Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh

Theo ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam, Luật Cạnh tranh Việt Nam đã và đang góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nước ta.
Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến, làm việc với Phó Thủ tướng Kazakhstan Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Ngày 16/5/2024, tại thủ đô Astana, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại và Hội nhập quốc tế Kazakhstan đã phối hợp tổ chức Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Kazakhstan, nhân dịp Khoá họp lần thứ 11 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Kazakhstan về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật. Buổi Tọa đàm đã thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, và tạo điều kiện để các cơ quan giữa hai nước tăng cường trao đổi hợp tác.

Tại Tọa đàm, Ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam khẳng định: Việt Nam đã nỗ lực để tạo môi trường kinh doanh cởi mở, bình đẳng cho các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng đã chủ động tham gia 17 Hiệp định Thương mại tự do, qua đó đã giúp nước ta cắt giảm các hàng rào thuế quan, phi thuế quan cũng như mở cửa các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ...

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh
Ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm.

Ông Lê Triệu Dũng cũng nói thêm: Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh theo hướng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, ông nhấn mạnh về việc từng bước hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh
Toàn cảnh buổi Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Kazakhstan.

Cụ thể, về thể chế, pháp luật, ông Lê Triệu Dũng cho rằng Luật Cạnh tranh Việt Nam được sửa đổi năm 2018 đã có nhiều thay đổi lớn so với lần đầu tiên được ban hành năm 2004. So với Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 được xây dựng trên cơ sở có sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả thực thi, có những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó có mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Cụ thể, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam cho dù hành vi được thực hiện ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng quy định bổ sung cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan vào đối tượng áp dụng nhằm bao quát mọi chủ thể có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh...

Về hoàn thiện mô hình, tổ chức cơ quan cạnh tranh, ông Lê Triệu Dũng khẳng định: Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng có nhiều bước tiến lớn so với năm 2004. Cụ thể, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định hệ thống hai cơ quan cạnh tranh độc lập thực thi pháp luật cạnh tranh bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) và Hội đồng Cạnh tranh. Nhưng đến năm 2018, Luật đã quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương là cơ quan đơn nhất tổ chức triển khai thực thi Luật Cạnh tranh. Theo ông Lê Triệu Dũng, điều này đã góp phần “đảm bảo tính kết nối, liên tục và thông suốt trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi phản cạnh tranh”.

Về việc thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh, Ông Lê Triệu Dũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đã đặt ra 4 định hướng, mục tiêu phát triển chính.

Thứ nhất là tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp trên thị trường; từ đó thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như giảm giá cả và tăng cường lợi ích cho người tiêu dùng.

Thứ hai là tăng cường thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh giúp ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh có thể gây cản trở, ngăn cản, hạn chế cạnh tranh trên thị trường như hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp; điều này tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

Thứ ba là tăng cường, thúc đẩy việc các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cạnh tranh; tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh các cơ quan cạnh tranh trong các vấn đề về cạnh tranh có tính chất xuyên biên giới. Hiện nay, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (VCC) đã có MOU với cơ quan cạnh tranh các nước Nhật Bản, Úc và dự kiến sắp tới sẽ có MOU với cơ quan cạnh tranh Hàn Quốc.

Thứ tư là thực thi hiệu quả các cam kết về chính sách cạnh tranh trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (VN – EAEU FTA, trong đó bao gồm Cộng hòa Kazakhstan là thành viên), nhằm góp phần nâng cao môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả và thực thi hiệu quả các lợi ích từ thương mại, đầu tư mà các Hiệp định này mang lại cho các quốc gia thành viên.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Việt Nam từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về cạnh tranh
Các thành viên trong Đoàn công tác của Bộ Công Thương tham dự và có bài tham luận tại Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan.

Ông Lê Triệu Dũng cho biết, trong thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hướng tới xây dựng, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra sân chơi bình đẳng cởi mở cho các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ông Lê Triệu Dũng khẳng định Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương, nhằm tăng cường hiệu quả công tác thực thi luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông qua các hình thức tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu. Ủy ban cũng sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên đối với các tổ chức quốc tế về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng như; ký kết và triển khai MOU hợp tác về cạnh tranh và người tiêu dùng với cơ quan đối tác tiềm năng; Đàm phán và thực hiện các cam kết về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng và các nội dung có liên quan tại các FTA song phương/đa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, v.v.

Kết luận bài tham luận, ông Lê Triệu Dũng đã chia sẻ hy vọng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về sự tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác với cơ quan cạnh tranh của Cộng hòa Kazakhstan, để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và học hỏi từ nhau. Từ đó, hai nước có thể tăng cường môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả và thúc đẩy các cơ hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Quốc phòng sáp nhập, tái cơ cấu Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ Quốc phòng sáp nhập, tái cơ cấu Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật thuộc Bộ đội Biên phòng

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sáp nhập và tái cơ cấu các đơn vị hậu cần và kỹ thuật.
Quỹ đầu tư quốc gia Qatar 475 tỷ USD sẵn sàng mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Quỹ đầu tư quốc gia Qatar 475 tỷ USD sẵn sàng mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chủ tịch Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) có vốn tài sản ước tính khoảng 475 tỷ USD sẵn sàng mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong những lĩnh vực tiềm năng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Qatar

Tối 30/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác cấp cao Việt Nam đã đến Thủ đô Doha, Qatar bắt đầu chuyến công tác, thăm chính thức nước này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cùng nhau hợp tác đầu tư, hướng tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi cùng nhau hợp tác đầu tư, hướng tới 'chân trời vô tận'

Thủ tướng tin tưởng, các nhà đầu tư Saudi Arabia nói riêng, Trung Đông và trên toàn thế giới nói chung, cùng Việt Nam đồng hành, tăng cường hợp tác đầu tư.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện thể chế nhằm giải phóng nguồn lực đầu tư

Hoàn thiện thể chế nhằm giải phóng nguồn lực đầu tư

Nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư, đấu thầu được sửa đổi được đánh giá là cải cách lớn, giúp giải phóng nguồn lực đầu tư.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ USD để phát triển năng lượng

Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 5 tỷ USD để phát triển năng lượng

Tập đoàn ACWA Power Saudi Arabia muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam, kể cả đào tạo nhân lực và sẵn sàng đầu tư 5 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng.
Lãnh đạo nhiều nước, tổ chức quốc tế chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Lãnh đạo nhiều nước, tổ chức quốc tế chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp đồng chí Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước, lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư chúc mừng.
Đại biểu Quốc hội: Huy động nguồn lực, gỡ khó cho các dự án PPP đang vận hành

Đại biểu Quốc hội: Huy động nguồn lực, gỡ khó cho các dự án PPP đang vận hành

Theo đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PPP là cần thiết, nhằm tháo gỡ những khó khăn, huy động nguồn lực cho các dự án PPP.
Việt Nam - Pakistan đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD

Việt Nam - Pakistan đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD

Thủ tướng Pakistan đề xuất hai nước Việt Nam - Pakistan cần đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt mốc 10 tỷ USD thời gian tới.
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Cấp phép bay với tàu bay không người lái: Bộ Quốc phòng thực hiện hoặc phân cấp

Cấp phép bay với tàu bay không người lái: Bộ Quốc phòng thực hiện hoặc phân cấp

Bổ sung quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay khác.

'1 luật sửa 4 luật': Cởi trói nút thắt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Luật Đầu tư, Luật PPP phải bảo đảm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai 2025

Thủ tướng giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai 2025

Thủ tướng đề nghị Việt Nam - Saudi Arabia sớm đàm phán các hiệp định thương mại tự do và giao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn khai khoáng tương lai
Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Saudi Arabi muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp lớn nhất Saudi Arabi muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 30/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo tập đoàn công nghiệp lớn nhất Saudi Arabi, ông Abdullah Mohammad Alzamil, Chủ tịch HĐQT Zamil Industrial.
Chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược trong chiến lược phát triển bền vững

Chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược trong chiến lược phát triển bền vững

Chiều ngày 29/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với chuyên gia McKinsey & Company về chủ đề chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Việt Nam - Jordan thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm Halal, tạo đột phá hợp tác song phương

Việt Nam - Jordan thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm Halal, tạo đột phá hợp tác song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Hoàng Thái tử Jordan nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, tạo đột phá thương mại song phương, trong đó có các sản phẩm Halal.
Đề xuất 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng

Đề xuất 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố.
Hoàn thiện chính sách để gỡ vướng cho các dự án đầu tư

Hoàn thiện chính sách để gỡ vướng cho các dự án đầu tư

Sáng 30/10, Quốc hội nghe và thảo luận tại tổ về tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án sửa đổi bổ sung một số điều của 4 luật: Quy hoạch, Đầu tư, Đấu thầu và PPP.
Xem xét đàm phán các hiệp định, nâng cấp quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập

Xem xét đàm phán các hiệp định, nâng cấp quan hệ thương mại Việt Nam - Ai Cập

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ai Cập nhất trí xem xét đàm phán các hiệp định, hướng đến nâng quan hệ hai nước lên những tầm cao mới.
Việt Nam - Saudi Arabia đặt mục tiêu nâng thương mại song phương lên trên 10 tỷ USD vào 2030

Việt Nam - Saudi Arabia đặt mục tiêu nâng thương mại song phương lên trên 10 tỷ USD vào 2030

Ngày 29/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Dấu mốc lịch sử mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Việc ký Hiệp định CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại thị trường Trung Đông.
Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới của Saudi Arabia muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới của Saudi Arabia muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Khẳng định Việt Nam là thị trường tiềm năng của khu vực, do đó Tập đoàn Dầu khí Saudi Arabia muốn đầu tư vào lọc hóa dầu, phân phối xăng dầu tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động