố về tỷ giá đã khiến kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của Công ty Mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2022 sẽ lỗ khoảng 31.328 tỷ đồng.

Chi phí thực tế cho giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã tăng lên mức 1.915,59 đồng/kWh, nhưng giá bán lẻ điện bình quân hiện chỉ 1.864,44 đồng/kWh (áp dụng từ năm 2019 đến nay).

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc điều chỉnh giá điện cho phù hợp với tình hình biến động giá cả là điều cần thiết. Bởi lẽ, EVN không thể gồng mãi được. Sự thua lỗ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của EVN mà còn ảnh hưởng đến việc đầu tư, sản xuất, cung cấp điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, rộng hơn là an ninh năng lượng quốc gia.

Đối với giá than cho sản xuất điện trước năm 2016. Vì than là mặt hàng quan trọng phải kê khai giá. Quy định này có trong Luật Giá số 11/2012/QH13 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CPL. Theo đó, căn cứ tình hình thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (TCTĐB) xây dựng phương án giá bán, kê khai với Bộ Tài chính và ban hành giá bán áp dụng cho các hộ tiêu thụ trong nước, đồng thời gửi các bộ, ngành liên quan để theo dõi, phối hợp thực hiện.

Từ năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 455/VPCP-KTTH ngày 17/3/2016 của Văn phòng Chính phủ về giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước, giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước (bao gồm cả giá than bán cho sản xuất điện) thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Do vậy, năm 2022, việc giá than nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp ngành than sẽ có đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để điều chỉnh.

Theo một chuyên gia ngành điện, hiện, nhiệt điện than, chiếm khoảng 40%. Than lộ thiên đã khai thác hết, chuyển sang khai thác than hầm lò, xuống sâu trong lòng đất, dẫn đến giá than ngày càng cao. Hơn nữa, giá than nhập lại phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Chưa kể đến những biến động của thị trường năng lượng thế giới. Vì vậy, khi tăng giá điện, phải dựa trên những tính toán về biến động giá của các loại tài nguyên này, cộng với tỷ giá ngoại tệ. Giá nguyên liệu tăng, nhân công tăng, tỷ giá hối đoái cũng tăng thì giá điện cũng phải tăng.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm

Đã có quy định về minh bạch

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có EVN phải thực hiện công khai thông tin về tài chính.

Cụ thể, Điều 39 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, quy định: (1) Doanh nghiệp thực hiện công khai Báo cáo tài chính sáu (06) tháng, Báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, khi công khai Báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán) doanh nghiệp phải thực hiện công khai Báo cáo tài chính năm của công ty mẹ và Báo cáo tài chính năm hợp nhất. (2) Doanh nghiệp thực hiện công khai Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cùng với ý kiến, kiến nghị của kiểm toán, của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính về báo cáo tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, đương nhiên EVN sẽ có các giải trình cụ thể cho những khoản lỗ của mình.

Ngoài việc công khai tài chính, hàng năm EVN đều phải chấp hành việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Thực hiện quyết định 24, hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành quyết định về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.

Đoàn kiểm tra đã dựa trên 4 nguyên tắc để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí bao gồm: (1) Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện từng năm (2) Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác; (3) Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, phụ trợ và quản lý ngành; (4) Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

Giá thành sản xuất kinh doanh điện tại Việt Nam bao gồm 4 thành phần: Giá phát điện, phí truyền tải, phí phân phối và phí dịch vụ phụ trợ. Kết quả kiểm tra đều được gửi tới các cơ quan chức năng và công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Ngoài 4 thành phần trên, giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm của EVN, còn có các khoản chênh lệch tỷ giá đã hạch toán hoặc chưa hạch toán. Các khoản chưa hạch toán sẽ được xem xét hạch toán vào năm tiếp theo (phù hợp với Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân từng giai đoạn).

Trở lại ý kiến của TS. Bùi Trinh và một số ý kiến khác, bản thân tôi và nhiều người thắc mắc rằng, không biết TS. Bùi Trinh có nghiên cứu những thông tin về chi phí của EVN đã được công khai? Rồi vấn đề lỗ tỷ giá nếu không tính vào giá điện thì tính vào đâu?

Để có được 1 kWh điện đến người tiêu dùng thì đương nhiên phải mất nhiều chi phí từ đầu tư nguồn, lưới điện; chi phí mua nguyên nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện; chi phí tiền công, lương cho đội ngũ quản lý, sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh, dịch vụ phụ trợ về điện…

Trước đây, ngành điện có đầu tư ngoài ngành nhưng kể từ năm 2015, EVN đã thực hiện thoái vốn theo tinh thần của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 và các chỉ đạo của Chính phủ về công tác này. Và được biết hiện EVN chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính là đầu tư, sản xuất kinh doanh, phân phối điện.

Nói như vậy không phải biện minh cho số lỗ/lãi của EVN hoặc cổ suý cho việc điều chỉnh giá điện mà chỉ nêu một vài ý kiến cá nhân về sự minh bạch và công bằng giá điện trong kinh tế thị trường hiện nay.

Sơn Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Tin cùng chuyên mục

Muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải đăng ký thế nào?

Quảng Ninh: Sớm tìm giải pháp thích hợp để thông đường xuất nhập khẩu tại điểm Đại Vai

Vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu để xét nghiệm HIV cho học sinh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đồng Nai: Người dân bất an vì tuyến đường đầy ổ voi, sình lầy, xuống cấp nghiêm trọng

Mua bán số đề qua mạng sẽ đối diện mức xử phạt như thế nào?

Bao nhiêu tổng đài chăm sóc khách hàng đang… “bòn rút” của khách hàng!?

Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Dư luận mong chờ một bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội và nhân văn

Hải Dương: Cảnh sát giao thông lập chốt tuần tra ở nơi có nguy cơ mất an toàn giao thông

Hộp thư ngày 25/7/2023: Phản ánh liên quan Trung tâm Quatest 1, Cục Thuế Hải Dương

Phiên tòa chuyến bay giải cứu: Sự “ca ngợi” lệch lạc, đáng phê phán

Cần siết chặt quản lý những lớp đào tạo chứng khoán tự phát

Vì sao các vụ việc chó Pitbull tấn công người vẫn liên tiếp xảy ra?

Sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất với hệ thống pháp luật

Chuyên gia nhận định và khuyến cáo phòng tránh siêu bão số 4 - Noru

Zalo thu phí: Còn nhiều ý kiến trái chiều

Hướng dẫn tra cứu, tìm mộ liệt sĩ trên trang web "thongtinlietsi"

Lâm Đồng: Thu hút đầu tư nhưng để doanh nghiệp tự “bơi”

Hơn 6.000 con gà bị sét đánh chết ở tỉnh Hải Dương

Sân vận động Mỹ Đình trước nguy cơ kê biên, đấu giá để siết nợ: “Quýt” làm “cam” chịu?

Chuyên gia nói gì về sự nguy hiểm của lỗ thủng ozone?