Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Di cư và những tác động đến nền kinh tế - xã hội

Hiện tượng di cư mang lại cả những tác động tích cực và tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Đó là thông tin đưa ra tại hội thảo “Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (AUS4REFORM) tổ chức sáng ngày 23/4, tại Hà Nội.

Tác động tích cực và tiêu cực

Theo TS Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng CIEM, báo cáo nghiên cứu tập trung vào 5 nội dung chính, bao gồm: Tổng quan các vấn đề về giới trong di cư trong nước với tái cơ cấu nền kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về di cư trong nước dưới góc độ giới; khái quát về di cư trong nước trong quá trình tái cơ cấu ở Việt Nam thời gian qua; vấn đề lao động, thu nhập và các vấn đề xã hội của lao động nhập cư trong nước trong tái cơ cấu kinh tế dưới góc độ giới ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp lồng ghép yếu tố giới trong tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo quyền của phụ nữ di cư.

Di cư và những tác động đến nền kinh tế-xã hội

Phát biểu tại hội thảo, TS Hồ Công Hòa - Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM) - cho biết: Dự án tiến hành khảo sát nghiên cứu tại 2 địa phương là Nghệ An và Bắc Ninh, trong đó Nghệ An là điển hình cho nơi đi, nơi xuất khẩu lao động và Bắc Ninh là điển hình trong nơi đến, nơi nhập khẩu lao động.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, di cư tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực cho cả nơi đến và nơi đi. Trong đó, tác động tích cực đối với nơi đi là giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất nghiệp xóa đói giảm nghèo, đóng góp phát triển quê hương. Cùng với đó, tạo nguồn lao động có chất lượng khi họ trở về, bởi người di cư đi làm việc ở nơi khác sẽ học được các kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là kỹ năng mềm trong mọi lĩnh vực. Đối với nơi đến, hiện tượng di cư sẽ bù đắp được sự thiết hụt lao động có kỹ năng cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển dịch vụ bởi lao động nhập cư chi tiêu tại nơi đến kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ khác.

Về tác động tiêu cực, đối với nơi đi sẽ làm thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các hệ lụy xã hội. Đối với nơi đến, tình trạng di cư sẽ tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng: Điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và tài nguyên môi trường. Gánh nặng an sinh xã hội và phá vỡ các quy hoạch của địa phương.

Đặc biệt, báo cáo chỉ rõ, nguồn lao động di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, như gia đình thiếu vắng người mẹ, người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý trẻ em, làm tăng nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em. Cùng với đó, việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốm đau, khiến người già trở nên cô đơn - ông Hồ Công Hòa thông tin thêm.

Hàm ý chính sách

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc “nữ hóa” di cư nảy sinh nhiều vấn đề xã hội kèm theo, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Vấn đề nhà ở cho người di cư không chỉ đơn thuần là chỗ ăn, chỗ ngủ, mà đó còn là vấn đề tiếp cận các dịch vụ công, vấn đề an ninh, an toàn và đảm bảo vệ sinh. Trong khi đó, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nhà ở và đáp ứng các điều kiện nêu trên cho người lao động do phải huy động nguồn lực đầu tư cho nhà máy, xí nghiệp. Việc huy động nguồn vốn lớn gặp khó khăn, cùng với việc thiếu quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, khiến các doanh nghiệp, hoặc để công nhân thuê nhà trọ ở ngoài, hoặc chỉ xây dựng một phần nhà ở cho công nhân và tổ chức đưa đón hàng ngày. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách nhà ở công nhân hiện vẫn chưa hoàn thiện, và đang trở thành rào cản, cản trở việc doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ xây nhà cho công nhân.

Từ những yêu cầu trên, các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần lồng ghép yếu tố giới nói chung, giới trong lao động trong di cư nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Trong đó, đối với các địa phương tiếp nhận nhiều lao động di cư, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít lao động, đồng thời đẩy mạnh các phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho người lao động di cư. Đặc biệt, cần có các kế hoạch phân bổ nguồn thu có được nhờ phân bổ lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho người di cư để đảm bảo tính bền vững của phát triển. Cùng với đó, cần lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình đảm bảo tính bền vững của phát triển. Lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm của các địa phương.

Đối với các địa phương có nhiều người xuất cư, nghiên cứu khuyến nghị cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, trước mắt cần chú trọng tạo lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mềm, bao gồm các cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện hướng tới bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người già, người cô đơn và xây dựng tốt hành trang cho người di cư để không ai bị bỏ lại phía sau.

Tuy nhiên, về lâu dài, TS Hồ Công Hòa cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, năng suất lao động cao để cải thiện điều kiện kinh tế của địa phương, theo đó cải thiện tỷ lệ xuất siêu lao động của địa phương. Vì vậy, đi đôi với phát triển hạ tầng mềm, địa phương cũng cần có các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cứng, phục vụ việc thu hút nhà đầu tư, giúp giảm thiểu tình trạng di cư tìm kiếm việc làm.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Chiều 6/9, Cảng HKQT Nội Bài đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc gia cố chốt chặt để cố định các tàu bay nhằm đảm bảo an toàn.
Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Ông Nguyễn Minh Vũ được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered lần đầu bổ nhiệm CEO người Việt Nam.
Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Chính phủ Australia sẽ cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia tại cùng một thời điểm.
Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Ngày 5/9, ông Nguyễn Minh Tâm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Lào; ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup luôn nỗ lực xây dựng tương lai tươi sáng và bền vững hơn dựa trên ba trụ cột chính: Hành tinh, Con người & Sự thịnh vượng, và Nguyên tắc Quản trị.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ cho biết nếu đủ điều kiện, Phó Trưởng phòng Marketing tại một số doanh nghiệp sẽ được bổ nhiệm viên chức quản lý mà không phải thực hiện sát hạch.
Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

8 tháng qua, thị trường lao động tại các địa phương ghi nhận nhiều chuyển biến, tuy nhiên để tiệm cận với khu vực và thế giới còn khoảng cách không nhỏ.
Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ đã có thông tin hướng dẫn xếp bậc lương viên chức trong trường hợp từng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Ngày hội tuyển dụng - Vietjet Sky Career Day diễn ra ngày 7/9 tại Vietjet Plaza - 60A Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP.HCM
Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Mới đây, Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới từ Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH.
Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Nghị định số 83/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9 quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị.
Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Trong 2 ngày 28-29/8, Quốc hội và nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Yên Bái, Đồng Tháp đã thực hiện bổ nhiệm, điều động các nhân sự chủ chốt.
Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Dù tới hơn 80% học viên tốt nghiệp có việc làm, song trong bối cảnh mới yêu cầu đào tạo nghề cần có sự chuyển đổi, phù hợp thực tiễn.
Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Bộ Nội vụ nêu các chức danh lãnh đạo có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Theo Bộ Luật Lao động, một số cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể nghỉ hưu ở tuổi cao nhưng phải bảo đảm không vượt quá 65 tuổi.
Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.
Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ nói gì về việc bầu lãnh đạo địa phương?

Bộ Nội vụ thông tin, việc bầu Phó Chủ tịch UBND cấp huyện dựa theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Phó Chủ tịch UBND không nhất thiết là đại biểu HĐND.
Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thị trường lao động dần ổn định nhưng chưa hết khó

Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam nửa đầu năm nay đạt 8,4 triệu đồng/tháng, tăng 567.000 đồng/tháng, phản ánh tín hiệu tích cực của thị trường lao động.
Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Tỷ lệ số lượng nhân sự ở mỗi hạng chức danh nghề ra sao?

Bộ Nội vụ hướng dẫn cách xử lý trường hợp tỷ lệ số lượng nhân sự có chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương chưa đủ 10% tại đơn vị sự nghiệp nhóm 3.
Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Nghỉ lễ 2/9 chính thức bắt đầu từ ngày 31/8

Theo lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ lễ 2/9 năm 2024 từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9 Dương lịch.
Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Cần thêm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động yếu thế

Giải quyết việc làm cho nhóm người lao động yếu thế là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của các quốc gia.
Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Sức hút nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn rất lớn

Dự kiến, tháng 8/2024, nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 4% so với tháng trước và tiếp tục tăng cao thời gian tới.
Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có về đích sớm?

Nhiều nước mong muốn tăng chỉ tiêu tiếp nhận lao động của Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam hướng tới những thị trường lao động thu nhập cao và bền vững.
Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tin về nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Thông tư số 62/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở theo chính sách mới.
Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Bộ Nội vụ đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa về giải quyết lượng cán bộ dôi dư

Tại phiên chất vấn chiều 21/8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đánh giá cao việc giải quyết vấn đề cán bộ dôi dư khi sáp nhập xã, huyện của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động