Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 24/12 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 24/12/1944, từ cǎn cứ địa Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã xuất quân. Đến 17 giờ, bằng một trận đánh táo bạo và mưu trí, đơn vị đã tiêu diệt đồn Phai Khắt.
Ngày 24/12/1972, Việt Nam ngừng đàm phán với Mỹ, ra điều kiện đàm phán là Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.
Ngày 24/12/1998 là ngày thành lập Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng.
Phát triển hệ thống phân phối LPG khoa học, hiệu quả với cơ sở hạ tầng phân phối LPG đồng bộ, đảm bảo lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm LPG trên phạm vi toàn quốc |
Ngày 24/12/1996, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 3902/1996/QĐ-BCN về việc thành lập Văn phòng đại diện của Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 24/12/1997, Quyết định 15/1997/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Da giấy (đo chân để thiết kế giầy - phương pháp đo).
Ngày 24/12/2002, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 57/2002/QĐ-BCN về việc giao Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp quản lý Xí nghiệp In 15.
Ngày 24/12/2003, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 1802/2003/QĐ-BTM về việc chuyển công ty thiết bị phụ tùng Hải Phòng thành công ty cổ phần thiết bị phụ tùng Hải Phòng; Quyết định 1803/2003/QĐ-BTM chuyển công ty hoá chất vật liệu điện Hải Phòng thành công ty cổ phần thiết bị Hải Phòng; Quyết định 1805/2003/QĐ-BTM về việc chuyển công ty tư vấn xây dựng dầu khí Petrolimex trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam thành công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex.
Cùng ngày, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 231/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh thành Công ty cổ phần Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh; Quyết định 229/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Biên Hoà thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hoà; Quyết định 228/2003/QĐ-BCN về việc thành lập Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ.
Ngày 24/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 169/2003/NĐ-CP về an toàn điện.
Ngày 24/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP.
Cùng ngày, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 6485/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025; Quyết định 6486/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy định phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến 2025.
Ngày 24/12/2012, Thông tư liên tịch số 221/2012/TTLT-BTC-BCT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.
Ngày 24/12/2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 34/2013/TT-BCT công bố lộ trình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 24/12/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 9858/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
Quyết định nêu rõ mục tiêu: Phát triển hệ thống sản xuất LPG phù hợp với năng lực sản xuất của các nhà máy lọc dầu và nhà máy xử lý khí để chủ động nguồn cung khi thị trường thế giới biến động bất thường, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; khuyến khích phát triển thị trường tiêu thụ, đồng thời thúc đẩy hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, nhập khẩu khí.
Phát triển hệ thống phân phối LPG khoa học, hiệu quả với cơ sở hạ tầng phân phối LPG đồng bộ, đảm bảo lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm LPG trên phạm vi toàn quốc, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường. Phân vùng sản xuất, cung ứng LPG theo hướng chia làm 5 khu vực: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Ngày 24/12/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 52/2020/TT-BCT quy định về số lượng và nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2021.
Ngày 24/12/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2934/QĐ-BCT về việc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
* Sự kiện quốc tế
Ngày 24/12/1798, ngày sinh của Ađam Mickiêvíc - nhà thơ lớn, nhà ái quốc của nhân dân Ba Lan.
Ngày 24/12/1982, ngày mất của Louis Aragon, là nhà vǎn, nhà thơ, nhà phê bình vǎn học Pháp. Ông sinh ngày 3/10/1897. Năm 60 tuổi, ông được nhận giải thưởng hoà bình quốc tế mang tên Lênin và năm 75 tuổi được Nhà nước Liên Xô tặng huân chương Cách mạng Tháng Mười.
Ngày 24/12/1818, ngày sinh của James Prescotl Joule - nhà vật lý lớn nhất người Anh. Năm 1853 cùng với Uyliam Thômxơn ông đã khám phá ra hiện tượng chất khi lạnh đi khi giãn nở đoạn nhiệt, còn gọi là hiệu ứng Giun-Thômxơn. Hiện tượng này được áp dụng để hoá lỏng các chất khí.
Tất cả mọi năm, lễ Giáng sinh sẽ diễn ra vào đêm ngày 24/12 đến hết ngày 25/12 theo Dương lịch. Ngày 25/12 gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng”. Noel - Lễ Giáng sinh là ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái cổ đại. Theo đức tin của những người theo tôn giáo Thiên Chúa hay Ki-tô giáo, đây được coi là một dấu mốc trang trọng, thiêng liêng. Bởi đó chính là ngày Con của Đức Chúa trời giáng thế trong hình hài một người bình thường để cứu rỗi cho nhân loại.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 24/12/1919, báo cáo của mật thám Pháp cho biết, Nguyễn Ái Quốc vẫn thường xuyên đến thư viện và đọc các tờ báo cánh tả như “L’ Humanité” (Nhân Đạo) và “Le Libertaire” (Người Tự Do).
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội đại biểu những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình, tháng 3/1955 (Ảnh tư liệu) |
Ngày 24/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thủ lĩnh các đảng phái khác cùng ký tên công nhận các thoả thuận nhằm “Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết”, “đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc Tổng tuyển cử, Quốc hội và kháng chiến” và “đôi bên đều đình chỉ hết thảy những việc công kích nhau”.
Ngày 24/12/1946, Bác viết hai lá thư “gửi các tù binh Pháp” và “gửi các kiều dân Pháp” đều toát lên tinh thần: “Tôi mong một ngày rất gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu hạnh phúc chung cho hai dân tộc”, “Tôi biết không phải là lỗi tại các bạn, song cũng như chúng tôi, các bạn là nạn nhân của bọn thực dân phản động, chúng chỉ vì quyền lợi cá nhân ích kỷ mà gây ra chiến tranh xâm lược”… “Trong khi chờ đợi, chúng tôi không hề coi các bạn là tù nhân. Các bạn hãy yên tâm ở dưới sự che chở của chúng tôi cho đến hết chiến tranh. Khi đó các bạn sẽ được tự do”…
Ngày 24/12/1949, Bác viết thư gửi nhân dân Pháp khẳng định “các bạn thiết tha mong đợi hoà bình. Chúng tôi cũng muốn hoà bình. Vậy chúng ta hãy hợp sức lại... Thực dân phản động sẽ bị thất bại. Lúc đó hai dân tộc chúng ta sẽ có thể bắt tay nhau trong hoà bình và nhất trí”.
“Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do” - đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào công giáo nhân dịp Lễ Noel năm 1947.
Đây là thời điểm diễn ra Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, thực dân Pháp tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, mở cuộc hành quân Xanh-tuya càn quét vùng tứ giác Tuyên Quang - Thái Nguyên - Phủ Lạng Thương - Việt Trì, nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh, để hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương. Nhưng chúng đã bị các lực lượng của ta, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh bại, buộc Pháp phải rơi vào bẫy “đánh lâu, thắng lâu”, kéo căng lực lượng do Việt Minh đã giăng sẵn và cuối cùng là thất bại hoàn toàn vào ngày 7/5/1954 tại Điện Biên Phủ.
Dù ở nơi chiến khu rừng núi xa xôi, đường sá cách trở, dù phải đối mặt với bao hiểm nguy của cuộc càn quét, tấn công tổng lực của thực dân Pháp, dù bận trăm công nghìn việc của Chính phủ lâm thời... nhưng trước sự kiện trong đại của đồng bào công giáo, Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian để viết thư chúc mừng và động viên. Trong thư, Bác Hồ đã nhắn nhủ đồng bào ta, dù giáo cũng như lương phải đoàn kết để kháng chiến chống lại thực dân xâm lược, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và tự do cho các tôn giáo.