Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghị quyết 130- “Trụ đỡ” cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang

Phải tận mắt chứng kiến những vườn dưa lưới trong nhà xanh tốt, vùng sản xuất nấm bao la cùng những nụ cười viên mãn của bà con nông dân… mới cảm nhận được điều kỳ diệu từ Nghị quyết 130/NQ/TU (Nghị quyết 130) ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.  

Nghị quyết 130- “Trụ đỡ” cho phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Thân Văn Khoa (ngoài cùng, bên phải) thăm mô hình trồng rau thủy canh tại huyện Việt Yên

Bứt phá ngoạn mục

Từ vùng đất chiêm trũng nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp; Bắc Giang đã trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc. Nhiều nông, lâm sản làm ra không chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho bà con trong vùng, mà còn được xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan…

Đáng chú ý nhất là quả vải thiều Bắc Giang, từ chỗ chỉ là thứ quà quê thì kết thúc niên vụ vải 2017, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang - vui mừng thông báo: Tổng doanh thu vải thiều và các hoạt động phụ trợ năm 2017 của Bắc Giang đạt gần 5.306 tỷ đồng - giá trị cao nhất trong vòng 60 năm trở lại đây. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất nên sản lượng vải thiều của Bắc Giang đạt tiêu chuẩn tăng cao, khoảng 40.000 tấn đạt VietGAP; 1.600 tấn đạt GlobalGAP và xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Nhờ những trái vải mà nay đã có hàng nghìn hộ dân ở Bắc Giang thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên từ một vụ vải thiều, hàng chục hộ có thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng. Kết quả này khiến cả những người trồng vải thâm niên vài chục năm ở Bắc Giang cũng không thể ngờ.

Không chỉ quả vải tạo dấu ấn, năm 2017, tỉnh Bắc Giang đã hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung gần 47 nghìn ha, đứng thứ ba toàn quốc. Nhiều loại cây đặc sản di thực từ vùng đất khác về với Bắc Giang đã sai hoa kết trái, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Hồng, nhãn muộn, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh, bưởi Diễn, cam Canh, na, táo Đài Loan…

Đánh giá về giá trị những mặt hàng nông sản của tỉnh, ông Nguyễn Văn Hạnh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang - cho biết: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII cũng chỉ rõ, mặc dù công nghiệp là cánh tay đắc lực nhưng nông nghiệp phải là “trụ đỡ” cho công nghiệp phát triển”.

Tuy nhiên, để nâng cao vị thế của các mặt hàng nông sản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang luôn trăn trở làm thế nào để đưa Bắc Giang trở thành tỉnh đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp? Đó chính là lý do Nghị quyết 130 được ban hành. Đây được coi là luồng gió mới đánh thức đồng đất chiêm trũng.

Theo tinh thần Nghị quyết 130, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Hình thành các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản chủ lực của địa phương, có sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, năng suất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh tăng từ 20 - 30%, giá trị gia tăng tăng từ 20 - 30% so với năm 2016.

Tiếp tục cụ thể hóa thành hành động

Là một trong những người tâm huyết với chương trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái chia sẻ, để Nghị quyết đi vào cuộc sống, nhiều cơ chế đã được ban hành “tiếp lực” cho Nghị quyết đi đúng hướng, như: HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 46/2016 quy định chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, các hợp tác xã (HTX), chủ trang trại, hộ gia đình đầu tư mô hình sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tối thiểu 2.000m2/mô hình. Với những mô hình có quy mô từ 5.000m2 trở lên được hỗ trợ tới 500 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang còn xây dựng Kế hoạch số 211/KH - UBND về lựa chọn công nghệ và tổ chức triển khai xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xem xét, phê duyệt 22 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kết quả, tính đến hết tháng 8/2017, có 5 mô hình đi vào sản xuất, trong đó, 2 mô hình đã được nghiệm thu, gồm: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng quy mô 2.008m2 của HTX Đồng Tâm 3, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa. Hiện, HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Greenfam Việt Nam; mô hình trồng dưa lưới, dưa leo trong nhà màng quy mô 2.168m2 của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng...

Trong niềm vui bội thu nhờ mô hình trồng dưa lưới nhà màng, ông Nguyễn Văn Nghiệp - Giám đốc HTX Đồng Tâm 3 - hồ hởi: “Vụ đầu tiên, HTX trồng 5.000 cây dưa lưới, sản lượng đạt 6,5 tấn, được doanh nghiệp thu mua hết với giá từ 35.000- 40.000 đồng/kg. Mô hình cho thu nhập trên 200 triệu đồng/vụ. Đây là mô hình bước đầu đạt kết quả tốt, mở ra hướng sản xuất mới - sản xuất nông nghiệp an toàn, hiện đại và bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân”.

Hay như mô hình rau thủy canh được HTX Hoài Long (xã Bích Sơn, huyện Việt Yên) triển khai vào cuối năm 2016 với tổng diện tích thực hiện là 5 mẫu. Đến nay, HTX đã xây dựng 500m2 nhà kính để trồng thủy canh theo công nghệ cao với các loại rau ăn lá và 500m2 nhà kính công nghệ cao tưới nhỏ giọt trồng các loại cây ăn quả. Hiện tại, sản phẩm thu hoạch đã được cung cấp đến các công ty, siêu thị trong nước và được ký hợp đồng xuất sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới. Đích thân ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang - đã thăm và kiểm tra mô hình, ghi nhận nỗ lực của huyện trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Cùng với những cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Tỉnh ủy Bắc Giang đã tổ chức các hội nghị đầu bờ, trực tiếp đánh giá hiệu quả của Nghị quyết tại các cánh đồng mẫu điển hình về công nghệ cao trên địa bàn. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy còn chỉ đạo các huyện, tạo sự đồng thuận giữa doanh nghiệp và nông dân khi thực hiện Nghị quyết 130.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 130, người nông dân đã thay đổi từ tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới, áp dụng khoa học công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với những kết quả tích cực, không chỉ lãnh đạo mà cả người dân Bắc Giang tin tưởng, một ngày không xa nơi đây sẽ trở thành “thủ phủ” nông sản công nghệ cao quy mô và hiệu quả nhất miền Bắc.

Ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là nội dung mới, vốn đầu tư cao nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Vấn đề quan trọng nhất là phải thay đổi phương thức tổ chức sản xuất. Các mô hình xây dựng cần thành lập HTX, hình thành chuỗi sản xuất có quy trình chung để bảo đảm chất lượng đồng đều, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm...
Thanh Tâm - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động