Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đại biểu Quốc hội nói gì về câu chuyện tiết giảm điện và giá điện?

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương đã bình luận về câu chuyện tiết giảm điện và giá điện.
Tăng giá điện 3%: Đã cân nhắc các mặt tác động đối với tất cả khách hàng Tăng giá điện 3% và 6 bậc, EVN nói gì? Bài 1: Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nguy cơ thiếu điện hiện hữu

Cần xem xét rõ nguyên nhân

Chia sẻ về câu chuyện dư luận quan tâm về ngành điện những ngày gần đây, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, chúng ta đang bước vào một mùa hè rất “nóng nực”. Mùa hè năm nay điện năng tiêu thụ tăng cao dẫn đến nguồn cung điện bị thiếu hụt. Thêm vào đó, câu chuyện báo lỗ của EVN cũng làm nóng dư luận.

“Những điều đó đã đặc biệt thu hút sự chú ý quan tâm của người dân, doanh nghiệp và cử tri cả nước. Tuy nhiên, câu chuyện thiếu điện nghiêm trọng trong mùa hè này không phải là chuyện mới” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.

Đại biểu Quốc hội nói gì về câu chuyện thiếu điện, tăng giá điện?
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương

Bởi nhiều năm qua chúng ta đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và chủ yếu thiếu điện tại khu vực miền Bắc. Nguyên nhân thiếu điện EVN đã giải thích rất rõ. Đó là, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng cao trong mùa hè và càng ngày nhu cầu càng tăng.

Cùng với sự phát triển của cuộc sống, các thiết bị điện xuất hiện ngày càng nhiều. Từ đó dẫn đến thiếu điện trầm trọng. “Nhu cầu sử dụng điện lớn, nhưng nguồn cung cấp điện lại phụ thuộc vào thời tiết, bởi các nhà máy thuỷ điện có vận hành được hết công suất còn phụ thuộc vào mực nước trong hồ chứa thuỷ điện” - đại biểu đoàn Hải Dương phân tích.

Mặt khác, mực nước trong hồ lại phụ thuộc vào việc trời có mưa ở thượng nguồn hay không, thậm chí các con sông lớn của chúng ta đều bắt nguồn từ nước ngoài. Chỉ cần một “động thái” ngăn dòng chảy ở thượng nguồn cũng ảnh hưởng đến việc nước chảy về hạ nguồn.

Bên cạnh thuỷ điện chúng ta còn có nhiệt điện. Thời gian qua, nguồn cung cho nhiệt điện cũng bị phụ thuộc. Theo báo cáo của EVN, nguồn cung than trong nước cung cấp cho nhiệt điện mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 40%, còn lại phải nhập khẩu, như than, xăng dầu.

Hơn nữa vừa qua, thế giới có nhiều biến động đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho năng lượng bị khủng khoảng. Từ đó làm cho nguồn cung với các nhà máy nhiệt điện bị gián đoạn.

“Đặc biệt, thời gian qua người dân rất bức xúc trước tình trạng cắt điện luân phiên. Tôi có nhận được phản ánh của cử tri về tình trạng EVN cắt điện rất “đột ngột” không báo trước. Tuy nhiên, có những trường hợp mất điện đột ngột là do sự cố mà chính bản thân EVN cũng không thể biết được khi nào diễn ra “sự cố”, bởi hạ tầng đường điện vẫn còn hạn chế” - bà Nga nêu.

Cũng theo đại biểu, với mức độ tiêu thụ bình thường thì đáp ứng được, nếu trong thời gian ngắn mà lượng điện tiêu thụ cao đột biến thì có những đường dây không đáp ứng được từ đó dẫn tới sự cố. Nếu muốn khắc phục thì phải có giải pháp đồng bộ. Trong đó, giải pháp được nhiều người nhắc đến như bên cạnh thuỷ điện, nhiệt điện thì cần hướng đến năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời.

“Điện là mặt hàng “đặc biệt”, không thể cất giữ hay “để dành”

Trước băn khoăn tại sao điện gió, điện mặt trời của Việt Nam hiện nay đã phát triển rất mạnh, đặc biệt tại miền Trung và miền Nam - nơi có số giờ nắng trong năm lớn, thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo, nhưng EVN không mua điện năng lượng tái tạo mà phải đi nhập khẩu điện từ nước ngoài, bà Nga cho rằng, việc chúng ta thiếu điện đặc biệt trong mùa hè thì chủ yếu ở khu vực miền Bắc, nhưng các dự án năng lượng tái tạo chủ yếu lại ở miền Trung và miền Nam.

“Việc truyền tải điện từ miền Trung và miền Nam ra miền Bắc, cũng cần phải có hạ tầng tốt, đầu tư đồng bộ thì mới thuận tiện trong khâu truyền tải điện từ nơi dồi dào về điện đến nơi còn thiếu. Trong khi điện là mặt hàng “đặc biệt” vì không thể cất giữ hay “để dành” - đại biểu nhấn mạnh.

EVN cũng đã rất tích cực mua lại năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo tôi được biết thời gian qua Chính phủ định giá mua lại điện gió, điện mặt trời thì đã hết thời gian thực hiện. Trong giai đoạn mới này, Chính phủ chưa phê xác định giá để mua cho nên EVN trong một khoảng thời gian dài chưa biết xác định giá nào để mua điện.

Đại biểu Quốc hội nói gì về câu chuyện thiếu điện, tăng giá điện?
Các nhà máy thuỷ điện có vận hành được hết công suất còn phụ thuộc vào mực nước trong hồ chứa thuỷ điện

Sau khi đã xác định được giá EVN đã tiến hành các thủ tục cần thiết để mua. Nhưng không phải tất cả các dự án năng lượng tái tạo đều có thể được mua lại bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân kỹ thuật chưa tương thích, chưa đồng bộ, chưa đủ thủ tục theo quy định của pháp luật nên chưa phát lên được hệ thống chung.

“Cũng có những dự án đã phát điện, có điện thành phẩm nhưng lại chưa được cấp phép hoạt động, do đó EVN không được phép mua tại các dự án này. Vì mua sẽ được hiểu là sự ‘tiếp tay” cho các dự án không được cấp phép hoạt động - bà Nga lý giải.

Theo đại biểu đoàn Hải Dương, về việc mua điện của nước ngoài, tổng số điện mua của nước ngoài chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 3% trong toàn bộ lượng tiêu thụ điện năng của chúng ta. Việc mua điện của nước ngoài là theo nghị định, văn bản ghi nhớ giữa chính phủ hai nước. Chúng ta mua không hẳn vì thiếu điện mà vì mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Giá bán điện trần của EVN do nhà nước xác định

Bình luận về câu chuyện tăng giá điện của EVN, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết, EVN là một đơn vị kinh doanh, mà đã kinh doanh thì phải hoạt động như doanh nghiệp. Có nghĩa, họ có sản phẩm để bán thì phải tính toán đến toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm và xác định giá sản phẩm và bán theo cơ chế thị trường.

Khi nguyên liệu đầu vào tăng cao, như than, xăng, dầu, nhất là vừa qua chúng ta đã chứng kiến giá nguyên liệu “phi mã”. Như vậy, theo thông thường sản phẩm đầu ra cũng sẽ tăng theo vì giá đầu vào tăng.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua giá bán điện trần của EVN lại do nhà nước xác định và quy định giá bán để đảm bảo an sinh xã hội và cuộc sống của người dân. “Việc này dẫn đến tình trạng, nguyên liệu đầu vào tăng EVN muốn tăng giá điện cũng không được tăng vì nhà nước không cho tăng. Đây là nguyên nhân khiến EVN bán lỗ” - bà Nga phân tích.

Theo bà Nga, con số lỗ 26.000 tỷ đồng của EVN đã được công ty kiểm toán độc lập làm việc và đã có kết quả công bố vào ngày 1/3/2023. Toàn bộ thu - chi tài chính của EVN cũng như các số liệu kinh doanh là hết sức minh bạch bởi một công ty kiểm toán độc lập.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi vì sao EVN lại lỗ là do nhà nước muốn có một sự ổn định nhất định, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19, EVN không được tăng giá bán.

Do nguyên liệu đầu vào liên tục nhanh, nhưng đầu ra vẫn phải “giữ giá”, thậm chí trong một thời gian dài EVN mua lại năng lượng tái tạo với giá xấp xỉ khoảng 2.000 đồng/kwh nhưng lại bán ra với giá điện sinh hoạt hiện nay khoảng hơn 1.900 đồng/kwh.

Hiện nay, EVN mua của các nhà máy phát điện cũng vào khoảng trên 2.000 đồng/kwh, bán ra cho người dân khoảng 1.880 đồng/kwh. Như vậy, cứ mỗi một số điện EVN bán ra thì bị lỗ hơn 100 đồng. “Do đó, nếu EVN càng bán nhiều điện nhưng không được tăng giá thì lỗ càng tăng. Vì việc này nên EVN đã đề xuất tăng giá điện và việc tăng giá điện vừa qua đã được Chính phủ duyệt, Bộ Tài chính cho phép” - bà Nga nói.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành điện hiện nay, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Chính phủ nghiên cứu hình thức coi điện cũng là một mặt hàng nhà nước bình ổn giá, có hình thức bù lỗ cho EVN nếu như không tăng giá điện để ổn định cuộc sống của người dân. Đồng thời, đề nghị EVN cần rà soát lại quản trị doanh nghiệp, cải tiến các khâu để thực hiện tốt nhất việc kinh doanh của mình. Ví dụ, cải tiến khoa học công nghệ để giảm thiếu tối đa thất thoát điện năng.

Bên cạnh đó, EVN và Bộ Công Thương cần tham mưu cho Chính phủ những giải pháp làm sao vừa để cho doanh nghiệp không chịu quá thiệt thòi, vừa đảm bảo được cuộc sống của người dân sau thời gian đại dịch Covid-19. Ngoài ra, nên có cuộc tổng kiểm tra, rà soát các dự án năng lượng tái tạo, đánh giá kỹ về quy hoạch, khả năng cung ứng điện, về giá cả, về những thuận lợi, khó khăn khi hoà lưới điện quốc gia... để có những giải pháp tối ưu nhất trong phát triển năng lượng tái tạo.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguy cơ thiếu điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định đáng chú ý, phản ánh nỗ lực của cơ quan xây dựng luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Trong gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với không ít khó khăn, và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.
Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Công ty Điện lực Sóc Trăng vừa hoàn tất và đưa vào vận hành công trình phân pha đường dây 110kV 2 mạch Sóc Trăng 2 – Sóc Trăng.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra những chính sách giá điện mới nhằm thúc đẩy phát triển nguồn điện bền vững, tăng cường an ninh năng lượng,...
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các cơ chế và chính sách cụ thể, góp phần thúc đẩy điện gió ngoài khơi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia vừa đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt trước tiến độ 4 ngày.
EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Đến 15h ngày 27/10, EVNCPC đã khôi phục được 140 sự cố lưới điện, cấp điện lại cho 502.613 khách hàng, chiếm 71,9% khách hàng bị mất điện do bão số 6.
Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Việc đầu tư các công trình điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại TP. Phú Quốc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã bổ sung những điều khoản quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của ngành điện khí.
Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Đến 11h10 ngày 27/10, 100% lưới điện 110V bị ảnh hưởng bởi bão số 6 đã được khôi phục. Đã khôi khục 72/186 sự cố mất điện khắp miền Trung – Tây Nguyên.
Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cần nhiều động lực mới mà trong đó Luật Điện lực (sửa đổi) nếu được thông qua trong 1 kỳ họp sẽ là một thành công lớn.
Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia vừa hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây lên 2.300MVA, tăng cường cung cấp điện cho tỉnh Đồng Nai.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các chính sách mới để tạo điều kiện phát triển bền vững cho các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng Giám đốc EVNCPC chủ trì cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi) đang tiến sát các địa phương ven biển miền Trung.
Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Điện lực được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch, phát triển hệ thống điện quốc gia.
Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đưa đến các giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định cho các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo...
EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

Đề án cơ cấu lại EVN đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng/năm.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh có buổi làm việc với Công ty Điện lực Kon Tum về sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Công ty Điện lực Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện và đưa vào vận hành dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Bộ Công Thương đã quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Hoàng Hải.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động