Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

2 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sơn la lần thứ XIV

Bước chuyển mạnh mẽ

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV, năm 2017, tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đã đạt mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây (2015 - 2017). Kết quả này có được nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ, nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) và đoàn kết của người dân.
Bước chuyển mạnh mẽ
Bà Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - cùng lãnh đạo tỉnh Sơn La thăm mô hình trồng chanh leo xuất khẩu

Thành tích ấn tượng

Theo UBND tỉnh Sơn La, trong những năm qua, hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, năm 2017, tình hình thiên tai, bão lũ đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Đảng, sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, DN và sự đoàn kết của người dân, tăng trưởng kinh tế (GRDP) toàn tỉnh ước tăng 9,59% so với năm 2016, cao nhất trong 3 năm trở lại đây (năm 2015 tăng 6,25%; năm 2016 tăng 7,63%). Trong đó, nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; công nghiệp, xây dựng tăng 18,02%; dịch vụ tăng 6,47%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,32%. Năm 2017, tỉnh cũng hoàn thành 25/26 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.

Trong thành tích chung của kinh tế tỉnh, khu vực công nghiệp tăng mạnh nhờ sự hoạt động có hiệu quả của 3 nhà máy thủy điện lớn và 40 nhà máy thủy điện nhỏ. Trên địa bàn tỉnh còn có trên 130 DN, 18 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác và khoảng 3.200 cơ sở cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với khoảng 15.000 lao động. Các cơ sở này đã có nhiều cố gắng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đổi mới công nghệ, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Để thực hiện chỉ tiêu 97,5% số hộ được sử dụng điện vào năm 2020, ngành Công Thương đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, lồng ghép các nguồn vốn và huy động sự đóng góp của nhân dân. Do vậy, mặc dù khó khăn về nguồn vốn, trong hai năm 2016 - 2017, vẫn bảo đảm đầu tư và cấp điện cho thêm hơn 13.000 hộ dân từ lưới điện quốc gia; đưa tỷ lệ hộ có điện trên địa bàn đạt từ 86,7% năm 2015 lên 91,5% năm 2017, vượt 0,9% so với kế hoạch.

Riêng với lĩnh vực thương mại, năm 2017, thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú, các hoạt động thương mại diễn ra sôi động, công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá thị trường được tăng cường, cân đối cung - cầu được giữ vững, chỉ số tiêu dùng trong kỳ ổn định, sức mua và tiêu dùng của người dân trong tỉnh tăng. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 ước đạt 16.890 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm trước, tăng 5,5% so với kế hoạch.

Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây, xuất khẩu nông sản của Sơn La gặp không ít khó khăn vì địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn thì xuất khẩu nông sản năm 2017 được coi là điểm nhấn quan trọng với giá trị kim ngạch đạt cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Kết quả này có được nhờ nỗ lực nâng cao chất lượng nông sản, xây dựng chuỗi khép kín, mở rộng thị trường, tạo thương hiệu cho sản phẩm... Đặc biệt, triển khai thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2020, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nông sản sang các thị trường Trung Quốc, Úc, EU... Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông sản tăng cao như: Chè tăng 12%, tinh bột sắn tăng 12,5%...

Tính chung, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 9.093,8 nghìn USD, vượt 30% so với kế hoạch tỉnh giao đầu năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: Chè, xi măng, ngô giống, tơ tằm, lõi ép ngô…

Ngoài ra, lần đầu tiên được tổ chức, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Sơn La năm 2017 được đánh giá là thành công khi đã trao quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 28 dự án với tổng vốn đăng ký 8.590,5 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ cam kết đầu tư 19 dự án, tổng vốn Dự kiến đầu tư 14.932 tỷ đồng. Tỉnh đang chuẩn bị triển khai một số dự án lớn như Trung tâm thương mại, khu nhà ở thương mại tỉnh Sơn La của Tập đoàn VinGroup; Bệnh viện Đa khoa cuộc sống; Nhà máy Chế biến công nghệ cao của Tập đoàn TH. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2017, Sơn La đã có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM, đưa tổng số xã đạt NTM lên 16...

Những mục tiêu mới

Bước chuyển mạnh mẽ

Trước những kết quả đạt được trong 2 năm vừa qua, năm 2018, tỉnh Sơn La đặt ra những mục tiêu lớn cho những năm tiếp theo nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV.

Cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng cường hiệu quả công tác thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất tiếp tục phát huy hết công suất hiện có, đầu tư mở rộng quy mô, công suất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản trị điều hành và chất lượng lao động…

Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, vùng nguyên liệu. Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các nhà máy có sản lượng lớn và lợi thế tiêu thụ sản phẩm như: Sữa Mộc Châu, đường Mai Sơn, chế biến tinh bột sắn Mai Sơn, chế biến chè tại Mộc Châu, xi măng Mai Sơn… Bên cạnh đó, tạo điều kiện tốt nhất thu hút đầu tư nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, nhà máy sử dụng nhiều lao động; phát triển hợp tác xã dệt thổ cẩm, cơ khí ....

Ngoài ra, tiếp tục phát triển đa dạng thị trường thương mại, áp dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, hỗ trợ DN, kết nối với nhà tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp; chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh; phát triển cửa hàng xăng dầu - nhất là các khu vực xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Triển khai thực hiện đề án phát triển dịch vụ thương mại… Phấn đấu hoàn thành hiệu quả Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV.

Những kết quả đạt được trong 2 năm vừa qua là tiền đề quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu của nhiệm kỳ, với quyết tâm phấn đấu đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc như Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Nga - Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.

Tin cùng chuyên mục

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động