Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đưa nông dân Sơn La đến gần hơn với thương mại điện tử

Hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La) vừa được tập huấn về kỹ năng bán hàng trên thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã Sơn La phát triển thương mại điện tử Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ hợp tác xã Sơn La livestream bán hàng trên Tiktok Sơn La: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản mùa vụ 2023 qua sàn thương mại điện tử

Ngày 24/5, tại Hội trường Trung tâm hội nghị huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Sơn La và UBND huyện Yên Châu tổ chức Hội nghị tập huấn Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh cho hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh, đoàn viên thanh niên… trên địa bàn huyện Yên Châu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu cho biết, Yên Châu là một trong các huyện có diện tích và sản lượng cây ăn quả lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó nhiều loại quả có sản lượng lớn như: mận, xoài, nhãn, chuối…

Theo ông Phong, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm nông sản huyện Yên Châu nói riêng, của tỉnh Sơn La nói chúng đã được xây dựng và khẳng định trong những năm qua; đồng thời được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao. Bên cạnh đó, Yên Châu có một số sản phẩm hoa quả sấy, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… “Đây sẽ là cơ sở và lợi thế để Yên Châu có thể phát triển thương mại điện tử” - ông Phong nhấn mạnh.

Đưa nông dân Sơn La đến gần hơn với thương mại điện tử
Hội nghị tập huấn Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh,… trên địa bàn huyện Yên Châu, Sơn La

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, việc phát triển thương mại điện tử trên địa bàn huyện nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung còn hạn chế và đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do. Như thói quen và niềm tin mua - bán hàng trên mạng, cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến; các doanh nghiệp, HTX hộ sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhận thức được hết về lợi ích, tầm quan trọng và xu hướng phát triển tất yếu của thương mại điện tử, do đó, các đơn vị chưa dành thời gian để nghiên cứu tiếp cận, cũng như nguồn lực để đầu tư ứng dụng thương mại điện vào hoạt động sản xuất, kinh doanh… “Đây là thách thức lớn khiến thương mại điện tử của Yên Châu cũng như của tỉnh Sơn La vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng” - ông Phong khẳng định.

Lãnh đạo huyện Yên Châu cho rằng, Hội nghị tập huấn Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn nâng cao kỹ năng, nắm được quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên kênh thương mại điện tử, mạng xã hội và nền tảng số để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh được tốt hơn.

Đưa nông dân Sơn La đến gần hơn với thương mại điện tử
Hướng dẫn kết nối giao thương và xúc tiến thương mại vứi ứng dựng giải pháp thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đáng chú ý, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử. Minh chứng là những năm gần dây, thương mại điện tử Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, trong đó, đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt.

Tại Hội nghị, các học viên đã được các chuyên gia đến từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và một số doanh nghiệp giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử Việt Nam và thương mại điện tử tỉnh Sơn La; chuyển đổi số và sự cần thiết của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời đại công nghệ số; giải pháp kinh doanh hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và một số phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường trực tuyến.

Đưa nông dân Sơn La đến gần hơn với thương mại điện tử
Hướng dẫn sáng tạo nội dung đa kênh, cách thức triển khai nội đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng

Đặc biệt, các học viên đã hướng dẫn những nội dung quan trọng để bán hàng trực tuyến hiệu quả như: Sáng tạo nội dung đa kênh; cách thức triển khai nội đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng; công thức viết nội dung và 101 cách giật tít tiêu đề cho bài viết; giới thiệu ứng dụng AI để làm nội dung; cách thiết kế tờ rơi, banner, card visit chuyên nghiệp...

Phiên thảo luận tại Hội nghị diễn ra sôi nổi, các học viên trao đổi thẳng thắn, cởi mở những vấn đề vướng mắc và được các chuyên gia hướng dẫn chi tiết, cụ thể, gắn với tình hình thực tế tại Yên Châu. Nhờ đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh,… đã từng bước nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, tìm ra những cách thức phù hợp để quảng bá, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm nông sản Yên Châu trên các sàn thương mại điện tử ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.
Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.
Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Trong bối cảnh thị trường đầu ra còn nhiều khó khăn, sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong công tác xúc tiến, dự báo thị trường là hết sức quan trọng.
Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong bối cảnh đầu ra nông sản, đặc sản địa phương còn nhiều khó khăn, cùng với yếu tố liên kết, công tác xúc tiến thương mại là yếu tố sống còn.
Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Đẩy mạnh liên kết, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản là 'chìa khóa' giúp nông sản Lào Cai nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Nhiều loạt nông sản, đặc sản của Điện Biên đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, mang lại doanh thu đáng kể cho các hợp tác xã và bà con nông dân.
Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Kết hợp kênh bán hàng truyền thống và kênh thương mại điện tử trong khâu tiêu thụ nông sản, đặc sản, các HTX cho thấy sự nhạy bén trong công tác thị trường.
Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bằng việc triển khai đa dạng kênh xúc tiến thương mại, sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bắc Kạn đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Hội chợ triển lãm thương mại và nông sản an toàn huyện Mộc Châu năm 2024 đã khai mạc với hàng trăm gian hàng nông sản đặc trưng.
Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Nhờ chuyển đổi số, chè Shan tuyết của Tuyên Quang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong, ngoài nước biết đến.
Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phiên chợ vùng cao biên giới Yên Châu năm 2024 dự kiến có 20 - 30 gian hàng với các sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến của các xã huyện Yên Châu và Lào.
Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Cây chè trên đất Thanh Ba được ví như là "vàng xanh" và là cây trồng mũi nhọn, làm giàu… song, để phát huy giá trị cho loài cây chủ lực này vẫn là câu hỏi khó.
Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Hương Vân Trà – một hợp tác xã (HTX) chè ở Thái Nguyên đã đẩy mạnh liên kết với người nông dân nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè.
Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Để sầu riêng đi những bước xa hơn, bền vững hơn, bên cạnh câu chuyện chất lượng, cần có những chính sách hỗ trợ cho liên kết chuỗi.
Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Hiện cả nước đang có trên 4.000 hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số HTX.
Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh, diện tích trồng loại nông sản này tăng ồ ạt. Tuy nhiên, sầu riêng đang đối diện với bài toán đầu ra và chất lượng.
Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Sầu riêng không chỉ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn là sản phẩm mang đậm thương hiệu của miền đất này.
Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách gần xa, quảng bá sản phẩm.
Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Thời gian qua, bên cạnh chú trọng chất lượng sản phẩm thì công tác quảng bá cũng đang được Hà Giang quan tâm để đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng.
Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Ngành Công Thương Đắk Nông đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thế mạnh, đẩy mạnh thương mại địa phương phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động