Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia
Ngày 22 tháng 3 năm 2018 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bám sát vào quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 23: “Chính sách công nghiệp quốc gia là một bộ phận hữu cơ của chiến lược, chính sách phát triển đất nước, gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chính sách thương mại quốc gia, tài chính - tiền tệ, khoa học, công nghệ, đào tạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngành Công Thương tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2008-2009 đã tác động rất mạnh tới nền kinh tế nước ta, nhất là xuất khẩu, du lịch và việc làm, gây khó khăn đối với việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân...; bên cạnh đó, thời điểm năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế gới (WTO), nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập (năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh nền kinh tế yếu, các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quản lý, sản xuất, kinh doanh nên các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tạo ra chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường).
Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định: “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta”. Trong 20 năm đầu, công nghiệp hóa nước ta diễn ra trong điều kiện có chiến tranh.
Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 114-KL/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”
Công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, liên quan đến đời sống của toàn thể Nhân dân, để phát huy và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan hành chính nhà nước.
Và giải pháp để xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Từ xưa tới nay, sự hưng thịnh hay suy vong của bất kỳ quốc gia - dân tộc hay chế độ nào đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ - những người có vai trò rường cột trong tham mưu hoạch định chính sách, trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Ðảng - Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ đối với sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ‘‘Cán bộ là cái gốc của mọi công việc“, ‘‘Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém‘‘.
Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước
Thực tiễn đất nước những năm 1980 đặt Đảng ta trước những thách thức to lớn, đòi hỏi, phải đổi mới phương pháp lãnh đạo, trước hết là đổi mới tư duy. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình của đất nước, những sai lầm, khuyết điểm, nhận thức rõ hơn quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới và Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, trong đó xác định phương hướng là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Chung tay, phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thương mại cho xứng tầm Trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước
Chiều 13/8, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội chủ trì làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương về kết quả phối hợp công tác giữa Bộ Công Thương và UBND Thành phố; các cơ chế, chính sách và vấn đề lớn trong lĩnh vực Công nghiệp và Thương mại của thành phố Hà Nội; các vấn đề khó khăn, vướng mắc và đề xuất nội dung cần thúc đẩy triển khai trong năm 2020 cũng như những năm tiếp theo.
Giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề bảo vệ người tiêu dùng với Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng được ban hành năm 1999 (Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010) được ban hành năm 2010.
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW năm 2010 của Ban Bí thư
Ngay khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã xác định xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trường xã hội lành mạnh.
“Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 54 trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế Ban Bí thư ban hành Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09/05/2011 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW.
Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam
Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5/11/2016, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Về “thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” xác định kim chỉ nam cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”.
Bộ Công Thương tích cực tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu nhằm khắc phục tác động của đại dịch Covid
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...
Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng
Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Đảng ủy Bộ Công Thương lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai Chỉ thị đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gắn với tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng; Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và các quy định khác của Trung ương nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và tăng cường kỷ luật, xiết chặt kỷ cương hành chính.
Đoàn thanh niên Bộ Công Thương kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2020), ngày 19/6/2020, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công Thương đã tổ chức chương trình kỷ niệm, thăm Khu di tích Hỏa Lò và giao lưu với nhân chứng lịch sử.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Thống nhất từ chủ trương đến hành động
Với nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về năng lượng, Bộ Công Thương đã tích cực tham mưu và chỉ đạo thực hiện những cơ chế chính sách đảm bảo an ninh năng lượng; phát triển đồng bộ và hợp lý, đa dạng các loại hình năng lượng theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I nhiệm kỳ 2020-2025
Trong hai ngày 11-12/06, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Xây lắp Điện I (PCC1) nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng chí Trịnh Huy Thành, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Hà Nội tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Bộ Công Thương tăng cường phòng, chống thông tin xấu, độc trên không gian mạng
Thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn hóa dân tộc. Do vậy, cần vạch trần những thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng, qua đó, đề xuất các biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh, góp phần vào cuộc đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Tổ chức thành công Đại hội các tổ chức đảng trực thuộc là tiền đề quyết định thành công của Đại hội đại biểu đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025
Đảng ủy Bộ Công Thương xác định năm 2020 là năm diễn ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, với mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhất là lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công đại hội đảng các cấp trong Đảng bộ và Đại hội Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương
Công đoàn Bộ Công Thương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Công đoàn Bộ Công Thương xác định việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ chính trị, nội dung trọng tâm trong rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đoàn viên và người lao động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Đảng uỷ Bộ Công Thương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Công Thương không chỉ làm tốt nhiệm vụ, công tác chuyên môn được giao mà còn có nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ nền tư tưởng của Đảng thông qua nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, trong đó có những hoạt động thiện nguyện cộng đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai các hoạt động hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ V - năm 2020
Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành kế hoạch tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ V - năm 2020.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ trước thềm Đại hội Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025
Đại hội đảng các cấp trực thuộc tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định bản lĩnh chính trị của các tổ chức đảng, đảng viên và góp phần xây dựng các tổ chức cơ sở đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Ban cán sự đảng, Đảng ủy Bộ và các cấp ủy đảng trực thuộc xác định bảo vệ chính trị nội bộ là nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và mọi cán bộ, đảng viên. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có liên quan trực tiếp đến công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng, làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội Đảng các cấp.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương
Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế
Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi.