CôngThương - Theo thông tin từ Cơ quanđại diện Thương mại hỗ trợ việc phát triển thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Pháp ( Ubifrance), các doanh nghiệp tham gia đợt tìm hiểu thị trường này đều là những tập đoàn, công ty lớn của Pháp trong ngành điện như Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), tập đoàn ALSTOM, DASSAULT SYSTEMES, ARTELIA, BONNA INDONESIA, CHARIGNON FAYAT, BEEL GROUP và COFELY GDF SUEZ.
Trước khi tới Việt Nam, đoàn sẽ có 2 ngày làm việc tại Kuala Lumpur (25-26/6/2012) đểhiểu rõ hơn định hướng của Malaysia đối với ngành điện thông qua các cuộc họp với các nhà cung cấp năng lượng địa phương (TenagaNasionalBerhad, Sarawak EnergyBerhad và Independent Power Producers,…) và tham quan Hội trợ triển lãm vùng Tenaga với khoảng 250 gian hàng triển lãm.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ gặp gỡ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN), Tổng cục Năng lượng-Bộ Công Thương và Viện Năng lượng. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp này sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình tới các đối tác Việt Nam thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp.
Theo những nghiên cứu gần đây, Malaysia hiện mới đang sử dụng hết 58% công suất điện. Do đó Malaysia không có nguy cơ thiếu hụt điện ít nhất cho đến năm 2016. Tuy nhiên, để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững (khoảng 5%/năm) và đáp ứng được nhu cầu gia tăng về tiêu dùng điện (từ 5 đến 8% trong những năm gần đây), Chính phủ nước này đã đặt sản xuất điện là mục tiêu hàng đầu trong Chương trình chuyển đổi nền kinh tế (ETP) và Kế hoạch lần thứ 10 (2011-2015).
Tại Việt Nam, từ nay đến năm 2015, do kinh tế không ngừng phát triển nên nhu cầu tiêu thụ điện tăng rất cao với mức tăng bình quân dự kiến từ 17-20% mỗi năm. Do vậy, theo Tổng sơ đồ điện VII, Việt Nam cần phải tăng công suất lắp đặt khoảng 75 GW vào năm 2020 và 146,8 GW vào năm 2030. Ngành công nghiệp Điện tại Việt Nam chi phối chủ yếu bởi thủy điện (40% công suất lắp đặt), bên cạnh đó than đá, dầu khí và khí gaz cũng được khai thác.