Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 21:25

Hàng Việt Nam: "Đem chuông đi đánh xứ người" - Kỳ 3: Doanh nghiệp kỳ vọng được “tiếp sức”

Xuất khẩu hàng Việt đã khó, xuất khẩu hàng Việt bằng thương hiệu Việt Nam trực tiếp đến các kênh phân phối nước ngoài lại càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, được coi là động lực giúp doanh nghiệp làm tốt hơn bài toán đưa hàng Việt vào kênh phân phối nước ngoài trong giai đoạn tới.    

Hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số thành công trong hoạt động đưa hàng Việt ra nước ngoài, song theo đại diện nhiều kênh phân phối, doanh nghiệp (DN) sản xuất Việt cần phải chú ý nhiều hơn đến những điểm còn chưa tốt, khiến sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém hơn so với các sản phẩm của nước bạn, đặc biệt là thiết kế bao bì và tính đồng nhất của chất lượng sản phẩm. Bởi thiết kế hàng Việt chưa thực sự bắt mắt, chưa thu hút được người tiêu dùng. Đồng thời, DN phải đặc biệt chú ý đến sự đồng đều của chất lượng sản phẩm bởi bên cạnh nhiều lô hàng có chất lượng rất tốt, được mang đến chào hàng ở lần đầu tiên thì rất nhiều lô hàng sau chất lượng chưa tương xứng.

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội vào chuỗi phân phối của AEON

Đơn cử, bằng rất nhiều nỗ lực, một số loại nông sản Việt Nam như vải, nhãn, thanh long… đã được thị trường Australia chấp nhận và được cộng đồng DN bán lẻ Australia hỗ trợ đưa vào hệ thống phân phối của họ, quảng bá nhằm dần dần đưa nông sản Việt Nam làm quen với người tiêu dùng nước sở tại. Tuy nhiên tại lần đầu tiên đưa vải sang thị trường Australia vào năm 2017, một lượng lớn vải đã bị giữ lại không cho thông quan vì nhiều quả hỏng, thối, chưa cắt sát cuống, còn sâu non ở đầu… Năm nay, lô nhãn đầu tiên được nhập khẩu vào Australia vào ngày 7/9 cũng đã bị Cơ quan Kiểm dịch Australia tại Melbourne dừng thông quan, do lỗi doanh nghiệp đóng gói không đúng quy định. Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú ý các điều kiện nhập khẩu nhãn vào nước này, dù đã thông báo trên website của Bộ Công Thương và website của Thương vụ từ trước khi Bộ Nông nghiệp hai nước gặp và công bố mở cửa cho trái nhãn tại Hà Nội.

Kỳ vọng lớn

Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia, với những giải pháp tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển khối DN tư nhân, tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng. Đây là chủ trương chính trị của Đảng. Thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ phải nhanh chóng hiện thực hóa chủ trương này thành các cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển khối DN tư nhân, khối DN nhỏ và vừa – đối tượng chiếm số đông và giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế giai đoạn tới.

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam bày tỏ, trong giai đoạn tới, các chủ trương chính sách phải tập trung vào việc tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước về phát triển DN, đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa theo quy định của Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa mới có hiệu lực. Bên cạnh đó cần tăng cường kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng…

Theo đại diện Tập đoàn Central Group, để hoạt động đưa hàng Việt xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn, Nghị quyết này cần được hiện thực hóa thành các giải pháp cụ thể. Trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm với các nhà bán lẻ, xuất khẩu. Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam nói chung và hỗ trợ thuế, phí cho doanh nghiệp tốt hơn.

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng giám đốc Thường trực Saigon Co.op chia sẻ thêm, các chính sách hỗ trợ DN tư nhân cần được hiện thực hóa bằng các giải pháp cụ thể đối với từng nhóm DN. Cụ thể, cần tăng cường mối liên hệ giữa trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Cần có chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay chi phí thấp, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực… cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Cần có cơ chế đặc thù cho nhà phân phối thuần Việt như Saigon Co.op trong việc thực thi và áp dụng Luật Hợp tác xã mới; tạo cơ chế thông thoáng cho các hợp tác xã phát triển ở quy mô lớn hơn và hợp tác với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

“Saigon Co.op rất mong được hỗ trợ thành lập trung tâm thu mua chung với quy mô lớn có thể cung ứng cho Saigon Co.op và các nhà bán lẻ nội khác. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tổ chức kết nối cả về số lượng và chất lượng giữa các hiệp hội, liên minh trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến cung ứng, phân phối để Saigon Co.op tham gia chia sẻ, hỗ trợ, tạo cơ hội gắn kết, nâng cao chất lượng hợp tác” – ông Nguyễn Anh Đức cho hay. Đồng thời khuyến cáo, đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp, cần xây dựng kế hoạch sản xuất lâu dài, ứng dụng nhiều hơn nữa khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, cần tiến tới đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mới, độc đáo, có giá trị kinh tế cao tốt cho sức khoẻ, giá trị dinh dưỡng cao… Có như vậy mới chinh phục được thị trường nước ngoài ổn định, lâu dài.

Doanh nghiệp kỳ vọng được tiếp sức

Ở khía cạnh chính sách, ông Đỗ Văn Vẻ - đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình mong muốn, với những vướng mắc về cơ chế chính sách đã được phản ánh, DN mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục nghiên cứu đưa ra cơ chế chính sách phù hợp, trong đó có điều chỉnh những dự luật như Luật Đầu tư, Luật Đất đai… theo hướng thuận lợi cho DN.

“Đã đến lúc chúng ta áp dụng công nghệ cao, phần mềm quản lý hiện đại, có thể giao dịch qua mạng internet, như vậy sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho DN, giảm thời gian lưu kho, hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ thuận lợi hơn” - ông Vẻ đề nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Cùng với các chính sách của cơ quan quản lý, để đáp ứng yêu cầu của các kênh phân phối nước ngoài, DN cũng cần nỗ lực hơn nữa bằng cách sản xuất hàng hóa phải có chất lượng. Thứ hai, phải đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã, bao bì, màu sắc. Do mỗi thị trường có yêu cầu khác nhau nên Bộ Công Thương sẽ mở các lớp tập huấn, mời các chuyên gia để hướng dẫn cho DN Việt Nam về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Quan trọng hơn, đáp ứng được yêu cầu từng thị trường hướng tới.
Lan - Hạnh - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả